Cha mẹ là người thầy đầu tiên và quan trọng nhất đối với con cái. Nhưng có những việc cha mẹ bớt quản đi thì con cái lại càng tốt hơn.
- 8 cách dạy con của người Do Thái: Vì sao không nên khoe con giỏi?
- Cách dạy con đối nhân xử thế của cổ nhân nên học tập
Nhà giáo dục Masaru Ibuka nói:
“Lời nói và việc làm của cha mẹ chính là tài liệu dạy dỗ tốt nhất cho con cái. Cha mẹ hạng nhất tạo ra những đứa con hạng nhất.”
Mọi người thường cho rằng trường học và giáo viên phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc giáo dục trẻ em, dù trẻ có trở thành người như thế nào thì người giáo viên cũng không thể trốn tránh trách nhiệm.
Kỳ thực, vốn kiến thức của trẻ là nhờ vào sự hướng dẫn, giáo dục của giáo viên, nhưng phẩm hạnh và tính cách của trẻ lại hình thành từ lời nói và việc làm của cha mẹ.
Các bậc cha mẹ hiện nay đã quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con cái, nhưng đôi khi việc kiểm soát quá mức có thể gây phản tác dụng.
Nếu muốn giáo dục những đứa trẻ thành công, bạn phải bớt quản 3 điều này:
Bớt quản những điều trong khả năng của trẻ
Khi trẻ còn nhỏ, khả năng bắt chước của chúng là mạnh mẽ nhất và chúng học được nhiều khả năng bằng cách quan sát hành vi của cha mẹ.
Chẳng hạn, trẻ sẽ học cha mẹ cách làm việc nhà, dọn dẹp nhà cửa… Tuy nhiên, một số cha mẹ lại quá yêu thương con cái, khi con làm một số việc thì lại lo lắng con mình sẽ bị tổn thương hoặc sợ đứa trẻ vất vả, nên họ sẽ ngăn cản con cái làm việc nhà.
Nếu sự “lo lắng” này vẫn kéo dài cho đến khi con cái trưởng thành thì sẽ chuyển thành sự “nuông chiều”.
Những đứa trẻ lớn lên trong sự chăm sóc từng li từng tí như vậy sẽ mất khả năng khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống, thậm chí có thể trở nên ỷ lại quá mức vào cha mẹ.
Về lâu dài điều này sẽ chỉ cản trở sự phát triển bình thường của trẻ.
Thay vì bao bọc trẻ mọi nơi và ngăn cản trẻ làm mọi thứ, tốt hơn hết cha mẹ nên buông tay và cho phép trẻ làm những điều trong khả năng của mình để phát triển trí tuệ và rèn luyện khả năng thực hành của trẻ.
Tất nhiên, cha mẹ cũng cần ở bên cạnh để đồng hành và phối hợp với trẻ. Nếu trẻ hoàn thành được thì sẽ động viên, hỗ trợ trẻ, còn nếu gặp một chút khó khăn thì vào thời điểm quan trọng sẽ đến giúp trẻ một tay. Điều này mới càng có lợi cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
Bớt quản việc trẻ vui vẻ giúp đỡ người khác
Với tư cách là cha mẹ, giáo dục con cái một cách đúng đắn và phù hợp là một khóa học bắt buộc trong cuộc sống.
Nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng có cách nhìn nhận như vậy, họ không nhận ra rằng cách đối xử khác nhau với con cái sẽ trực tiếp quyết định tính cách và phẩm hạnh của chúng.
Một số trẻ sống khép kín và không thích gần gũi với người khác, trong khi một số khác lại nhiệt tình, rộng rãi và thích chia sẻ với người khác. Một phần nhỏ của sự khác biệt về tính cách này đến từ di truyền, và phần lớn đến từ sự giáo dục của cha mẹ.
Một số cha mẹ cho rằng tuổi thơ của con không nên vui chơi, mà nên chuyên tâm vào việc học, thậm chí vì thế mà cản trở con cái kết bạn và cũng không dạy trẻ cách “chia sẻ”, “giúp đỡ” và “quan tâm” người khác.
Cha mẹ cảm thấy con cái nên chú ý đến bản thân nhiều hơn và không nên tập trung vào người khác.
Trên thực tế, điều này sẽ chỉ khiến đứa trẻ dần dần trở nên cô độc, không còn giao tiếp và chia sẻ với người khác, không biết giúp đỡ lẫn nhau và chỉ làm việc một mình, như vậy cuộc sống tương lai của trẻ chắc chắn sẽ gặp rất nhiều va vấp, khó khăn.
Ở giai đoạn này, trẻ cần được học cách “cho đi” và biết giúp đỡ người khác thì trẻ mới có thể tiến bộ hơn và phát triển tâm lý lành mạnh hơn.
Khi trẻ thiện ý giúp đỡ người khác chính là trẻ đang đạt được thành tựu của bản thân, cha mẹ không nên can thiệp.
Bớt quản những suy nghĩ cởi mở của trẻ
Cha mẹ luôn dẫn dắt con cái trong quá trình trưởng thành, để con cái có thể vững bước trên con đường riêng của chính mình. Như vậy thì dù con cái có cách nghĩ khác biệt thì chúng cũng không hề dao động với lựa chọn của mình.
Tuy nhiên, việc can thiệp quá mức của cha mẹ thường sẽ cản trở sự phát triển năng lực của trẻ và có thể khiến trẻ đánh mất những kỹ năng riêng biệt của mình, gây khó khăn cho việc trau dồi phát triển khi trẻ lớn lên.
Một số người nói rằng, khả năng sáng tạo của trẻ em là tài sản lớn nhất trên thế giới.
Khả năng bẩm sinh này sẽ giúp cho trẻ có được những ý tưởng và giải pháp riêng của mình khi gặp vấn đề, điều này có vẻ vô lý trong mắt cha mẹ nhưng đây lại là đặc điểm của trẻ em.
Điều cha mẹ nên làm là tôn trọng, khuyến khích con cái phát triển tư duy của bản thân, cố gắng đối mặt với vấn đề và suy nghĩ giải pháp, như vậy, trẻ có thể sẽ đạt được những thành tựu bất ngờ.
Quá trình này có lợi hơn cho sự phát triển tư duy trí tuệ của trẻ và cha mẹ nên cảm thấy vui mừng vì điều đó.
Do áp lực xã hội, nhiều bậc cha mẹ hiện nay đã nuôi con giống như những chú gà công nghiệp với những phương pháp và cách thức giống nhau để con cái sớm ngày thành công, thân hình nhỏ bé của trẻ đã bắt đầu phải chịu những áp lực vô cùng to lớn.
Thực chất, cha mẹ đã biến con cái trở thành công cụ để thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của bản thân.
Kỳ thực, cha mẹ cũng không cần phải quá khắt khe trong việc giáo dục con cái.
Giải pháp tốt nhất là cho trẻ làm việc vừa phải kết hợp với nghỉ ngơi và thư giãn có chừng mực.
Về việc giáo dục đạo đức, tư duy cho con, cha mẹ chỉ cần đảm bảo phương hướng đúng, còn lại không cần quản quá nhiều.
Theo Aboluowang