Văn hóa truyền thống

Thành tâm kính Phật, chuyển nguy thành an

21/12/20, 17:22
thành tâm kính Phật
Thành tâm kính Phật, chuyển nguy thành an (ảnh chụp màn hình Istockphoto)

Tôn kính Thần Phật, hành thiện tích đức vẫn là những lý niệm thông thường trong nền văn hóa Phương Đông. Nhiều người trong lúc nguy hiểm cận kề, chỉ nhờ một tâm kính Phật mà có thể chuyển nguy thành an, tai qua nạn khỏi.

Cung kính lễ Phật, chuyển nguy thành an

Trương Lượng là thủ trưởng phủ đô đốc U Châu, hết lòng tin theo Phật Pháp. Có lần ở trong chùa nhìn thấy có một bức tượng Phật cao bằng mình. Bởi vậy mà đặc biệt cung kính.

Có một ngày, ông ngồi ở trước đại sảnh, có hai tì nữ ở bên cạnh hầu hạ. Đột nhiên nghe thấy có tiếng sấm ầm ầm. Trương Lượng từ nhỏ sợ nhất là sấm nổ. Cho nên trong tâm lúc này chỉ nghĩ đến bức tượng Phật kia. 

Sau đó thình lình có tiếng sét đánh. Sét đánh trúng cây cột ở trước sảnh. Có một tì nữ chạy ra ngoài và bị sét đánh chết ở trên bậc thang. Những mảnh vỡ của cây cột đã bay đập vào trán của Trương Lượng nhưng không quá đau; chỉ thấy trên trán có một vết đỏ. Cây cột bị sét đánh gãy làm đôi và rơi trên mặt đất.   

Sau đó, Trương Lượng đi đến chùa và phát hiện ra ở trên trán bức tượng Phật cũng có một vết lớn. Dường như là bị vật gì đâm trúng. Hơn nữa kích thước vết đó cũng đúng bằng vết sẹo trên trán của Trương Lượng. Trương Lượng và những người khác sau khi nhìn thấy thì đều không khỏi kinh ngạc.

Phật tính nhất xuất chấn động thập phương thế giới
Phật tính nhất xuất chấn động thập phương thế giới (ảnh Pinterest)

Niệm Quan Thế Âm Bồ Tát, bệnh tật tiêu tan

Giám sát ngự sử Lư Văn Lịch, trước đây là quan coi ngục của Vân Dương. Ông phụng mệnh đi Kinh Châu chấp hành công vụ. Lúc đến Giang Nam thì bị mắc bệnh nặng. Bụng trương lên cứ như hòn đá. Ăn uống đều rất khó khăn. Đi tìm thầy thuốc để điều trị cũng không hết. Văn Lịch nghĩ là đã vô phương cứu chữa rồi, chắc chắn sẽ phải chết. Vì vậy mới chuyên tâm niệm thánh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát.

Qua vài ngày sau, trong giấc mộng, Lư Văn Lịch bỗng thấy một nhà sư đi tới chỗ ông. Người này tự xưng là Quán Thế Âm Bồ Tát và nói với Văn Lịch rằng: “Bởi vì ngươi có thể niệm thánh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát. Cho nên ta đặc biệt đến để giải trừ bệnh tật cho ngươi. Bây giờ ta sẽ trị bệnh ở trong bụng cho ngươi.” 

Trong tay Quan Thế Âm cầm một nắm rễ cây và dùng nó để khua ở trong bụng của Lư Văn Lịch. Lấy ra được rất nhiều những thứ dơ bẩn, tanh tưởi. Sau khi làm xong thì nói với ông ta rằng: “Bệnh của ngươi đã được chữa khỏi rồi”. Lúc này Lư Văn Lịch từ trong mộng bừng tỉnh. Phần bụng cảm thấy vô cùng thoải mái. Lập tức có thể ăn uống và rời khỏi giường. Mọi bệnh tật đều đã tiêu tan.

Người xưa nói, “Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri” (người vừa sinh một niệm, trời đất đã tỏ tường). Người mà trong tâm kính Phật thì khi gặp nguy nan sẽ được Thần Phật phù hộ, giúp hóa giải tai ương hoặc bệnh tật. 

Nhất tâm hướng Phật, tai qua nạn khỏi

Trung thư lệnh Sầm Văn Bổn, người Giang Lăng. Từ nhỏ đã tín Phật, thường đọc niệm “Pháp Hoa kinh . Phổ môn phẩm”. Có một lần đi thuyền ở Ngô Giang, thuyền đến giữa sông thì bị chìm. Người trên thuyền đều bị chết đuối. Sầm Văn Bổn trong lúc bị chìm dưới nước thì nghe thấy bên tai có tiếng nói: “Chỉ cần niệm Phật, nhất định sẽ không chết”. Ông vừa niệm 3 lần thì thấy người được sóng đánh vào bờ Bắc, và thế là thoát chết.

Về sau ông đã thiết cơm chay ở Giang Lăng và mời các nhà sư đến. Có một vị tăng nhân trước khi rời đi đã nói với Sầm Văn Bổn rằng: “Thiên hạ bắt đầu đại loạn. Ông sẽ may mắn mà tai qua nạn khỏi. Gặp thời thái bình thịnh thế, còn được giàu sang phú quý”. Nói xong vị tăng nhân liền rời đi. Sau tiệc chay, Sầm Văn Bổn nhặt được ở trong chén hai viên xá lợi. Về sau những lời của vị tăng nhân nói quả nhiên đã ứng nghiệm.

Tôn kính kinh thư mà được bình an

Thường tụng niệm kinh Phật, thành tâm kính Phật, khi gặp nạn sẽ được Thần Phật phù hộ
Thường tụng niệm kinh Phật, thành tâm kính Phật, khi gặp nạn sẽ được Thần Phật phù hộ (ảnh chụp màn hình Istockphoto)

Trong năm Vũ Đức, triều đại nhà Đường, đô thủy (chức quan lo việc thủy lợi) Tô Trưởng được thăng chức làm thứ sử Ba Châu. Tô Trưởng mang theo cả gia đình đi nhậm chức. Lúc ngồi thuyền đi qua sông Gia Lăng, thuyền đến giữa dòng thì gió lớn nổi lên làm lật thuyền.

Trên thuyền hơn 60 người đều bị chết đuối. Duy chỉ có một người thiếp của Tô Trưởng là còn sống. Nàng thường ngày hay đọc “Pháp Hoa kinh”. Trong lúc thuyền bị chìm, nàng để cái hộp chứa “Pháp Hoa kinh” lên đầu và thề rằng sẽ cùng tồn vong với kinh thư.

Sau khi thuyền bị đắm, chỉ có nàng là được nước cuốn vào bờ. Nàng lấy hộp đựng kinh thư ở trên đầu xuống và mở ra xem xét. Thấy kinh thư ở bên trong không hề bị ướt hay ố vàng.

Từ đó về sau nàng càng thêm tín tâm đối với Phật Pháp. Thiện ác có báo, như hình với bóng. Thần Phật luôn phù hộ cho những người thiện lương.

Đá lớn lấp kín hang động, một lòng niệm Phật

Vào những năm cuối triều đại Đông Ngụy, những người ở Nghiệp Hạ cùng nhau đi đến Tây Sơn để khai thác bạc và đồng. Khi họ khai thác hết ở trong một cái hang kia thì bất ngờ nó bị sập. Một người ở sau cùng do bị đá chắn lối đi nên không thể ra ngoài được. Nhưng may mắn là không bị thương. 

Tảng đá chặn lối đi chính và chỉ để lại một khe hở nhỏ. Ánh sáng mặt trời có thể chiếu xuyên qua khe hở này. Người này thấy không thể ra ngoài được nữa nên nhất tâm niệm Phật.

Cả cha và con đều kính Phật, kỳ tích đã xuất hiện

Một lòng tín Phật, tĩnh tọa nhập định đắc bình an
Một lòng tín Phật, tĩnh tọa nhập định đắc bình an (ảnh Istockphoto)

Cha anh nghe tin con trai bị đá đè, thi thể không thể lấy ra ngoài được. Nghĩ đến cảnh nhà khốn khó, không thể làm pháp sự mà siêu độ cho con trai được. Vì vậy ông mang theo một bát cơm không lên chùa. Chuẩn bị trai giới để mời các nhà sư. 

Những nhà sư này đều muốn được cúng dường hậu hĩnh. Không có ai nguyện ý ăn bát cơm không của ông ta. Người cha già bưng bát cơm khóc lớn lên. Có một nhà sư thấy vậy mới tiếp nhận cúng dường của ông. Nhà sư sau khi ăn bát cơm xong, liền thay người cha già này tụng kinh cầu nguyện.

Cùng ngày hôm đó, người con trai ở trong động bỗng nhiên nhìn thấy có một nhà sư ở cửa động. Nhà sư này lấy ra một bát cơm và gọi anh ta đến ăn. Sau khi ăn xong thì không cảm thấy đói khát nữa. Từ đó về sau cứ ngồi ngay ngắn mà tu thiền. Cứ như vậy mà mấy chục năm đã trôi qua.

Về sau Tề Văn Hoàng Đế lên ngôi, muốn xây dựng ở Tây Sơn một tòa cung điện để nghỉ mát. Thợ đá trong lúc đi lấy đá đã vào đúng cái hang mà người con trai bị mắc kẹt xưa kia. Khi tảng đá được lấy ra thì phát hiện ở bên trong có người. Vì vậy thợ đá liền dẫn anh ta trở về nhà. Cha của anh được gặp lại con trai thì vui mừng khôn xiết. Từ đó về sau cả gia đình đều bước trên con đường tu hành.

Tù binh ngồi vào áo cà sa, trong nháy mắt đã trở về nhà

Vào thời Bắc Tề có một người ở Ký châu. Anh tham gia tòng quân tấn công Lương Quốc. Tuy nhiên quân của anh bị thua cuộc và anh bị bắt làm nô lệ. Cha mẹ của anh ở nhà không thấy tin tức gì của con trai, mới nghĩ là anh đã tử trận. Họ đã xây một tháp gạch ở nhà để cầu nguyện cho con trai. Ngày tháp được xây xong thì cũng mở một tiệc chay. Có mấy trăm nhà sư và người trong dòng họ đã đến tham dự.

Vào lúc mọi người đang ngồi ăn uống, có một nhà sư tướng mạo sáng sủa gõ cửa. Nhà sư hướng chủ nhà để khất thực. Nhà sư nhận được một bát cháo đựng trong túi vải và một đôi giày. Người chủ nhà muốn giữ nhà sư ở lại ăn uống nhưng ông nói muốn lên đường.

Trong ngày diễn ra tiệc chay, con trai của người chủ nhà đang phải làm nô lệ và chăn trâu cho chủ nhân ở một đầm nước ở Giang Nam. Bỗng nhiên anh nhìn thấy một nhà sư trong tay cầm một túi cháo và một đôi giày mới. Nhà sư mới hỏi anh là có phải muốn trở về nhà gặp cha mẹ không? Anh khóc lớn và nói rất nhớ cha mẹ nhưng không hy vọng gì được trở về nhà.

Thành tâm cúng dường
Thành tâm cúng dường, một lòng hướng Phật sẽ được Thần Phật bảo hộ (ảnh Pinterest)

Người cha thành tâm kính Phật, người con thoát nạn nô lệ

Nhà sư để cho anh ngồi xuống ăn cháo. Sau đó đưa cho anh mang đôi giày mới vào. Tiếp đến nhà sư lấy áo cà sa trải ở trên mặt đất. Ông nói anh hãy ngồi lên chiếc áo cà sa. Sau đó nhà sư túm lấy bốn góc của áo cà sa và giơ lên cao vung vẩy.

Một lát sau, người nô lệ mới mở mắt ra. Nhà sư và áo cà sa đã không thấy đâu nữa. Còn anh thì đang đứng trước cửa nhà mình. Anh đi vào trong nhà nhìn thấy mọi người vẫn còn đang ăn. Cha mẹ nhìn thấy anh thì kinh ngạc vui mừng. Anh kể lại cho họ nghe đầu đuôi câu chuyện. Mọi người quan sát cái túi cháo anh đang cầm và đôi giày anh mang thì đúng là của cha anh đã đưa cho vị sư kia.

Người dân trong thôn rất kinh ngạc trước sự việc này. Mọi người nhờ vậy mà càng thêm tín tâm vào Phật Pháp. 

Người xưa nói: “Phật tính nhất xuất chấn động thập phương thế giới”. Có nghĩa là Phật tính một khi xuất ra thì chấn động khắp thế giới mười phương. Một người mà trong tâm kính Phật, tín Phật thì tức là Phật tính đã xuất hiện. Vào lúc gặp nguy nan thì Thần Phật sẽ phù hộ cho người đó tai qua nạn khỏi.

Theo Chánh Kiến

x