Site icon Nguyện Ước

Nghệ sỹ múa Lê Vy “Phật ở trong tâm”

Hương khói nghi ngút đậm đặc, không khí náo loạn chen chúc. Tôi lẫn trong đám người hỗn độn ấy, cố gắng không bị đẩy ra khỏi chỗ đứng. Cốt để minh chứng cho lòng thành của mình trước “Bà Chúa kho” vào ngày rằm tháng giêng năm ấy. Mong bà rủ lòng thương cho ít lộc rơi lộc vãi chứ tôi có buôn bán gì đâu mà dám vay. Vay xong biết trông vào đâu mà trả?

Ảnh nghệ sỹ Lê Vi đi chùa cách đây 30 năm

Đó là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất gần 30 năm trước. Tôi theo mọi người đi lễ tại đền Bà Chúa kho. Sau khi ra ngồi nghỉ cho đỡ mệt thì lại bị các hàng quán bên ngoài chèo kéo. Khi về đến nhà thì tinh thần lẫn thể xác mệt oải. Đến nỗi tôi chẳng bao giờ dám nghĩ đến chuyện quay lại gặp Bà lần nữa .

Tôi không thường xuyên đi chùa trừ dịp đầu năm để hưởng không khí Xuân mới. Tôi chẳng hiểu gì về cách thức lễ bái. Đến Đền, Chùa hoặc ở nhà cũng chỉ có một bài khấn duy nhất mà tôi học lỏm từ mẹ. Đơn giản lắm nhưng cũng đủ những gì cần phải “thỉnh” lên Phật rồi cảm thấy yên tâm phần nào. Vì mẹ vẫn có câu cửa miệng rằng “chỉ cần thành tâm kính là Phật độ, cứ ở hiền là gặp lành thôi”.

Xa nhà, tôi mang theo nét văn hoá đặc trưng này. Tôi cũng lập ban thờ Phật. Thỉnh thoảng thắp nén nhang vào ngày rằm, mồng một và ngày Tết truyền thống cho thêm phần ấm cúng, để xua tan cảm giác trống trải nơi đất khách quê người.

Hàm nghĩa thực sự của “Phật ở trong tâm”

Đến khi tôi có duyên đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Rất tự nhiên, tôi tự biết kiểm soát hành vi, lời ăn, tiếng nói và cả suy nghĩ của mình. Chiểu theo theo lời Sư Phụ dạy tôi hành xử thật thuần thiện. Chợt nhận ra từ trước đến nay tôi thành tâm lễ Phật là để mong đạt những điều như ý.

Tôi chợt nghĩ, nếu không có duyên đắc Pháp thì bao giờ tôi mới minh bạch ra những điều tưởng chừng đơn giản nhưng cố hữu trong suốt cuộc đời mình. Những điều mình tưởng là đúng đắn nhưng hoàn toàn ngược lại. Có bao người như mình ôm giữ tâm hữu cầu khấn Phật mà cứ tưởng là mình tín Phật?

Nếu không có duyên đắc Pháp thì sao tôi biết được phải tu để tự hoàn thiện mình, biết được thế nào là tu tâm dưỡng tính, biết phân biệt được thế nào là ‘Chân tu và Giả tu?’

Nghệ sỹ múa Lê Vy với cuốn Chuyển Pháp Luân – cuốn sách có hơn 100 triệu người đọc.

Giờ tôi đã hiểu đi lễ chùa là nét văn hoá đẹp để con người thể hiện tâm kính Phật. Thần Phật không nhìn vào việc chúng ta dâng Phật những gì, nhiều ít ra sao để đánh giá lòng thành của mình. Thần Phật chỉ nhìn nhân tâm thiện – ác, tốt – xấu.

Thay vì đi lễ để cầu tài Lộc, sức khỏe danh vọng… thì chúng tôi, những người tu luyện Đại Pháp lại đang tìm cách để buông bỏ những truy cầu ấy. Đổi lại chúng tôi tự mình có thể đạt được những điều chân chính mà chỉ có tu luyện Chính Pháp mới đắc được.

Người ta vẫn thường nói “PHẬT Ở TRONG TÂM” có nghĩa là hãy hướng tâm mà tu, hướng nội mà tìm, tu nội mà an ngoại. Chiểu theo lời Phật dạy thì Phật tính sẽ xuất lai. Bởi trong mỗi  chúng ta đều đã có sẵn Chân Thiện Nhẫn.


Lời của Ban biên tập:

Lê Vy là một diễn viên điện ảnh, nghệ sĩ múa Việt Nam. Cô là con của hai nghệ sĩ kịch nói Trần Tiến và Lê Mai, là em út của Lê Vân (diễn viên điện ảnh) và Lê Khanh (nghệ sĩ kịch nói). Cô được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú của Việt Nam.

Lê Vy chủ yếu hoạt động bên sân khấu múa. Đồng thời với điện ảnh Lê Vy cũng có những thành công lớn. Nhắc đến Lê Vy, khán giả không thể quên vai diễn của cô trong bộ phim Cây bạch đàn vô danh của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân năm 1996. Vai diễn mang lại cho cô một giải thưởng Bông Sen Vàng năm 1996. Lê Vy tham gia một số bộ phim khác đã để lại dấu dấn trong lòng khán giả như Truyện cổ tích cho tuổi 17, Trăng trên đất khách, Cây bạch đàn vô danh, Hai phía chân trời, Miền quê thức tỉnh.

(Ảnh trong bài viết này cho nghệ sỹ Lê Vy cung cấp)