Văn hóa truyền thống

Không nhặt của rơi, đắc được phúc báo

03/02/22, 07:37
Vị quan lớn vân du địa phủ bị Diêm Vương trách phạt nợ nghiệp đã tạo ra
Hành thiện tích đức có thể cải biến được vận mệnh (ảnh: Adobestock)

Đạo Trời không thân ai nhưng thường giúp đỡ người thiện lương. Người ăn xin tốt bụng không nhặt của rơi, cuối cùng lại thay đổi được vận mệnh.

Người ăn xin không nhặt của rơi

Vào thời nhà Thanh, ở Gia Nghĩa, Đài Loan có một người tên là Lâm Đăng Chương, anh là người thành thực, nhân hậu; nhưng không may bị người ta vu oan nên bị giam vào ngục. Vợ Lâm Đăng Chương vì để cứu chồng đã nhanh chóng bán tài sản, nhưng vẫn chưa đủ dùng; bất đắc dĩ phải bán thêm con trai, tất cả dồn lại được 40 lượng bạc. Nàng mang theo ngân lượng đi đến nha môn, tuy nhiên lại sơ ý đánh rơi dọc đường.

Túi bạc của nàng đã được Từ Lương Tứ tìm thấy. Từ Lương Tứ là một người bị tàn tật, đi lại bằng tay, thường ngày ăn xin trên đường. Lúc đó Từ Lương Tứ nghĩ: “Nhiều bạc như vậy, người đánh rơi mà nghĩ quẩn thì có thể sẽ tự sát. Mình tuy nghèo khổ, rất cần số bạc này để sống qua ngày, nhưng sinh mệnh con người có liên quan tới Trời; mình dù chết đói cũng không thể làm chuyện thất đức lợi mình hại người được”. Nghĩ tới đây anh quyết định ở lại chỗ cũ để chờ người mất đồ đến tìm.

Không nhặt của rơi; Trả lại của rơi; Đạo đức trả lại của rơi
Người ăn xin tìm cách trả lại bạc cho người đánh mất (ảnh minh họa Adobestock)

Một lúc sau, quả nhiên vợ của Lâm Đăng Chương vội vã quay trở lại, nháo nhác tìm kiếm khắp nơi. Từ Lương Tứ thấy vậy, liền đi tới một cách khó khăn để hỏi cho rõ. Sau khi xác định đây chính là người đã đánh mất bạc, anh liền trả lại cho nàng.

Quan huyện cảm động, minh oan cho người chồng

Về sau, quan huyện xử lý vụ án biết được việc vợ của Lâm Đăng Chương bán tài sản bán con để cứu chồng; rồi chuyện cao thượng của người ăn xin không nhặt của rơi, ông đã rất cảm động, liền thẩm tra lại Lâm Đăng Chương và xác thực đúng là bị oan. 

Vị quan lập tức thả Lâm Đăng Chương ra; cũng không lấy số bạc mà vợ của Lâm Đăng Chương mang đến. Lâm Đăng Chương sau khi về nhà, dùng số bạc quan huyện trả lại, mở một cửa hàng kim khí để trang trải cuộc sống; sau đó lại chuộc con trai về. Hai vợ chồng mỗi ngày đều cầu khấn cho ân nhân ‘không nhặt của rơi’ đắc được phúc báo.

Thần linh ‘chữa bệnh’ cho người ăn xin

Lại nói chuyện Từ Lương Tứ cùng ngày hôm đó, sau khi trả lại bạc cho người đánh mất thì buổi tối trở về miếu Thái Công để ngủ qua đêm. Tối nằm mộng anh thấy có hai vị thần mặc giáp vàng đi tới bên cạnh anh, không nói lời nào; một người ôm lấy người anh, một người ôm lấy hai chân anh, dùng lực thật mạnh kéo một cái. Anh nhất thời đau đớn đến mức mồ hôi chảy ròng ròng, hét lên một tiếng ở trong mộng rồi tỉnh dậy. 

Hai vị hòa thượng ở trong miếu cũng bị đánh thức, đều chạy tới hỏi xem anh ta kêu cái gì. Từ Lương Tứ kể lại giấc mộng cho họ nghe. Hai hòa thượng cho rằng đây chỉ là chuyện trong mộng nên lại quay trở về.

Tấm gương trả lại của rơi; Câu chuyện trả lại của rơi; Tại sao phải trả lại của rơi
Không tham của rơi làm Thần linh cảm động (ảnh minh họa Adobestock)

Không ngờ sáng sớm ngày hôm sau, Từ Lương Tứ sau khi đứng lên thì kinh ngạc phát hiện ra đôi chân của anh đã có thể duỗi thẳng ra bình thường! Từ đó về sau Từ Lương Tứ không phải đi ăn xin nữa; anh làm việc lặt vặt như gánh nước để kiếm sống. Tuy có khổ một chút, nhưng anh cảm thấy rất hạnh phúc, vì dẫu sao anh cũng có thể đi lại bình thường.

Vợ chồng Lâm Đăng Chương mở tiệm được 3 năm, làm ăn chân thật, buôn bán ngày càng phát đạt, lợi nhuận rất nhiều. Tuy vậy họ vẫn thường nhớ đến ân đức của ân nhân, nhưng khổ nỗi là không biết danh tính và nơi ở của ân nhân; nên không cách nào tìm được mà báo đáp.

Đắc phúc báo

Nói đến thì thật khéo, có một ngày Từ Lương Tứ gánh nước đi qua tiệm kim khí của Lâm gia. Vợ của Lâm Đăng Chương nhìn thấy người này rất giống ân nhân, nhưng lại không bị tàn tật, nhất thời cũng không dám nhận. Nhưng nàng cũng không cam tâm, dứt khoát tiến đến để hỏi chuyện, về sau xác định đây đúng là ân nhân khi trước. 

Người vợ vội vàng gọi chồng ra, hai vợ chồng mừng rỡ khôn xiết, nhất định khấu đầu tạ ân. Hai vợ chồng thấy ân nhân đi làm thuê để mưu sinh, liền thành tâm thành ý nói ân nhân lưu lại ở trong tiệm. Từ đó Từ Lương Tứ cuộc sống hạnh phúc, không phải lo cơm ăn áo mặc, không phải vất vả ngược xuôi.

Nhặt của rơi trả lại; Cải biến vận mệnh; Cách cải biến vận mệnh
Đạo Trời không thân ai nhưng thường giúp đỡ người thiện lương (ảnh minh họa Adobestock)

Về sau vợ chồng Lâm Đăng Chương trở về Quảng Đông để thừa kế gia sản một triệu của người chú. Họ để lại tiệm kim khí và những tài sản khác cho Từ Lương Tứ. Từ Lương Tứ về già trở thành một người giàu có ở địa phương. Ông rất đồng cảm với những người nghèo khó bệnh tật; vì vậy ông đã mang phần lớn tài sản bố thí cho một bệnh viện; cứu trợ rất nhiều người bệnh không có tiền để điều trị.

Một niệm nhân từ xuất ra, không nhặt của rơi, người ăn xin đã cải biến được vận mệnh và đắc phúc báo. Thiên lý quả thật rất công bằng!

Theo Epoch Times

Xem thêm video:

x