“Thiện có thiện báo, ác có ác báo”, nhân quả báo ứng có thể đến chậm nhưng nhất định sẽ báo; người hành ác thì dù có đầu thai qua kiếp sau vẫn sẽ phải chịu báo ứng.
- Nhân quả báo ứng: Chiếm đoạt nhà của chị dâu, đầu thai thành lợn
- Nhân quả báo ứng: Vị quan thanh bần vì sao lại đoản mệnh?
Tìm cách giải mối ân oán từ tiền kiếp
Trong “Thái bình quảng ký” có chép lại một câu chuyện, Đường Thiệu là người ở Kinh Triệu Trường An, cháu của Lại bộ thượng thư Đường Lâm, học rộng tài cao, đảm nhận chức vụ cấp sự trung trong triều đình. Hàng xóm đối diện có một người tên Lý Mạc. Ông thường xuyên tìm người này trò chuyện, đôi khi còn mời qua nhà ăn uống.
Vợ ông thấy vậy rất khó lý giải bèn hỏi: “Ông là một người quyền cao chức trọng, tại sao lại cứ đi lấy lòng một người địa vị thấp hơn mình?” Đường Thiệu cười mà đáp: “Sau này ta sẽ nói với nàng nguyên nhân”.
Ngày 12 tháng 10 năm Tiên Thiên thứ hai (Năm 713), ông trịnh trọng nói với vợ: “Phu nhân, hôm nay ta có thể nói với nàng lý do. Thuở nhỏ ta đã có một loại công năng đặc dị, có thể biết được việc trong tiền kiếp của mình; nhưng ta không nói cho bất cứ ai”.
“Kiếp trước ta là một cô gái. Năm 16 tuổi được gả làm vợ cho con trai gia đình họ vương ở Bá Lăng. Mẹ chồng đối xử với ta cực kỳ nghiêm khắc, ta rất sợ bà ấy. Trước Đông Chí một ngày năm ta 17 tuổi, khi nấu xong cơm đã rất mệt mỏi, mẹ chồng lại yêu cầu ta phải may váy; nói rằng để hôm sau mặc tiếp khách. Ta chỉ còn cách thức đêm may vá dưới ngọn đèn dầu”.
Chỉ vì một phút nóng giận mà tạo nghiệp
“Đột nhiên có một con chó chạy tới, đạp đổ ngọn đèn dầu, đổ lên váy. Ta vô cùng tức giận, lớn tiếng quát nó, làm nó sợ quá trốn dưới gầm giường. Ta liền thắp nến sáng lên, tìm cách lau sạch vết dầu trên váy, nhưng mãi không thể sạch. Ta vừa sợ vừa hận, cầm cây kéo lao về phía con chó; lần thứ nhất đâm trúng cổ nó, một bên kéo bị gãy luôn; ta lại dùng nửa còn lại của cây kéo đâm về phía nó một cách hung hăng hơn, lát sau con chó chết”.
“Có lẽ bị áp lực lâu ngày, ta qua đời năm 19 tuổi. Sau đó chuyển sinh thành ta ngày nay; con chó bị ta giết năm đó chuyển sinh thành Lý Mạc. Thi thoảng ta mời ông ta ăn uống là vì muốn chuộc lại sự day dứt năm đó, vì tức giận mà cướp đi tính mạng của con chó. Ngày mai ta phải chết, người giết hại ta chắc chắn là Lý Mạc. Những việc này, ta phải đợi tới trước khi mình qua đời mới có thể nói với nàng. Thiên lý nhân quả báo ứng là không ai có thể chạy thoát. Phu nhân, xin nàng đừng quá thương tâm”.
Nhân quả báo ứng không hề sai chạy
Ngày hôm sau, ngày 13 tháng 10, vua Đường Huyền Tông tổ chức đợt diễn tập duyệt binh lớn dưới chân núi Ly Sơn; hai trăm nghìn tướng sĩ tập hợp ở đây, cờ xí kéo dài tới hơn mười dặm. Vua Đường hăng hái đích thân nổi trống. Binh Bộ thượng thư Quách Nguyên Chấn đột nhiên ra khỏi hàng ngũ làm việc riêng, khiến buổi diễn tập phải tạm dừng, tác phong quân đội của binh lính không chỉnh tề.
Vua Đường vô cùng tức giận, hạ chỉ kéo thượng thư tới dưới cờ lớn hỏi tội và xử trảm. Tể tướng Trương Thuyết cùng nhiều quan lại vội vàng quỳ xuống cầu xin; nói họ Quách là đại công thần, xin miễn cho tội tử hình.
Vua hạ lệnh đưa đi lưu đày tại Tân Châu (Nay là Tân Hưng, Quảng Đông). Vua chưa nguôi cơn giận, lấy tội danh quản chế binh sĩ không nghiêm hạ lệnh trảm cấp dưới của ông ta là Đường Thiệu. Quần thần còn chưa kịp khuyên can, Lý Mạc lúc đó thân là tướng quân Kim Ngô (cấp bậc trong quân đội) lập tức động thủ hành hình.
Điều kỳ lạ ở chỗ, khi nhát đao thứ nhất chém xuống, đao không biết vì sao mà lại bị gãy; ông ta lại đổi một cái đao khác mới chém chết được Đường Thiệu. Cũng chính là giết hai lần mới chết; Thật đúng là nhân quả báo ứng không hề sai chạy.
Sau đó, vua Đường hối hận vì đã giết Đường Thiệu; trách Lý Mạc hành hình quá nhanh, khai trừ khỏi quân đội và không trọng dụng nữa.
Theo Minh Huệ