Nhân sinh cảm ngộ, Nghệ thuật

Âm nhạc là bài thuốc có công dụng kỳ diệu

07/03/21, 11:57
Âm nhạc thuần chính có thể thanh lọc cả thân lẫn tâm
Âm nhạc thuần chính có thể thanh lọc cả thân lẫn tâm. (Ảnh: dkn)

Âm nhạc thuần chính có mang theo năng lượng tích cực đem lại tác dụng trị liệu rất to lớn. Bởi loại năng lượng thuần chính này có thể thanh trừ những thứ không tốt. Do đó người nghe được loại âm nhạc này thì sẽ có được lợi ích cả tâm lẫn thân, đạt được hiệu quả chữa bệnh khỏe người.

Vào thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, tại bệnh viện dã chiến của quân đội Hoa Kỳ có rất nhiều thương binh nằm đầy trên mặt đất. Bởi vì khí hậu nóng bức, côn trùng đốt, lại thiếu thuốc men nên tỷ lệ nhiễm trùng sau phẫu thuật và tử vong rất cao. Tinh thần binh sĩ vô cùng lo lắng, sợ hãi.

Lúc này có vị bác sĩ đã mở một vài bài hát mọi người yêu thích. Những bệnh nhân bị thương sau khi nghe nhạc tỷ lệ lây nhiễm bệnh và tử vong giảm hẳn, thời gian chữa bệnh của các ca phẫu thuật được rút ngắn đáng kể. Từ đó, Người Mỹ phát hiện âm nhạc thuần chính có tác dụng chữa lành các vết thương.

Năng lượng thuần chính của âm nhạc có thể trị liệu

âm nhạc
Cổ nhân lấy nhạc vũ để điều tiết bệnh co quắp gân cốt do khí uất.( Ảnh: plclagi)

Danh y Chu Chấn Hanh nổi tiếng thời Nguyên từng chỉ rõ: “Âm nhạc cũng chính là thần dược”.Trong chiết tự tiếng Hán, các từ:  Nhạc 樂 (âm nhạc), Dược 藥 (thuốc) và Liệu 療 (chữa trị) là đồng nguyên. Kiểu chữ giáp Cốt Văn của chúng là gần giống nhau. 

Trong các tư liệu lịch sử có nhiều ghi chép liên quan tới tác dụng trị liệu của âm nhạc. Trong Lã Thị Xuân Thu Thiên Cổ nhạc có đoạn: “Xưa buổi đầu của họ Đào Đường, khí âm nhiều, đình trệ tích tụ, gân cốt co quắp không duỗi ra được, nên đã chế ra vũ đạo để khiến gân cốt của họ được vươn duỗi, khí huyết được lưu thông… Hoàng Đế lại ra lệnh Linh Luân và Vinh Thương đúc 12 chiếc chuông, để hòa Ngũ âm, và tấu nhạc Anh Thiều”. Lấy nhạc vũ để điều tiết bệnh co quắp gân cốt do khí uất. 

Trong Thuyết Uyển có ghi chép câu chuyện, 5000 năm trước bộ lạc nguyên thủy Miêu Phù dùng nhạc khí là ống trúc để trị bệnh. Thi nhân Bạch Cư Dị đời Đường có câu “Nhất thanh lai nhĩ lí, vạn sự ly tâm trung” . Nghĩa là: Một thanh âm lọt vào tai, vạn sự sẽ rời xa nhân tâm.  Như vậy âm nhạc thuần chính thanh lọc cả thân lẫn tâm.

Âm nhạc là trạng thái Thiên nhân hợp nhất

Người Trung Quốc cổ đại giảng: trị bệnh tất cần từ gốc. “Gốc” là chỉ âm dương. Âm dương là quy luật trong vũ trụ,là guồn gốc của sự vật, khởi nguồn của vạn vật. Nó cũng là gốc rễ động lực sinh trưởng và tiêu vong của vạn vật trong giới tự nhiên. 

Trong Lã Thị Xuân Thu Đại Nhạc có ghi chép: “Âm nhạc có nguồn gốc từ rất lâu đời. Nó sinh ra từ độ lượng, bắt nguồn từ Thái Nhất. Thái Nhất là trạng thái hỗn độn thiên địa nhất thể nguyên thủy nhất, chia thành trời và đất. Trời đất là lưỡng cực, lưỡng cực xuất âm dương. Âm nhạc sinh ra từ sự tương hòa, sự hòa hợp là do âm dương điều hòa”.

Vạn vật bắt đầu từ Thái Nhất. Nó đối ứng với ngũ hành của trời, năm màu của đất, ngũ tạng của người. Âm nhạc là vận dụng trật tự thanh âm có quy luật bên ngoài. Từ đó nghe âm nhạc thuần chính điều hòa cân bằng âm dương cơ thể, đạt tới sự cân bằng, thuận ứng với trạng thái Thiên nhân hợp nhất của tự nhiên. 

Nguyên lý trị liệu của âm nhạc thuần chính

Trong Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn có viết: “Trời có ngũ âm, người có ngũ tạng”. Cổ nhận dựa vào ngũ âm đối ứng với ngũ tạng: Can – Giốc; Tâm – Chủy; Tỳ – Cung; Phế – Thương; Thận – Vũ. Giữa ngũ âm có ảnh hưởng lẫn nhau, dùng để điều tiết sự thịnh suy của tinh khí ngũ tạng trong thân thể.

Ngũ âm: Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ tức là Do, Re, Mi, Sol, La trong âm nhạc phương Tây. Âm nhạc điệu Cung thì bình hòa, đối ứng với tạng Tỳ của con người. Âm nhạc điệu Thương thì dồn dập trong trẻo, đối ứng với tạng Phế.

Âm nhạc điệu Giốc thì cao thanh thoát du dương, đối ứng với tạng Can. Âm nhạc điệu Chủy thì nhiệt tình ngân vang, đối ứng với tạng Tâm. Âm nhạc điệu Vũ thì nhẹ nhàng khoan thai, đối ứng với tạng Thận. Trong quá trình lắng nghe âm nhạc thuần chính, tình cảm và tâm trạng và ngũ tạng của con người rung động có quy luật với tần số tiết tấu của điệu khúc. Từ đó đạt được tác dụng điều tiết tinh thần và thông kinh lạc của con người.

Nhã nhạc chính trực quy chính nhân tâm

âm nhạc truyền thống
Cổ nhân dùng âm nhạc để quy chính đạo đức nhân loại. (Ảnh: dknew)

Khúc cổ cẩm “Dương xuân bạch tuyết” của Sư Khoáng, nhạc sư nổi tiếng thời Xuân Thu. Tương truyền đây vốn là khúc nhạc ngũ huyền cầm mà Thiên Đế sai các Tiên Tử diễn tấu. Sư Khoáng sau khi nghe được đã phỏng theo ghi chép lại.

Trong “Nhạc ký” có ghi lại: Nhạc là vui vẻ, đàn cầm đàn sắt làm tâm vui vẻ, cảm ứng vật sau đó tác động, thẩm định thưởng thức âm nhạc có thể tu dưỡng đạo đức. Nhạc dùng để trị sửa cái tâm, bình hòa khí huyết. Chính là tường thuật việc dùng âm nhạc để quy phạm đạo đức nhân loại, bồi dưỡng tình cảm sâu đậm. Từ đó đạt được việc điều hòa khí huyết.

Bởi vậy, Thánh vương cổ đại đặt ra lễ nghi và âm nhạc hoàn toàn không phải để thỏa mãn dục vọng của miệng, tai, và mắt, mà để gột rửa tà ác, bài trừ tạp niệm dơ bẩn trong tâm dân chúng. Hơn nữa, khơi dậy bản tính lương thiện nguyên sơ tồn tại trong nội tâm.

Cũng nhờ âm nhạc thuần chính không cho những dục vọng nơi thế tục che mắt bản tính chân thực của con người. Từ đó quay trở về với chính Đạo làm người. Vì những dục vọng mới luôn xuất hiện theo sau sự xuất hiện của điều kiện vật chất mới. Ngoại vật thì không thể nào làm phong phú nội tâm được.

Âm nhạc thấp kém ủy mị phóng túng dục vọng

Âm nhạc
Âm nhạc loạn thế thấp kém ủy mị, sắc dục mạnh mẽ, khiến tình chí con người tán loạn, trầm luân (Ảnh: plclagi)

Sử Ký Nhạc Thư có ghi chép: Khi Linh Công đến thăm viếng Tấn Bình Công. Ông liền sai Sư Quyên học khúc nhạc này. Sau khi đến nước Tấn, Sư Quyên đàn khúc này cho Tấn Bình Công nghe.

Sư Khoáng ấn tay xuống đàn Huyền Cầm ngăn cản Sư Quyên và nói: “Đây là thanh âm vong quốc. Khúc nhạc này là điệu nhạc đồi trụy Sư Diên diễn tấu cho Trụ Vương. Quốc gia nào nghe khúc nhạc này thực lực sẽ suy yếu”.

Tấn Bình Công kiên quyết muốn nghe tiếp, còn lệnh cho Sư Khoáng gảy khúc bi thương hơn. Lúc này có mây trắng từ chân trời phía Tây Bắc nổi lên, gió lớn kèm mưa to đổ xuống. Tấn Bình Công cảm thấy vô cùng kinh sợ. Sau đó, nước Tấn xảy ra hạn hán nặng, ba năm cỏ cũng không mọc được.

Âm nhạc thuần chính, nếu nhỏ có thể nung đúc tình cảm tiết tháo con người, bồi dưỡng chí hướng cao siêu, tu thân dưỡng tính, kéo dài tuổi thọ. Nếu lớn có thể quản lý quốc gia, giáo hóa dân chúng, quốc thái dân an, ngũ cốc bội thu.

Còn âm nhạc loạn thế thấp kém ủy mị, sắc dục mạnh mẽ. Nó khiến tình chí con người tán loạn, trầm luân, phóng túng dục vọng, thương thân bại quốc. Ví như nhạc Rock ngày nay là âm nhạc ầm ĩ và ủy mị, suy đồi. Nghe loại nhạc này, con người sẽ phóng túng dục vọng bản thân. Thế nên rất nhiều nhạc công nhạc Rock nghiện ma túy, loạn luân, và chết trẻ.

Nghe nhạc Đại Pháp, bé sơ sinh hồi phục thính lực

âm nhạc
Nghe nhạc Đại Pháp đem lại nhiều kì tích (Ảnh: dkn)

Cháu ngoại của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Tứ Xuyên chào đời vào tháng 4/2018. Bác sĩ phát hiện hàm trên khoang miệng có một cái lỗ nhỏ. Lưỡi của bé ngắn hơn những đứa trẻ bình thường, bú sữa khó khăn, cổ ngắn,…Nghiêm trọng là bé là không thể nghe (điếc bẩm sinh).

Thế là học viên đó và con gái hàng ngày mở MP3 phát nhạc Đại Pháp “Phổ độ” và “Tế thế” bên tai cháu ngoại. Mỗi ngày bế cháu và thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”. Vào một ngày nọ, bên ngoài có tiếng sét làm bé tỉnh giấc, cháu liền khóc “oe” lên một tiếng.

Từ đó về sau, thính lực của bé phục hồi bình thường. Khi cháu được 4 tháng tuổi, đến bệnh viện để kiểm tra trước khi phẫu thuật. Kết quả bác sĩ chẩn đoán là thính lực cháu bé bình thường, không cần phẫu thuật nữa.

Chỉ nhờ kiên trì cho cháu bé nghe âm nhạc Đại Pháp với năng lượng âm nhạc thuần chính. Đồng thời thường xuyên niệm chín chữ Chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, kỳ tích đã xuất hiện.

Âm nhạc thuần chính thanh lọc cả thân lẫn tâm

9 chữ thần kì
Niệm 9 chữ vàng cau thông với năng lượng thuần chính của vũ trụ (Ảnh: tansinh)

Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp tu luyện cao đức của Phật gia, lấy đặc tính tối cao của vũ trụ Chân Thiện Nhẫn làm tiêu chuẩn chỉ đạo tu tâm hướng thiện. Khi gặp mâu thuẫn thì khoan dung đối đãi với người, làm việc gì cũng trước tiên suy nghĩ đến khả năng chịu đựng của người khác.

Sau đó, luyện 5 bài động tác luyện công ưu mỹ phụ trợ. Từ đó đạt được sự tịnh hóa của thân thể, dần dần đồng hóa với đặc tính của vũ trụ. Đặc điểm lớn nhất của bộ công pháp này là độ kỷ độ nhân, “một người luyện công, cả gia đình được lợi ích”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999])

Các đệ tử Đại Pháp thông qua tu luyện đề cao, sáng tác ra âm nhạc thuần chính từ bi to lớn của vũ trụ. Loại năng lượng thuần chính này có thể thanh trừ những thứ không tốt. Do đó người nghe được loại âm nhạc thuần chính này thì sẽ có được lợi ích cả tâm lẫn thân, đạt được hiệu quả chữa bệnh khỏe người.

Niệm 9 chữ Chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” là trực tiếp câu thông với năng lượng thuần chính của vũ trụ. Vì thế, có thể trừ tà, tránh dịch, tránh tai họa, gặp nạn cát tường, gặp dữ hóa lành.

Theo SOH France

x