Những câu chuyện cổ tích thú vị, đậm chất nhân văn luôn là một phần trong ký ức tuổi thơ của mỗi người. Khi còn nhỏ chúng ta tin rằng chuyện cổ tích có thật. Theo thời gian, thực tế phũ phàng của cuộc sống khiến những người trưởng thành mất đi niềm tin vào thế giới thần thoại. Nhưng trong quá trình phát triển của nhân loại, một số chuyện cổ tích đã được giới khoa học xác nhận rằng chúng không quá xa vời thực tế.
Bạn có thể đã từng đọc Nàng bạch tuyết và Bảy chú lùn. Vậy thế giới của những chú lùn có thật sự tồn tại?
Nàng tiên cá có nửa trên là người, nửa dưới là cá. Liệu có thế giới của người cá dưới đại dương sâu thẳm kia?
Trước cái chết trong đêm đông giá lạnh, bé gái trong truyện Cô bé bán diêm đã không hề sợ hãi. Trái lại, em cảm thấy ấm áp, vui tươi, và còn được gặp người bà thân yêu của mình. Đó có thật là những cảm xúc diễn ra trong tình huống cận tử hay chỉ là trí tưởng tượng của tác giả?
Hay câu chuyện Những bông hoa của cô bé Ida miêu tả những bông hoa biết nói, cười và khiêu vũ. Vậy thực vật có cảm xúc không?
Những bằng chứng dưới đây cho thấy chuyện cổ tích không chỉ là sản phẩm trí tưởng tượng.
Nội dung chính
Chuyện cổ tích ‘Bảy chú lùn‘ có dấu ấn từ tiền sử
Theo tạp chí Nature, các nhà khoa học đã phát hiện một chủng người lùn – gọi là “người Flore”. Họ sống ở đảo Flores (Indonesia) 18.000 năm về trước.
Di vật khảo cổ được tìm thấy là bộ xương của một phụ nữ trưởng thành, cao khoảng 1m. Thêm vào đó là một số mảnh xương, ước đoán thuộc về 7 cá thể khác nhau. Não của chủng người lùn này chỉ bằng khoảng 1/4 não người hiện nay. Họ biết chế tạo công cụ bằng đá, dùng lửa, săn bắn tập thể…
Điều thú vị là cư dân hiện nay của đảo Flores vẫn còn kể lại không ít truyền thuyết về chủng người lùn này.
Có bằng chứng của ngành địa chất học cho thấy, 12.000 năm trước một trận núi lửa dữ dội đã chôn vùi người Flores vào lịch sử. Các động vật đặc thù trên đảo cũng chịu số phận tương tự.
Câu chuyện cổ tích ‘Nàng tiên cá‘
Tượng nàng tiên cá nằm trên đá tại cảng Copenhagen, Đan Mạch là biểu tượng cho thành phố du lịch Copenhagen. Kích thước bé nhỏ của bức tượng làm những du khách đến xem lần đầu rất ngạc nhiên. Bức tượng Nàng tiên cá chỉ cao 1.25 m nhưng nặng khoảng 175 kg.
Năm 1738, Nhật báo London đã đăng tải bức hình chứng minh người cá là có thật. Sự kiện này khiến người dân xứ sương mù bàng hoàng. Bức hình chụp sinh vật đó dạt vào bờ biển Hebrides phía tây của Scotland, trong tình trạng đã chết.
Sau đó, nàng được mai táng cẩn thận. Người dân trong làng cũng ra sức bảo vệ sự tích người cá này. Bất cứ ai tỏ ý ngờ vực, họ sẵn sàng thề độc để minh chứng rằng đó là câu chuyện hoàn toàn có thật.
Và người cá thật sự
Tại vùng biển ngoài khơi Cuba, trong một lần tìm kiếm xác tàu, các chuyên gia thuộc Liên Xô cũ đã bắt được một người cá nhỏ. Đó là một bé trai, trên người mọc đầy vẩy cá, thở bằng mang và có màng chân.
Các nhà khoa học Liên Xô đã nhốt người cá này trong một cơ sở nghiên cứu bí mật ở Biển Đen. Từ đó trở đi không có thêm thông tin gì về cậu bé người cá đó nữa. Nhưng những suy luận, phỏng đoán về các cá thể khác cùng giống nòi với cậu bé kia vẫn còn sôi nổi trên các diễn đàn khoa học.
Bằng chứng được coi là thuyết phục nhất về người cá là bộ hài cốt của một “nàng tiên cá”. Bộ hài cốt này bị dạt vào bờ biển năm 1222 và được lưu giữ tại ngôi đền ở Kukuoka, Nhật Bản. Bộ hài cốt được ngâm trong nước biển gần 800 năm qua, đến nay chỉ còn một ít xương sót lại.
‘Cô bé bán diêm’ và câu chuyện trải nghiệm cận tử
Tạp chí Popular Medicine (ấn bản số 5, 1993) đã công bố kết quả điều tra về trận động đất kinh hoàng tại Đường Sơn (Trung Quốc) năm 1976. Trận động đất mạnh dữ dỗi khiến 24.000 người chết, và 160.000 người bị thương. Theo đó, hơn một nửa số người trải qua tình huống cận tử. Họ đã mô tả cảm xúc phức tạp lúc ấy. Phần lớn trong số họ cảm thấy bình tĩnh, không hề sợ hãi. Cũng như ‘Cô bé bán diêm’ đã không hề sợ khi nhìn thấy bà của mình.
Bé Lý lúc đó 12 tuổi, chia sẻ: “Dường như tôi đang ở nhà xác của bệnh viện. Ở đó có rất nhiều ma quỷ và cả những người không quen biết. Cơ thể hình như đã không thuộc về bản thân tôi nữa. Nửa thân dưới dường như không có. Còn các bộ phận khác thì rơi lả tả trong không gian. Sau đó dường như tôi rơi vào một vực sâu vạn trượng bốn bề tối om.
Tôi nghe thấy những âm thanh kỳ lạ. Cảm giác này kéo dài tới nửa giờ, tôi nghĩ lần này chắc mình xong rồi. Chưa kịp trưởng thành đền đáp công ơn cha mẹ đã phải rời xa họ. Lúc này bỗng nhiên bản thân hồi tưởng lại những ký ức ngắn ngủi trong cuộc đời của mình. Tuy nhiên đó chỉ đơn thuần là “một luồng ý thức”, nghĩ tới đâu thì xuất hiện ở đó, dường như không bị não chi phối nữa”.
‘Những bông hoa của bé Ida’ và thí nghiệm thực vật
Năm 1966, Cleve Baxter – chuyên gia phát hiện nói dối người Mỹ đã làm thí nghiệm với một số đối tượng thực vật. Ông gắn máy dò nối dối lên lá một cây hoa ngưu thiệt lan và tưới nước để xem phản ứng thế nào. Khi đó bút điện tử của máy dò nói dối ghi lại đồ hình giống như khi con người vui mừng.
Ông kinh ngạc và nghĩ “Hay mình thử đốt lá nó xem sao?”. Ngay khi ý nghĩ đó hình thành, bút điện tử đã vẽ ra một đường cong giống như kết quả kiểm tra đối với một người đang sợ hãi. Phát hiện của ông gây chấn động thế giới. Câu chuyện này cũng được đề cập đến trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân, một cuốn sách được cả trăm triệu người đọc.
Còn có giáo sư Jack Schultz – Đại học Missouri (Columbia, Hoa Kỳ). Ông cùng đồng nghiệp dành 40 năm để nghiên cứu tương tác giữa côn trùng và thực vật. Trong quá trình thí nghiệm, ông cho một con sâu đang đói ăn lá cây. Tiếng gặm lá của sâu đã kích thích cái cây bên cạnh tiết ra một lượng lớn hoạt chất hóa học để xua đuổi côn trùng. Thực vật không có tai, vì sao chúng có thể phòng thủ trước những âm thanh đe dọa mình?
Không gian chúng ta sống có vạn điều bí ẩn, giống như chuyện cổ tích nhưng lại hiện hữu
Đến ngày nay, các nhà khoa học không thể đưa ra giải thích hoàn chỉnh cho những hiện tượng này. Có hàng vạn điều bí ẩn và kỳ diệu ta không nhìn thấy. Nhưng vẫn hiện hữu trong đời sống hàng ngày. Giống như bạn không nhìn thấy sóng âm. Nhưng những ca khúc vẫn đi trong không gian và đến chiếc radio, hay những bộ phim hành động được chiếu trên TV qua sóng VHF…Tôi tin các câu chuyện cổ tích. Tôi hiểu chúng không đơn thuần là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng. Mà chúng thực sự có thật và đã đồng hành với lịch sử nhân loại. Còn bạn thì sao?