Văn hóa truyền thống

Thần nhìn nhân tâm bằng cách nào? Tại sao người quân tử đều rất thận trọng?

14/10/20, 09:05
Thần nhìn nhân tâm bằng cách nào
Ảnh minh hoạ: Pixabay.

Thần nhìn nhân tâm, vậy nhìn bằng cách nào? Tại sao xưa nay người quân tử đều rất thận trọng?

Cổ nhân xưa luôn tin rằng “Trên đầu ba thước có thần linh”. Họ cũng cảm nhận sâu sắc thiên lý thiện ác hữu báo. Tuy nhiên, những người hiện đại vì mê muội trước sự giả dối của thuyết tiến hóa hàng thế kỷ. Bị vô thần luận tẩy não, nên giễu cợt tổ tông, lịch sử và văn hóa của mình. Vì bản thân mà phóng túng các loại dục vọng. Không chịu trách nhiệm cho những điều đã làm và tìm lý do lừa dối bản thân.

Trong cuộc sống hiện thực, những trải nghiệm cận tử là một loại nhận thức của nhân loại. Nhiều người có thể nhìn thấy một điều kỳ lạ gì đó trong lúc hoảng sợ. Nhưng một số lại lừa dối bản thân cho rằng đó là “ảo ảnh”, không muốn tìm hiểu.

Ảnh minh họa dẫn qua Baidu.

Cổ nhân cho rằng khi có thể nhìn thấy thì đã quá muộn. Điều này có nghĩa là gì? Có thiên đường, có địa ngục… hay không? Ngoài không gian sinh tồn của con người còn rất nhiều sinh mệnh tồn tại trong hình thái và không gian khác nhau. Vô cùng phức tạp mà ta không lý giải.

Tuy nhiên, sinh mệnh nên đi tới không gian nào để sinh tồn đều do các Thần ở các cảnh giới khác nhau quyết định. Trước mặt Thần, nội tâm của một người như thế nào, làm việc gì và động niệm ra sao, chỉ nhìn một cái là biết ngay.

Có người cho rằng người xưa ngốc nghếch không hiểu biết gì. Kỳ thực đó là sự chất phác, giản dị không mang nhiều tâm địa gian xảo. Nếu không hiểu những gì gặp phải, họ sẽ ghi lại để lưu lại làm sự gợi mở cho hậu thế ngày nay. Dưới đây là một câu chuyện của vị nho sinh vô tình biết được những bí mật nơi thế giới của các vị thần.

“Nghiệp kính” và “Tâm kính”

Tập 7 cuốn Duyệt Vi Thảo đường bút ký, Kỳ Hiểu Lam tường thuật lại câu chuyện về “Nghiệp kính” và “Tâm kính” như sau:

Có vị thư sinh nọ, ban đêm đi ngang qua miếu Nhạc Đế, thấy hai cánh cửa sơn đỏ ở đây đóng chặt. Nhưng anh lại thấy một người đi từ trong ra. Anh ta biết rằng mình đã gặp thần linh. Thư sinh nhanh chóng bước tới, cúi đầu hành lễ và nói: “Thượng thánh”. Vị thần linh nọ đưa tay đỡ anh ta dậy và nói. “Ta không phải là Thần Linh cao quý, chỉ là Ty Kính Lại của Tả Kính Đài, tình cờ đến đây giao sổ sách”.

Thư sinh nọ hỏi ông: “Kính của ông là loại kính gì? Có phải là “Nghiệp Kính” mà mọi người thường nói không?

Ty Kính Lại trả lời: “Gần giống như Nghiệp Kính, nhưng là một loại kính khác, gọi là “Tâm Kính”. Nghiệp Kính hay Minh Kính là tấm gương lớn, được tinh luyện từ âm dương khí. Có thể phản chiếu các việc thiện ác của một chân hồn đã từng gieo trồng trong một đời người.

Kỷ Hiểu Lam là một danh sĩ nổi tiếng quan lại đời nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc (ảnh: NTDTV).

Còn đối với cảm xúc nhỏ nhặt, sự biến hóa vi diệu thật giả của tình cảm, là vô cùng phong phú, xuất hiện và bị tiêu đi bất cứ lúc nào. Trong đó bao gồm rất nhiều điều bí hiểm thâm sâu, những ý đồ không thể suy đoán, và càng khó để nhìn thấy.

Vì vậy, có một số người có vẻ ngoài đạo mạo nhưng nội tâm bên trong lại ẩn chứa những mưu đồ quỷ quyệt. Những tội ác này ẩn sâu trong nội tâm và không được biểu hiện ra ngoài, thông thường Nghiệp Kính không thể soi thấu.

“Từ sau đời nhà Tống, đạo đức xã hội ngày càng xuống dốc,. Có người cả đời làm điều xấu, đều đi lừa đảo đến cuối cùng cũng không bại lộ. Chư Thần trên Thiên Thượng đã cùng nhau thảo luận, quyết định chuyển “Nghiệp Kính” sang Tả Đài, chuyên soi sét đám tiểu nhân chân chính, còn bên Hữu Đài thiết đặt thêm “Tâm Kính”, chuyên dùng soi những kẻ ngụy quân tử, đạo đức giả.

Dưới ánh sáng chiếu rọi đối lập nhau của hai loại kính này, thế giới nội tâm của người ta được bộc lộ rõ ràng sinh động. Có người thấy rõ tâm địa cố chấp và tà ác, có người xuất hiện tâm thiên vị và kỳ dị. Có người tâm tối đen như mực.

Có người lại quanh co như lưỡi câu. Có người tâm địa dơ bẩn như cặn bã, rác rưởi. Có người nhơ bẩn như nước bùn. Có người nội tâm hiểm ác che đậy tinh vi nhiều tầng nhiều lớp. Có người tâm địa mưu tính nhiều đến nỗi như mạch lạc ngang dọc đan xen.

Có người làm điều sai trái đại nghịch bất thuận như bụi gai. Có người tâm địa sắc nhọn chua ngoa như mang trong lòng cả biển đao kiếm. Có người tâm địa lại độc ác rắn rết. Có người lại hung ác như hổ lang.

Có người mưu đồ quan tước cao. có người vì lợi ích làm mê muội tâm can toát ra đầy mùi tiền bạc. Thậm chí có người tâm địa xấu xa dâm dục độc ác. Tuy nhiên, khi nhìn vẻ bề ngoài của họ, đều là những người tỏ vẻ đường hoàng, đạo mạo trang nghiêm. Trong hàng nghìn hàng vạn người như vậy khó tìm được một hai người có tâm tròn đầy tinh khiết như ngọc, trong sáng như pha lê.

“Trong những tình huống này, tôi có trách nhiệm đứng bên cạnh Tâm Kính. Cẩn thận quan sát và ghi chép các hiện tượng khác nhau trong nội tâm những người này. Cứ ba tháng một lần lại đến đây hồi báo với Đông Nhạc Thần Quân. Lấy đó làm căn cứ, quyết định tội và phúc báo của họ. Với những người có danh vọng địa vị, yêu cầu cũng khắt khe. Đối với những người quỷ quyệt, mưu toan tính toán, trừng trị cũng càng nghiêm khắc hơn.

Trong sách Xuân Thu còn ghi chép lại. Trong lịch sử hai trăm bốn mươi năm của nước Lỗ, nhân vật đáng ghét và hung ác không ít. Tuy nhiên Thiên Thượng lại cho sét đánh vào miếu của Bá Di. Nguyên do vì ông ta đã che giấu tội ác. Nhà ngươi hãy nhớ kỹ: Làm người nên trung thực giản dị. Mọi điều xấu xa, đen tối đều không thể che giấu, chỉ có thể gánh chịu hình phạt nặng hơn”.

Thư sinh nọ nghe xong, cung kính cúi đầu hành lễ. “Tiểu sinh sẽ ghi nhớ lời giáo huấn này. Xin đa tạ”.

Đêm tối cự tuyệt tiền (Mộ dạ khước kim)

Trên thế gian, mặc dù có nhiều người tâm địa xấu xa, vẩn đục. Nhưng cũng có những bậc cổ thánh tiên hiền “Tâm sáng như ngọc minh châu, thanh khiết như pha lê. Họ thận trọng tự kiềm chế bản thân. Người quân tử đều biết “Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri” (khi tâm con người sinh ra một niệm, thì cả Trời và Đất đều biết hết). Câu nói này quả thực là nghìn vạn lần chính xác.

Thời Đông Hán, có câu chuyện về “Quan Tây Khổng Tử Dương Bá Khởi” được lưu truyền đến ngày nay.

Dương Chấn, tự Bá Khởi là người Hoằng Nông Hoa Dương thời Đông Hán (Nay là Vị Nam Hoa Dương). Ông thông thạo kinh thư, kiến thức uyên bác. Người đời lúc đó gọi là “Quan Tây Khổng Tử Dương Bá Khởi”.

Dương Chấn cả đời không màng danh lợi. từng đảm nhiệm các chức vụ Thứ sử Kinh Châu, Thái thú Đông Lai, thái thú quận Trác, Tư Đồ, Thái úy… Khi ông giữ chức Thứ sử Kinh Châu, từng tiến cử Vương Mật, một người tài hoa xuất chúng làm huyện lệnh Xương Ấp.

Vài năm sau, khi ông được điều đến làm thái thú ở Đông Lai đi ngang qua huyện Xương Ấp. Khi hay tin ân sư đến, Vương Mật vội vàng đến đón tiếp. Hai người ôn lại chuyện cũ hồi lâu, đều bùi ngùi xúc động.

Tối hôm sau khi đêm đã khuya, Vương Mật lại đến dịch quán nơi Dương Chấn ở trọ để bái kiến. Nhân lúc không có ai trong phòng, Vương Mật lấy ra mười cân vàng từ trong ngực làm quà từ biệt và báo đáp ơn tri ngộ. Thấy vậy, Dương Chấn hiểu được ý đồ của cuộc viếng thăm lúc nửa đêm.

Ông dùng hai tay đẩy gói vàng ra, thẳng thắn nói những lời tự đáy lòng. “Ta vì hiểu tài năng và tư cách của ông, nên mới tiến cử vào triều đình. Mong ông hãy phụng sự việc công, tạo phúc cho bách tính một phương. Ta làm những điều này, không phải vì ham muốn sự báo đáp của cá nhân. Chẳng nhẽ ông không hiểu cách đối nhân xử thế của ta?”

Vương Mật nghe vậy, lúng túng ngượng người. Ông nhìn quanh phòng, chắc chắn không có ai nên vừa cười vừa nói: “Đúng vậy, đúng vậy…”, Ông vừa nghiêng người về phía trước và nói nhỏ với Dương Chấn. ” Đại ân đại đức của người, tôi luôn ghi nhớ trong tâm. Đây chỉ là chút thành ý của tại hạ, xin người vui lòng nhận cho. Hơn nữa, trời đã muộn như vậy, không ai nhìn thấy, không ai biết đâu”.

Chưa kịp nói dứt lời, sắc mặt của Dương Chấn thay đổi rõ rệt. Ông lạnh lùng nghiêm nghị mà nói. “Có trời biết, Thần biết, ta biết, ông biết sao lại nói không ai biết chứ?” Nói xong gọi người hầu vào bảo tiễn khách. Vương Mật thấy thế, vội vàng mang túi vàng xấu hổ mà trở về. Sau đó, câu chuyện được truyền tụng như một giai thoại. Dương Chấn lại có thêm một biệt danh “Tứ tri tiên sinh”.

Tại sao người quân tử đều thận trọng trong suy nghĩ hành động?

Sách Quốc Ngữ viết: “Thận, đức chi thủ dã”. Tạm dịch: “Thận” là tâm tư nên chân thành, chân thật, duy chỉ có tâm chân thật mới dễ dàng cẩn trọng trong cách đối nhân xử thế làm người, hành sự.

Ảnh minh họa qua cohoc.

Trong Lễ Ký, Trung Dung có viết: “Mạc kiến hồ ẩn, mạc hiển hồ vi, cố quân tử thận kỳ độc dã”. Nghĩa là: Chẳng có gì rõ hơn vật che giấu, chẳng có gì làm hiển lộ chân tướng hơn những việc nhỏ. Cho nên người quân tử đặc biệt thận trọng khi chỉ có một mình mình vậy. Người quân tử cẩn trọng là một cảnh giới trong kiếp nhân sinh. Người quân lòng dạ ngay thẳng, trước sau như một.

Trong tư tưởng của người ta dù xuất hiện bất cứ niệm đầu nào, dù không nói ra, những suy nghĩ được che đậy đó. Nó càng thể hiện chân thực cảnh giới của một người. Những chi tiết nhỏ trong hành vi sinh hoạt hằng ngày, càng có thể tiết lộ phẩm hạnh của một người ở tầng vi quan.

Vì vậy người quân tử khi ở một mình, khi người khác không nhìn thấy, không nghe thấy càng cần học cách tự kiềm chế bản thân. Muôn sự khuyên ai đừng ám muội, ngẩng đầu ba thước có thần minh. (“Vạn sự khuyến nhân hưu mạn muội, cử đầu tam xích hữu thần minh”). Nhất cử nhất động, nhất tư nhất niệm của mỗi người nơi thế gian này, đều đang được chăm chú quan sát theo dõi mọi lúc.

Nhà triết học tự nhiên Hy Lạp cổ đại Democritus cũng có một câu nói kinh điển. “Hãy cẩn thận, ngay cả khi bạn ở một mình, đừng nói điều xấu hoặc làm điều xấu. Hãy học cách trước mặt bản thân càng thấy xấu hổ hơn trước mặt người khác”.

Theo Sound of Hope

x