Có bao nhiêu người mẹ đã từng thốt lên: “Nếu có thể dạy dỗ lại con, tôi sẽ không làm như vậy”. Cùng với sự trưởng thành của mình, rất nhiều sai lầm trong nuôi dạy con trẻ đã được nhận ra.
Nội dung chính
Vì sao con trai nổi giận?
“Mẹ đừng nói chuyện với con nữa, con không muốn làm con trai của mẹ!”.
Khi cậu con trai mới lên tiểu học của tôi đùng đùng nổi giận, trừng mắt gào lên những lời đó, tôi ngẩn người hồi lâu. Tôi hoàn toàn không thể ngờ, tôi vắt óc suy tinh chuẩn bị ba bữa ăn hàng ngày, mặc kệ mưa nắng đưa đón con đi học, cùng con học bài… Dùng toàn tâm toàn ý của một người mẹ dành cho con, đổi lại, điều tội nhận được là cái trợn mắt. Vào đúng thời khắc đó, con tim tôi như hoàn toàn sụp đổ.
Nỗi lòng của một người mẹ thất bại khi dạy con
Tôi không nhẫn chịu nổi, suy nghĩ lại những điều đã qua; và cảm thấy bản thân thực sự là một người mẹ thất bại. Sau khi suy ngẫm, tôi quyết định viết ra những lời này, muốn cảnh tỉnh những vị phụ huynh từng giống như tôi; chân tay lúng túng, không biết làm sao để dạy con mình.
Giáo dục con cái là sự tu hành vừa phạm sai lầm vừa thấy hối hận; nhưng vĩnh viễn không thể bắt đầu lại. Trên con đường này, tôi đã tụt xuống rất nhiều hố, và tới giờ còn thấy tiếc nuối. Nếu có thể dạy dỗ lại con, tôi nhất định sẽ không phạm phải những sai lầm ngày càng đẩy con xa mình.
Nếu có thể dạy con lại từ đầu, tôi sẽ không sử dụng sự tức giận thay thế giao tiếp. Chắc rằng ai làm mẹ cũng từng có lúc nổi cáu với con. Tôi cũng không ngoại lệ.
Có nên quát mắng khi dạy con học?
Tôi còn nhớ mỗi lần con làm bài tập về nhà đều có thể “kéo dài công việc” tới mức tối đa:
Viết được hai chữ thì sờ chỗ nọ mó chỗ kia, làm được hai bài thì đi uống nước, đi vệ sinh; không thể tập trung làm việc chỉ một phút. Có lần ngồi cùng con làm bài từ khi ăn cơm tối xong tới 9h đêm; mà không thể làm xong một trang bài tập toán. Kiểm tra lại phần con đã làm, hoàn thành được 8 bài thì sai 4, 5 bài. Lúc có cơn cáu giận nổi lên, tôi hét lớn:
“Sao mẹ lại sinh ra đưa con ngu ngốc như con nhỉ, 33+17 và 17+33 chẳng là một hay sao? Tại sao một cái có thể bằng 50, cái kia lại bằng 49?”. “Đầu óc con để đi đâu vậy, một bài toán đơn giản như vậy cũng không biết làm”.
Sau khi bị mắng, con trai tôi có đôi chút sợ hãi, nước mắt lưng tròng, cuối cùng không chịu nổi khóc òa lên. Từ đó làm bài tập, rõ ràng tôi cảm nhận được con do dự hơn khi điền các đáp án. Viết từng nét bút đều len lén quan sát nét mặt tôi, có lúc đã viết đáp án đúng, lại tẩy đi tẩy lại, sửa thành đáp án sai.
Quát mắng là một loại hình bạo lực bằng ngôn ngữ
Tôi đột nhiên nhận ra: Việc tôi lớn tiếng với con, không những không khởi tác dụng tích cực; ngược lại còn làm đánh trúng sự tự tin ít ỏi của con, khiến con càng trở nên nhát gan, không dám tùy ý hạ bút. Sau này, khi nói chuyện với một nhà tâm lý, tôi mới biết: Quát mắng cũng là một loại hình bạo lực bằng ngôn ngữ. Lớn tiếng cao giọng quát mắng, cũng sẽ giống như một quả bom, khiến tâm lý trẻ cảm thấy không an toàn.
Chúng ta cho rằng, tất cả những gì mình làm cho con là vì muốn tốt cho chúng; nhưng lại không biết rằng quát mắng kỳ thực chính là dùng cảm xúc tiêu cực tấn công con không chút kiêng kỵ; khiến con thường xuyên sống trong cảm giác bất an và sợ hãi.
Tôi luôn cho rằng đánh con mới là làm tổn thương tới nó; nhưng không biết rằng nói những lời tổn hại tới con, cũng đồng thời có thể để lại những tổn thương sâu không thấy đáy.
Sự quát mắng giống như cuồng phong bão táp, chỉ có thể khiến con đóng chặt cánh cửa nội tâm; sự nhẹ nhàng hòa ái cũng giống như làn mưa xuân, thực sự có thể thấm vào tâm linh trẻ.
Người mẹ dùng tiền thưởng khích lệ con có thực sự tốt?
Có nhiều bậc phụ huynh nói với con, chỉ cần thành tích học tập tốt thi đứng thứ mấy thứ mấy trong lớp, mẹ sẽ thưởng cho con bao nhiêu tiền, để khích lệ trẻ. Tôi cũng làm như vậy, vì thấy hiệu quả rõ ràng hơn so với việc nói đạo lý mỏi mồm và đi sau thúc giục trẻ.
Kỳ thi cuối học kỳ lần trước, tôi hứa với con trai, chỉ cần lần này bài thi toán và ngữ văn đều được trên 80 điểm, tôi sẽ thưởng tiền cho con. Cuối kỳ nhận kết quả, con trai vừa hay đạt được theo yêu cầu. Vì thế, tôi còn dương dương tự đắc, cho rằng cách này thực sự có thể áp dụng.
Mãi cho tới mấy ngày trước, khi tôi cảm thấy toàn thân bất lực, nôn mửa và tiêu chảy như bị ngộ độc; mệt lả không thể dậy khỏi giường, bèn gọi con trai tới nhờ con lấy lọ thuốc trong tủ thì cậu con trai ra điều kiện: “Mẹ ơi, con lấy thuốc cho mẹ khi mẹ khỏi bệnh mẹ thưởng cho con một con rô bốt biến hình nhé, các bạn trong lớp con đều có rồi”.
Lúc đó tôi đột nhiên cảm thấy lạnh từ đầu tới chân. Mẹ đang bệnh không dậy nổi; nhưng con trai lại chỉ nghĩ làm sao để mẹ thưởng. Tôi hết sức hối hận, tại sao hàng ngày lại dùng cách khen tưởng để giáo dục con; nay đã hình thành thói quen chỉ nhìn thấy tiền, không nhìn thấy những thói hư tật xấu của mình.
Sự sai lệch của cách giáo dục dùng tiền khen thưởng
Quan hệ tình thân gia đình không phải là giao dịch buôn bán, cách giáo dục dùng tiền khen thưởng; khi dùng nhiều, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá trị quan của con. Theo thời gian, sự giúp đỡ và quan tâm chăm sóc giữa những người thân trong gia đìn; trong mắt con đều sẽ có thể trở thành lợi thế trao đổi; đây mới là điều đáng sợ, để lại tai họa về sau đáng sợ nhất. Chỉ tiếc rằng tới bây giờ tôi mới nhận ra đạo lý này. Nhìn thấy đứa trẻ tựa hồ như thân quen lại có chút xa lạ này, tôi không ngừng thất vọng và hối hận.
Nếu có thể dạy dỗ, giáo dục lại con tôi nhất định sẽ không dùng tiền để khích lệ con; sẽ dùng tình yêu và quan niệm về tiền bạc đúng đắn để gieo vào tâm con. Tôi nhất định sẽ nói với con, “Tiền không thể đổi lại tất cả những thứ con muốn; ví dụ như niềm vui và tình cảm”.
Chưa bao giờ thực sự lắng nghe con nói
Gần đây, con trai ngày càng phản đối tôi, muốn tới gần nó hơn một chút; thì nó luôn biểu hiện phản ứng không đồng ý. Điều này khiến tôi cảm thấy vô cùng tủi thân và chán nản. Tôi chia sẻ điều này với chồng, anh nói: “Đó là vì em chưa bao giờ thực sự lắng nghe con nói”. Những lời nói của chồng như nhắc nhở làm tôi phải nhìn lại bản thân; và thực sự phát hiện đã lâu lắm rồi chưa lắng nghe con tâm sự; còn chồng thì ngược lại, tối nào trước khi đi ngủ cũng chia sẻ, trò chuyện cùng con.
Khi con học mẫu giáo, mỗi lần từ trường về nhà, vừa vào cửa con sẽ không ngừng gọi mẹ; và muốn kể cho tôi mọi điều xảy ra ở trường. Tuy nhiên, khi đó tôi chỉ bận rộn chuẩn bị bữa tối, trả lời qua loa lấy lệ: “Đợi tí nữa rồi nói, nhanh rửa tay ăn cơm con”. Cả con và tôi đều biết rằng, “Đợi một tí” đó sẽ không thể xảy ra.
Không chú ý tới con
Có lần con trai từ trường về nhà tâm trạng rất không tốt, nói chuyện với mọi người trong gia đình cũng rất hung dữ. Tôi biết rõ con đang không vui, nhưng chỉ lo giáo dục con, không được thể hiện bộ mặt như vậy ở nhà; mà chưa từng nghĩ sẽ hỏi con ở trường xảy ra ra việc gì; tại sao con không vui. Nghĩ lại từng việc, tôi mới chợt phát hiện, mình đã không chú ý tới con như thế nào.
Những lời con không được nói ra, những lần con chia sẻ bị tôi coi như “gió thổi ngang tai”; vào tai nọ ra tai kia, kỳ thực đều là tình yêu và sự nương tựa của con với mình; chính tôi tự tay vứt bỏ. Tôi làm mẹ, nhưng luôn tổn thương tới đứa con mà mình yêu thương nhất mà không biết.
Điều đáng tiếc là mãi cho tới nay người mẹ mới hiểu được
Tôi thường trách con không nghe lời; nhưng chưa bao giờ suy nghĩ lại, tôi cũng chưa bao giờ nghe lời con nói. Trong việc giáo dục con, tôi luôn là người hấp tấp, nôn nóng. Khi con chưa mở miệng, tôi đã không nhẫn nhịn mà vội vàng nói một loạt. Cũng từ đó dần dần con học được cách im lặng, không dốc bầu tâm sự.
Trong tâm lý học có từ “lo lắng mang tính tồn tại”, nghĩa là cho dù con trẻ nói điều gì, cha mẹ đều chỉ có một loại thái độ lạnh lùng, qua loa lấy lệ; trẻ sẽ cảm giác bản thân không tồn tại, không được yêu thương. Kỳ thực mỗi đứa trẻ ban đầu đều muốn dốc bầu tâm sự với mẹ, cũng muốn nghe lời người mẹ nói. Chỉ đáng tiếc, chúng ta luôn không cẩn thận phạm cùng một sai lầm: Quên đi việc lắng nghe con nói.
Nếu được làm lại tôi sẽ không coi lời con nói như “gió thổi ngang tai”. Nguyên nhân vì cuối cùng tôi đã hiểu, muốn con nghe lời; trước tiên người làm cha mẹ như chúng ta cần học cách lắng nghe con nói. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều là một tờ giấy trắng, cha mẹ chính là họa sĩ. Tờ giấy trở thành như thế nào, điều then chốt đều do phụ huynh”.
Giáo dục trẻ nhỏ thực sự là một việc không dễ dàng
Là những người làm cha làm mẹ, chúng ta vĩnh viễn không thể ngừng học hỏi và tự suy nghĩ lại những gì mình làm. So với việc làm một người mẹ hoàn hảo, một người mẹ tự biết xem xét bản thân và trở thành người bạn để con chia sẻ mọi chuyện, mới là phúc khí cả đời của một đứa trẻ.
Theo aboluowang
Xem thêm: