Làm ngành y nhưng anh Phong lại rất coi trọng tiền bạc và cuộc sống giàu sang. Nhân sinh quan anh thay đổi từ ngày biết đến Phật Pháp.
Khao khát kiếm thật nhiều tiền
Anh Nguyễn Đình Phong, sinh năm 1987, hiện đang sinh sống tại xã Thanh Trù, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Anh là kỹ thuật viên vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Anh tâm sự:
“Hồi tôi học lớp sáu lớp bảy, ở vùng quê trung du vào đêm hè nằm ở sân nhìn lên bầu trời cao đầy những vì sao lấp lánh, tôi thường có nhiều câu hỏi: ‘Sau khi người ta chết họ sẽ đi về đâu? Phía sau cái chết và ý nghĩa thực sự của con người khi sinh ra là gì?’ Nhìn vào khoảng không mênh mông trên bầu trời đêm đầy bí hiểm khiến tôi cảm thấy chơi vơi và hụt hẫng.”
Nhưng rồi những câu hỏi thuở nhỏ của anh cũng dần phai mờ theo năm tháng. Thuận theo dòng chảy của xã hội, anh sống thực dụng và khao khát kiếm thật nhiều tiền; điều đó trở thành mục đích sống khi anh trưởng thành.
Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng kỹ thuật Y tế Hải Dương chuyên ngành vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, anh về công tác tại Viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài thời gian làm việc trong bệnh viện, anh còn nhận trị liệu ngoài giờ cho các bệnh nhân đang điều trị ngoại trú. Anh nhận trị liệu phục hồi chức năng, xoa bóp, bấm huyệt, tiêm truyền tại nhà cho nhiều bệnh nhân…
Chìm đắm trong danh lợi
Năm 2010, trong khi điều trị, một bệnh nhân bị sốc phản vệ. Do mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm, anh Phong đã thực sự hoảng loạn khi đối diện với tình huống này. Chú ruột của anh cũng là bác sĩ đã chỉ dẫn đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời.
Nhìn thấy bệnh nhân bị sốc thuốc anh vô cùng hối hận. Anh nói: “Thậm chí lúc đó nếu bảo tôi chết thay cho họ, tôi cũng sẵn lòng”. Anh đã chuẩn bị tinh thần chịu nhận mọi hình phạt và phí tổn mà người nhà bệnh nhân sẽ dành cho anh.
Một tuần sau, bệnh nhân ổn định trở lại, gia đình họ cũng không truy cứu trách nhiệm với anh Phong, anh rất biết ơn họ. Anh theo chăm sóc cho bệnh nhân một thời gian, thấy ổn định rồi thì anh không quay lại nữa. Đây là điều khiến anh đến nay vẫn rất day dứt. Anh hy vọng qua bài viết này có thể gửi lời xin lỗi đến họ.
Khi mọi thứ lắng xuống, tư tưởng muốn kiếm tiền của anh lại trỗi dậy. Anh đi làm ngoài giờ; điều trị cho bệnh nhân thì như là ‘ban ơn’. Đôi khi anh còn nhận ‘quà cáp’ cảm ơn từ bệnh nhân và cho đó là tất nhiên.
Tìm thấy chân lý trong vòng luẩn quẩn cơm-áo-gạo-tiền
Năm 2011, anh họp lớp tại Hải Dương, người bạn ở Bắc Ninh tặng anh quyển sách Chuyển Pháp Luân (quyển sách chính của Pháp Luân Công) và nói rằng môn này rất tốt. Trước đó, vì là kỹ thuật viên chuyên về trị liệu nên anh Phong cũng có tìm hiểu về thiền. Anh có biết đến Pháp Luân Công từ vụ tự thiêu giả ở quảng trường Thiên An Môn và môn này đang bị đàn áp tại Trung Quốc. Tuy nhiên anh không quan tâm lắm, vì nghĩ cuộc đàn áp ở tận Trung Quốc nên không liên quan đến mình.
Cầm cuốn sách về nhà, thỉnh thoảng anh đọc một tí, tập một vài động tác, hoặc nghe một vài bài giảng… Anh cũng thấy hay, cũng hiểu ra một chút về làm người tốt.
Năm 2014, anh Phong biết ở Vĩnh Yên có một nhóm học viên đang luyện công ở quảng trường. Khi anh ra đó thì gặp một bác từng làm cấp cao trong ngân hàng. Bác ấy trước khi tu luyện bị ù gần như điếc một bên tai, nhưng khi luyện bài công pháp thứ 2 của Pháp Luân Công (Pháp Luân Trang Pháp), tai bác có cảm giác như bị kiến bò; sau vài lần như thế là bác có thể nghe lại được.
Anh Phong nghe vậy thì thấy rất thần kỳ. Anh về nhà luyện công đều đặn hơn thì thấy cũng rất hiệu quả. Lúc đó anh chưa minh bạch nhiều nội hàm tu luyện của Pháp Luân Công vì đọc sách còn ít.
Minh bạch Pháp lý
Nhưng sau khi đọc hết một lượt kinh sách của Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp), anh đã minh tỏ toàn bộ những câu hỏi thời thơ ấu. Anh biết được đằng sau cái chết là gì? Rằng chết không phải là hết, Thần Phật là có thật, tiền không phải là mục đích cuối cùng của cuộc sống… Khi thấu tỏ được những điều này, anh thấy cuộc sống thật nhẹ nhàng và thanh thản.
Nhớ lại năm 2011 anh từng muốn bỏ nghề để ra ngoài làm việc kiếm tiền. Trong tâm anh toàn là những suy nghĩ về việc làm giàu, nếu cứ làm nghề này thì anh nghĩ sẽ khó mà giàu được. Tuy nhiên khi đọc sách nhiều rồi anh mới hiểu ra, con người giàu hay nghèo đều từ đức mà ra. Nếu không có đức thì không có gì hết.
Anh cũng hiểu ra được vẻ đẹp thuần thiện mà nghề anh đang làm. Anh không còn suy nghĩ muốn bỏ việc nữa. Anh dùng nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn để đối xử với bệnh nhân, yêu thương họ như người thân của mình. Anh không còn phân biệt bệnh nhân giàu hay nghèo như trước; anh quan tâm và chăm sóc họ tận tình.
Dùng Chân – Thiện – Nhẫn đối xử với bệnh nhân
Một lần nọ, bệnh nhân của anh là một người già, nhà rất nghèo khó, phải sống bằng tiền trợ cấp; lại phải nuôi thêm đứa cháu ngoại tinh thần không tỉnh táo vì bố mẹ cháu đã mất. Thấy anh Phong tận tình chăm sóc bà rất cảm động và muốn trả ơn anh gì đó. Bà lão tìm lần mãi được 51.000 và đưa cho anh, anh rất cảm động và từ chối. Còn rất nhiều lần bệnh nhân tặng tiền như vậy nữa, nhưng anh đều không nhận.
Ngoài ra, trước đây khi hết giờ làm mà có bệnh nhân đến thì anh rất khó chịu vì phải làm thêm giờ. Nhưng bây giờ anh vẫn vui vẻ tiếp đón bệnh nhân bình thường. Với đồng nghiệp thì anh cũng khiêm tốn để học hỏi. Trước anh hay rượu chè bù khú thì nay cũng đã bỏ được.
- Pháp Luân Công là gì? Khỏi bệnh nhờ môn khí công hàng triệu người yêu mến
- Lời nhắn của bác sĩ sáng lập bệnh viện: “Có bệnh cầu vái tứ phương, nếu đã cùng đường còn có Khí Công”
Không cầu mà tự được
Coi nhẹ tiền bạc nhưng cuộc sống của gia đình anh lại dần khá hơn, đúng là “không cầu mà tự được”. Vợ chồng anh lấy nhau được bố mẹ đôi bên chúc phúc cho một ít, còn lại vợ chồng anh đều tự lập. Năm 2014, vì tài chính khó khăn anh mua mảnh đất trũng được bồi từ cái ao, lại có dây điện cao thế chạy qua, đấu giá lúc đó là 4 triệu/m. Anh mua với tâm thái phẳng lặng, vì anh hiểu được mọi thứ đến với mình đều là quan hệ nhân duyên không thể cưỡng cầu mà có được.
Sau 5 năm, cột điện cao thế được dỡ bỏ và con đường mới chạy qua. Khu đất của vợ chồng anh bỗng chốc lên giá từ 4 triệu/m lên 30 triệu/m. Rồi anh xây được nhà 3 tầng, mở được cửa hàng thuốc, đây là điều mà trước đây anh không dám nghĩ đến.
Vợ anh là chị Ánh Văn, sinh năm 1989, hiện đang giảng dạy tại trường cấp 2 Kim Hoa, Mê Linh, Hà Nội. Chị là một thạc sĩ sư phạm và có văn bằng hai về dược sĩ. Sau khi cưới, anh Phong cũng giới thiệu cho chị tập Pháp Luân Công. Chị Văn còn trẻ nhưng cũng có nhiều bệnh tật. Vậy mà tập một thời gian, bệnh tật cứ dần dần tiêu mất, chị không còn phải uống bất kỳ một loại thuốc nào nữa.
Lấy được sự tin yêu nhờ kinh doanh chân chính
Hai vợ chồng anh Phong cùng thống nhất, chỉ bán thuốc rõ nguồn gốc, có hoá đơn tài chính và giá cả phải chăng. Thực hiện kinh doanh chân chính, lành mạnh, vì vậy được người dân xung quanh tín nhiệm và tin yêu.
Có bệnh nhân điều trị ở bệnh viện về, số thuốc dư ra, họ ôm tới một bọc lớn bán lại cho vợ chồng anh Phong với giá rất rẻ. Bình thường anh sẽ nhận, vì đây là món hời, bán lại có thể thu về vài triệu. Nhưng vì đã tu luyện rồi, hiểu ra làm như vậy là không chân chính, nên anh đã từ chối.
Bệnh nhân không bán nữa mà cho không anh số thuốc đó, vợ chồng anh cũng kiên quyết từ chối. Bệnh nhân không hiểu còn nổi nóng với vợ chồng anh. Tuy nhiên sau sự việc này, người bệnh nhân đó lại trở thành khách hàng thân thiết của cửa hàng.
Dùng tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn vào kinh doanh, dù bán hàng với lãi suất thấp nhưng kinh tế gia đình anh Phong vẫn ổn định vững vàng.
Đại Pháp đã thay đổi con người anh
Anh Phong cảm thán: “Thật may mắn khi đắc được Đại Pháp, nếu không hiện giờ mình vẫn quay cuồng trong vòng xoáy kiếm tiền, áp lực công việc, xung đột, chán nản… đủ cả. Giờ mình cân bằng được rồi, thấy cuộc sống bình yên lắm”.
Từng là người rất coi trọng tiền bạc, nhưng nay anh Phong lại coi trọng Đức, mong muốn tu luyện chiểu theo Chân – Thiện – Nhẫn để ngày càng trở nên tốt hơn. Anh Phong và chị Văn mong muốn thông qua bài viết này có thể giúp mọi người tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công, bạn đọc có thể liên hệ với anh chị qua số điện thoại 097.838.0259. Hoặc bạn cũng có thể vào trang web chính của Pháp Luân Công https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.
Theo NTDVN (tác giả Vong Cơ), bản đăng lại có biên tập chỉnh sửa.