Khi gõ cụm từ: “Mặt trái của Pháp Luân Công” ở công cụ tìm kiếm, sẽ nổi lên một số bài tiêu cực và tích cực. Độc giả khi chưa tiếp cận nhiều nguồn tin sẽ có những nghi ngờ; thậm chí tin và có thái độ e dè với Pháp môn này. Vậy mặt trái của Pháp Luân Công có hay không? Sự thật là như thế nào? Có nên tập môn khí công này không?
Bài viết này sẽ liệt kê cụ thể những mặt trái của Pháp Luân Công được một số trang báo kết luận và đăng tải. Một bộ phận chức năng và người dân cũng có cái nhìn phản diện về bộ môn ôn hòa này. Và sự thật đằng sau đó là gì, những mặt trái đó có đúng hay không? Sẽ có những nhân chứng, lý luận xác đáng về vấn đề này.
Nội dung chính
Mặt trái của Pháp Luân Công theo như mô tả và kết luận của một số bài báo
Trên trang: thanhnien.vn, huengaymoi.com,… đưa những luận điểm cho rằng những mặt trái của pháp môn này như sau:
1. Hoạt động truyền bá
– Trên phương tiện truyền thông:
Tác giả bài báo khẳng định: môn này có tổ chức vì có tên gọi tổng hội, hiệp hội, tổng trạm, điều phối viên, phụ đạo viên, trạm trưởng,… Vì có tổ chức nên hoạt động bài bản, chuyên nghiệp để che đậy mọi thông tin phản ánh bản chất của môn…
Hoạt động truyền thông của họ rất mạnh. Có rất nhiều kênh và số người theo dõi lên đến 18 triệu lượt. Đặc biệt là tờ báo Epoch Time, hoạt động trên 34 quốc gia và 19 ngôn ngữ… Phần lớn họ quảng cáo để câu like, câu view… mục đích đưa đến là môn này tốt cho sức khỏe, tâm tính… Việc lôi kéo được nhiều người sẽ tăng công đức vô lượng…
Chiêu bài để thu hút là họ tập trung đông người. Dùng nhiều người, hình ảnh nhiều người để dụ dỗ một người tham gia…
– Tuyên truyền dạng tờ rơi, lôi kéo:
Trong một số tin bài ở dạng Fanpage (ví dụ trang “Thành Đông Ngày Mới”), thường đưa nhiều thông tin không chính xác, tiêu cực. Trang này quy chụp các học viên tuyên truyền trái phép, lôi kéo người tham gia dưới dạng tờ rơi quảng cáo…
2. Về tín đồ, nô lệ, giáo chủ
Với nghiên cứu của tác giả bài báo, Đại sư Lý Hồng Chí – người hai lần được đề cử giải Nobel Hòa bình; xếp hạng thứ 12 trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại”; là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời… Hiện ra là một giáo chủ có âm mưu bá chủ tam giới. Thần quyền hóa bản thân nhằm nô lệ hóa tín đồ của mình. Dùng thuật ngữ Phật giáo để lừa đảo tín đồ Phật giáo, tuyên truyền quảng cáo hơn cả đa cấp…
Coi việc phát chính niệm 4 khung giờ trong ngày của học viên – một hoạt động tĩnh lặng tuyệt đối; mang màu sắc tôn giáo và chính trị; nhồi nhét tư tưởng chống phá các nước theo chế độ cộng sản…
3. Về giáo phái là tà đạo
Không chỉ tác giả một số trang báo trên quy chụp là tà giáo; mà nó còn là câu cửa miệng của một số người. Khi chưa biết cụ thể về môn tập họ vẫn kết luận là “tà đạo”. Giữa “tà đạo” và “chính đạo” khác nhau thế nào họ cũng không rõ.
Họ cho rằng: Pháp môn này có âm mưu xóa bỏ toàn bộ văn hóa tín ngưỡng truyền thống; bỏ luôn cả đạo thờ cúng tổ tiên. Thay vào đó là một tôn giáo mới do Lý Hồng Chí làm giáo chủ. Chỉ thờ duy nhất Lý Hồng Chí, chỉ đọc kinh sách của Lý Hồng Chí…
Mặt trái theo góc nhìn của một bộ phận chức năng – những người hiểu luật
Lực lượng chức năng được coi là những người am hiểu luật pháp và thực thi luật pháp. Họ hiểu rõ nhất môn này có cho phép hay cấm tập tại Việt Nam hay không. Biết luật mà vi phạm luật là chuyện không có gì mâu thuẫn cả. Trong luật pháp Việt Nam không quy định nào là cấm người dân tập Pháp Luân Công. Người dân có quyền tự do tín ngưỡng và rèn luyện sức khỏe. Pháp Luân Công chỉ đơn thuần dạy con người hướng thiện và rèn luyện 5 bài công pháp cải thiện sức khỏe.
Bộ phận chức năng hoàn toàn hiểu rõ luật pháp. Họ biết rõ Pháp môn này Nhà nước không cấm; nhưng một bộ phận vẫn cố tình làm theo “Chỉ thị”. Lý do đưa ra là: Pháp môn này không được tập tại Việt Nam; nếu có tập thì tập ở nhà. Không được đi tuyên truyền, lôi kéo, dụ dỗ… Có không ít các học viên, điểm học Pháp, luyện công chịu sự can thiệp của bộ phận chính quyền. Từ đó mới có những hiểu lầm không đáng có.
Mặt trái truyền nhau trong bộ phận người dân
Nhiều người dân cũng có những hiểu nhầm nhất định. Bởi họ không đọc thông tin, nghe người khác và đọc các thông tin tiêu cực. Khi biết người khác tập này, họ liền nói: “môn này là tà đạo đấy, đừng tập, tập vào là nghiện, mê muội; bỏ chồng bỏ con, bỏ thờ cúng tổ tiên, không đi chùa, người thân chết không khóc, người đơ ra…
Mặt trái của Pháp Luân Công có hay không? Chỉ cần tra cứu trên các trang, đọc xem Pháp môn này cụ thể là cái gì. Đọc thêm các bài chia sẻ về người thật việc thật; hoặc hỏi trực tiếp những người tập tại địa phương mình, hàng xóm của họ là rõ sự thật.
Sự thật đằng sau những mặt trái của Pháp Luân Công
1. Các hoạt động đều công khai và chân chính
– Về truyền thông:
Truyền thông phải đáp ứng tiêu chí của truyền thông. Các học viên làm truyền thông, họ đều là những nhà báo, biên tập viên, phát thanh, MC, nhà nghiên cứu, phóng viên, nhà văn, nhà thơ, chuyên gia,… Nhờ cơ duyên, họ bước vào tu luyện. Bằng kĩ năng nghề nghiệp của mình, họ biết được sự thật đằng sau những mặt trái kia là những điều tốt đẹp không gì sánh được. Nên các kênh thông tin của họ với tôn chỉ hoạt động là phản ánh chân thực sự thật vì họ là người tu Chân Thiện Nhẫn.
Là truyền thông, tất nhiên là công khai, ai cũng có thể tìm đọc. Hơn nữa, đây là các kênh tin tức, có nhiều lĩnh vực khác nhau về đời sống, văn hóa… Nếu nói rằng, họ quảng cáo để câu like, câu view, lôi kéo, che đậy bản chất của môn… Vậy họ có thể lừa được hàng nghìn, hàng triệu người đang theo dõi sao? 18 triệu lượt view ấy là thể hiện rõ nhất của công luận. Để tìm hiểu cụ thể các kênh truyền thông ấy có đúng như bài báo nói không, độc giả có thể tự tìm đọc.
Cổng thông tin chính thức của Pháp Luân Đại Pháp: https://vn.minghui.org, https://falundafa.org
Các kênh báo chí, tin tức, thuộc sở hữu cá nhân của những người thực hành theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công : theepochtimes.com, etviet.com, ntd.com, ntdvn.com, trithucvn.org, dkn.tv,…
– Về tài liệu:
Mỗi người dân có quyền chia sẻ những lợi ích tốt đẹp của môn tập, miễn nội dung không vi phạm và thuộc điều cấm của Nhà nước. Các hoạt động là hoàn toàn tự nguyện và miễn phí. Ai thích nghe hay không nghe, tập hay không tập là quyền của mỗi người, không thể ép buộc. Do vậy, không thể nói là tuyên truyền và lôi kéo. Cũng không có chuyện tăng công đức ở đây, những người đã học và tu luyện môn này bản thân nhận được những lợi ích về sức khoẻ và tinh thần; thấy rất tốt nên giới thiệu với mọi người, đó là tấm lòng của họ, không thể gọi là tuyên truyền, dụ dỗ, lấy số đông đi lừa một người…
2. Đại sư Lý Hồng Chí không phải giáo chủ
Đọc các bài “Truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí”, độc giả sẽ thấy rõ tư cách cao quý của vị Đại sư này.
Bất kỳ ai khi tiếp xúc với Đại sư và hàng trăm triệu học viên trên toàn thế giới đều có lòng cảm ân sâu sắc. Không phải vì họ bị tẩy não, hay tín đồ cuồng tín, tin vào lời giảng của giáo chủ. Mà vì họ được nhận quá nhiều điều tốt đẹp từ sức khỏe đến tinh thần mà không tốn một xu; cũng không phải dập đầu bái lạy, thờ cúng giáo chủ nào. Họ chỉ gọi chung một tên là “Sư Phụ” dành cho ngài Lý Hồng Chí. Môn này không phải giáo phái nào, chỉ đơn thuần là tín ngưỡng, tôn kính Thần Phật…
3. Các học viên không phải tín đồ, nô lệ, tẩy não
Họ lại càng không mê muội. Đơn giản họ muốn làm người tốt. Họ thấy làm người tốt theo Chân Thiện Nhẫn mới là cảnh giới cao quý nhất. Lời giảng của Đại sư đã thức tỉnh lương tri họ, giúp họ sống tốt đẹp hơn lên…
Họ vẫn công việc, sinh hoạt giữa đời thường giống như bao người khác; vẫn thờ cúng tổ tiên, đi chùa. Chỉ có khác là họ ngày một tốt hơn so với họ trước kia. Một người tốt sao họ lại bỏ chồng con, không có hiếu cha mẹ, lại coi là kẻ mê muội?
Việc phát chính niệm lại càng không mang màu sắc tôn giáo, chính trị, chống phá. Bởi họ chỉ ngồi tĩnh lặng 15 phút, chỉ có ý niệm, không có hành động cụ thể. Họ thanh lý những thứ mà con người không nhìn thấy, vì thế mà kết luật có tội sao?
Xem thêm: Pháp Luân Công tại Việt Nam: Có bị cấm không? Những điều cần làm rõ
4. Pháp Luân Công bắt nguồn từ Trung Quốc có phải tà đạo?
Trước khi truyền trong công chúng Pháp môn này thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc. Được sự cho phép chính quyền mới có thể tổ chức khóa giảng trên toàn quốc. Từ năm 1992 – 1999, số người tập tại Trung Quốc lên đến 100 triệu người. Tác dụng to lớn về chữa bệnh cũng như giúp đạo đức con người thăng hoa; lại thuận tiện cho cuộc sống hiện đại nên Pháp môn này phát triển nhanh chóng. Sư Phụ Lý đã tổ chức 56 khóa giảng khắp Trung Quốc, sau đó là ra nước ngoài. Đến nay đã có mặt trên 140 quốc gia, sách dịch ra 47 thứ tiếng.
Vậy Pháp Luân Công bắt nguồn từ Trung Quốc không phải tà đạo. Việc Pháp môn bị đàn áp từ 1999, xuất phát từ sự đố kỵ của người đứng đầu. Để hợp thức hóa sự đàn áp phi nhân tính này họ phải gán cho cái tội. Từ tà đạo bắt nguồn từ đây.
Bắt đầu khoảng cuối năm 1995, Đại sư Lý Hồng Chí bắt đầu truyền công ra nước ngoài.
4. Môn khí công này có tác dụng gì?
– Hồi phục về sức khỏe: Với 5 bài công pháp nhẹ nhàng, dễ tập, thời lượng dài ngắn khác nhau nhưng hiệu quả tức thì ngay khi tập. Bởi nguyên lý cao thâm của Pháp môn là đả khai trăm khiếu mạch trong cơ thể; trực tiếp diễn luyện năng lượng, đẩy các vật chất phế bỏ ra bên ngoài và điều chỉnh thân thể. Người tập có thể trong thời gian rất ngắn cải thiện rõ sức khỏe của mình nếu làm đúng theo yêu cầu của pháp môn là tu tâm tính.
– Giúp tinh thần an hòa, cải thiện đạo đức xã hội:
Pháp môn lấy việc tu tâm theo Chân Thiện Nhẫn, tu ngay giữa đời thường làm trọng điểm chính. Người tập đọc sách để phân biệt được đúng – sai, tốt – xấu, được – mất mà thay đổi bản thân. Khi đạo đức được thăng hoa, tinh thần thanh thản, mọi việc coi nhẹ nhàng, khiến trạng thái tinh thần tốt nhất. Đó là nguyên nhân dẫn bệnh tật tiêu tan nhanh chóng…
5. Tại sao lại có những thông tin bôi nhọ về mặt trái cho Pháp Luân Công?
Xuất phát từ việc suốt 25 năm cố gắng tìm mặt trái nhằm mục đích hợp lý hóa cuộc đàn áp những người lương thiện. Đồng thời, che giấu tội ác diệt chủng mổ cướp nội tạng người của ĐCS Trung Quốc. Nên bằng nhiều hình thức khác nhau: từ ngoại giao, đưa lợi ích, mật vụ, che giấu, dàn dựng, vu khống, bôi nhọ, đầu độc… Từ kênh thông tin đến kích động khiến nhiều nguời dân trên thế giới đã hiểu sai về Pháp môn chân chính này.
Tại Việt Nam, một số tờ báo, tác giả bài viết đã tiếp nhận thông tin một chiều hoặc cố tình làm như vậy. Đánh lật con đen, lấy yêu ghét hay ẩn sau là lợi ích cá nhân mà cố tình bôi cho nó những tội danh. Hoặc là “dùi sâu vào chữ nghĩa”, nói “màu trắng thành màu đen”, nói “hươu thành ngựa”… Hậu quả khiến nhiều người nghe đó mà tin theo.
Nhưng thế giới đang dần sáng tỏ; sự thật là chân lý tồn tại vĩnh viễn. Và độc giả luôn là người sáng suốt nhất.
Có nên tập Pháp Luân Công?
Cuộc đời là do tự mình quyết định, không ai sống hộ, chịu đau khổ hộ mình. Điều gì đem lại lợi ích tốt đẹp cho mình thì mình lựa chọn. Tự mình chịu trách nhiệm cho cuộc đời của mình.
Trên một tấm thiệp gửi lời hỏi thăm đến người sáng lập Pháp Luân Công đã viết thay tiếng lòng chung của hàng triệu triệu học viên trên toàn thế giới. “Nếu có một bác sĩ trị khỏi bệnh nan y của tôi thì tôi sẽ cảm tạ ông cả đời; nếu người thầy nào đó giúp tôi hiểu đạo lý cuộc đời tôi sẽ mãi tôn kính ông; nếu một người cứu tôi về từ cõi hủy diệt, suốt đời suốt kiếp tôi sẽ không quên ân đức của ông, Ngài chính là con người đó!”
Đó là lý do có nên tập Pháp Luân Công hay không.
Các giáo sư, tiến sĩ nói gì về Pháp Luân Công
Giáo sư Tiến sĩ y học Nguyễn Thu Vân, nguyên Giám đốc Công ty vac-xin và sinh phẩm số 1:
“Mong muốn xã hội có sức khỏe, nếu có sức khỏe thì không có người bị bệnh. Không chỉ bản thân mà xã hội được hưởng lợi: không mất các chi phí xã hội phúc lợi, bảo hiểm y tế, giảm tải bệnh viện. Biết bao điều tốt đẹp đem đến cho xã hội. Một xã hội tốt đẹp như thế nhờ tu luyện Pháp Luân Công thì tại sao không làm? … Tôi mong muốn là tất cả mọi người, các con cháu gia đình và các đồng chí lãnh đạo trong nước, các lãnh đạo cao cấp mà nghiên cứu, mà tập, mà học môn tu luyện theo Pháp Luân Công… thì đấy là điều tuyệt vời, sẽ mang lại không biết bao nhiêu lợi ích và đất nước sẽ trở nên hạnh phúc hơn, đẹp hơn và cuộc sống của người dân sẽ tốt hơn.”
Bác sĩ Nguyễn Công Hoan (Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Xô):
“Bao nhiêu năm làm trong ngành Y tôi chưa chứng kiến sự thần kỳ nào như vậy. Ngay cả câu chuyện của chính tôi đối với Y học cũng là một thần tích rồi. Pháp Luân Công quá huyền diệu, quá phi thường.Tôi cũng được nghe câu chuyện về đồng nghiệp của mình, Bác Sĩ, Tiến sĩ nguyên Trưởng khoa tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy, chị Thanh Thái. Chị đã đặt hai van tim nhân tạo, đặt cái này mà không dùng thuốc chống đông thì sẽ nguy hiểm ngay. Nhưng chị vẫn sống khoẻ, còn khoẻ và minh mẫn hơn trước, đó chính là điều siêu thường. Điều ấy thực sự đã vượt ra khỏi những gì mà khoa học chứng minh, là điều bí ẩn chỉ người tu luyện mới có thể liễu giải được.“
GS.TS Nguyễn Đức Lợi – Cựu giảng viên trường Đại học Bách Khoa:
“Tôi hiểu Pháp này thật tốt, thật kỳ diệu nên tôi quyết tâm thực hành theo Pháp. Tôi đã rất cảm động, uy lực của Phật pháp đang triển hiện trên thân thể một người nghiên cứu khoa học như thôi. Vợ tôi cũng nhận thấy sự thay đổi này, cô ấy nói trông tôi trẻ khỏe hơn, tâm tính cũng thay đổi tốt lên. Trước tôi hay nói thẳng, bộc trực, đôi khi không để ý tới việc lời nói của mình có thể là người khác tổn thương hoặc khiến người ta khó chịu. Giờ tôi cũng nhìn nhận lại các vấn đề từ Chân Thiện Nhẫn để thay đổi tâm tính của mình.“
Tiến sĩ Luật Nguyễn Duy Hưng – Giảng viên Đại học Luật TPHCM:
“Tôi hay đi chơi tennis nhưng thân thể đôi khi vẫn không được khoẻ. Từ khi luyện công, tôi luôn tràn đầy năng lượng, đầu óc sảng khoái, tinh minh. Tôi thật may mắn tìm được chân Pháp, tinh thần luôn hướng thiện, nhờ có vậy mà tôi đã bước qua được mọi sóng gió cuộc đời mình.”
Xem thêm chia sẻ của các Giáo sư, tiến sĩ, công an, tướng lĩnh quân đội
Đọc đến đây hy vọng độc giả đã có câu trả lời: Mặt trái của Pháp Luân Công có hay không.