Văn hóa truyền thống

Bói toán mệnh có phải là mê tín?

13/12/20, 09:41
Bói toán mệnh có phải là mê tín không
Bói toán mệnh (ảnh: Tinhhoa.net)

Bói toán mệnh là một phần trong văn hóa truyền thống. Thời xưa, những bậc thầy tướng số thường ‘trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Họ có thể đoán mệnh giúp con người sống thuận theo tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay bói mệnh nhiều khi đã bị lợi dụng để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Do vậy bói toán mệnh cũng bị dán nhãn “mê tín dị đoan”.

Bói toán mệnh là gì

Cổ nhân truyền dạy rằng: “Nhất mệnh, nhị vận, tam phong thủy, tứ tích đức, ngũ độc thư” (Thứ nhất là Mệnh, thứ nhì là Vận, thứ 3 là Phong thủy, thứ 4 là Tích đức, thứ 5 là đọc sách). Mệnh đứng đầu bởi mệnh là do trời định, an bài sang hèn cả một đời.

Mỗi con người là một cá thể độc lập. Mỗi người đều có số mệnh riêng của mình. “Mệnh” ở đây chỉ cục diện của một người đã được đặt định trước. Việc này được làm dựa trên những điều tốt và điều xấu họ đã làm trước đây. Đây chính là điều con người gọi là “Mệnh trời đã định”.

Bói mệnh vốn đã có từ thời xa xưa. Vì cuộc đời một người đã được định sẵn, vậy nên những người ‘trên thông thiên văn, dưới tường địa lý’ hay những người tinh thông Chu Dịch, Bát quái có thể bấm tay mà bói ra được. Bói mệnh chính là muốn bảo cho con người biết rằng nên sống thuận theo tự nhiên. Việc tốt hay việc xấu gặp trong đời đều do nhân duyên, không phải xảy ra vô duyên vô cớ. Nếu muốn có được sống hạnh phúc thì dứt khoát phải làm nhiều việc thiện, không làm việc xấu. Vậy nên, bói mệnh chính là một bộ phận của văn hóa Thần truyền.

Bói toán mệnh có phải là mê tín không
Bói toán mệnh là một phần của văn hoá truyền thống (ảnh: DKN)

Câu chuyện đoán mệnh của cổ nhân

Tương truyền tại thành Trường An có người họ Lưu muốn làm quan đã mấy năm nhưng không được. Năm nay người này đã tìm cách thông đồng và đi cửa sau. Người họ Lưu này nghĩ rằng việc này sẽ giúp cho họ có được chưa quan như mong muốn. Nghe nói Lý Tri Vi xem bói rất chính xác, nên nhà họ Lưu tìm tới Lão. Lão Lý bốc quẻ cười và nói: “Năm nay cầu mà không được, sang năm không cầu mà tự được.” Họ Lưu trong lòng cảm thấy băn khoăn. Khi công bố danh sách, ông thấy đúng là không có tên mình.

Năm sau họ Lưu lại lên kinh thành tham gia thi tuyển. Năm nay ông không dùng quan hệ cửa sau nhưng có phần thiếu tự tin. Ông đi tìm gặp Lão Lý. “Năm ngoái ta đã nói rồi, chức quan của ông tất thành, không phải ngờ vực” Lão Lý phán. Lưu Sinh hỏi tiếp: “Nếu được làm quan, thì nhậm chức tại đâu?”. Lão Lỹ nói rằng: “Làm quan tại đất Đại Lương. Làm quan rồi hãy đến gặp ta, ta có lời muốn nói.

Sau khi danh sách được công bố, quả nhiên Lưu Sinh được bổ làm huyện úy phủ Khai Phong. Như lời dặn, Lưu Sinh tới gặp và Lão Lý lại phán rằng: “Ông đi làm quan, không cần tiết kiệm, cứ tùy ý thu nạp. Việc đó ắt không gặp trở ngại. Khi nào sắp mãn nhiệm, ông có thể xin một chức quan nhỏ. Sau đó vào kinh thành gặp ta, ta muốn gieo cho ông một quẻ.

Bói toán mệnh có phải là mê tín?
Bói toán mệnh đã xuất hiện từ các triều đại xa xưa (ảnh: Tinhhoa.net)

Phượng Hoàng Đại Cát xuất hiện

Đến phủ Khai Phong, do được tín sủng và nhớ lại lời dặn của Lão Lý nên Lưu Sinh thỏa sức vơ vét mà không e sợ. Khi tích lũy được một nghìn vạn quan tiền, thì cũng là lúc hết nhiệm kỳ. Trên đường áp giải tô thuế vào Trường An, Lưu Sinh lại tới tìm Lão Lý, Lão nói: “Trong vòng 3 ngày, ông sẽ được thăng quan.” Lưu Sinh chưa tin, Lão nói tiếp: “Tuyệt nhiên không sai, thăng quan cũng tại quận này, đắc được chức quan rồi, ông có thể quay lại gặp ta”.

Hôm sau trên đường áp tải thuế vào ngân khố triều đình, thấy có chú chim ngũ sắc bay trên nóc nhà khiến hàng trăm loài chim khác kéo đến kín một vùng trời. Lưu Sinh lớn tiếng la lên “Thật kỳ lạ! Thật kỳ lạ!”. Những người trong cung đều kéo tới xem loài chim lạ đó. Có người nói: “Đây là chim Phượng Hoàng!”. Do tiếng ồn ào nên chim bay đi mất. Chuyện tới tai Hoàng Đế và cho rằng đó là đại cát bèn truyền lệnh: “Tìm xem ai là người thấy trước tiên, nếu là quan thì thăng một bậc”.

Bói toán mệnh có phải là mê tín?
Phượng Hoàng đại cát Phượng Hoàng trong thần thoại là loài chim quyền lực của tứ đại linh thú có khả năng tái sinh từ tro tàn (ảnh: phongthuygo).

Tra thấy Lưu Sinh là người nhìn thấy trước, liền thăng làm tri huyện phủ Khai Phong. Quả đúng như quẻ bói, Lưu Sinh lại đến hỏi Lão Lý nên làm quan thế nào, Lão phán rằng: “Chỉ cần giống như ngày trước.” Như lần làm quan trước, lần này Lưu Sinh cũng vơ vét được một nghìn vạn quan tiền. Khi mãn nhiệm và được bổ sang làm huyện lệnh huyện Thọ Xuân, Lưu Sinh được Lão Lý dặn rằng: “Lần này phải làm một vị quan liêm chính, một đồng cũng không được nhận. Cẩn trọng! Cẩn trọng!

Làm trái lời khuyên, phạm điều xấu

Tuy nhiên Lưu Sinh ngựa quen đường cũ, vẫn tham lam vơ vét. Kết quả là không lâu sau, bị quy vào tội tham ô, mất hết chức tước và tài sản. Lưu Sinh đến hỏi Lão Lý: “Hai lần trước lão chỉ tôi thỏa sức vơ vét, nhưng nay lại bảo không được nhận hối lộ, hai lần đều ứng nghiệm, ấy là duyên cớ làm sao?”.

Lão Lý thủng thẳng đáp: “Đời trước ông là một thương nhân lớn, có hai nghìn vạn quan tiền. Ông qua đời tại Biện Châu, số tiền đó lưu lạc tại nhân gian. Giờ ông ra làm quan, vốn là lấy lại tài sản của mình xưa kia, nên không coi là tham ô, và được bình an vô sự. Nhưng người dân huyện Thọ Xuân không nợ nần ông, hà cớ gì ông lại tham lam quá mức, lấy tiền của họ?“.

Nghe đến đây, Lưu Sinh biết mình đã phạm việc xấu và rời đi trong hổ thẹn.

Có thể nói, bói mệnh là một phương tiện tồn tại trong cuộc sống. Tuy nhiên nên nhìn nhận rằng bói toán tồn tại là để khuyên răn con người sống thuận theo tự nhiên. Việc tốt, việc xấu con người gặp trong đời đều không phải vô duyên vô cớ. Muốn có được cuộc sống phú quý, hạnh phúc, hãy nhìn lại bản thân xem mình tích được bao nhiêu phúc phận. Đây là một phần của văn hóa truyền thống chứ không phải mê tín dị đoan.

Theo Chánh Kiến

x