Site icon Nguyện Ước

Lăn lộn trường đời gần hết kiếp người, nay tôi bước vào ‘trường’ tu luyện

Lăn lộn trường đời gần hết kiếp người, nay tôi bước vào ‘trường’ tu luyện

Lăn lộn trường đời gần hết kiếp người, nay bác Năm lại tiếp tục bước vào ‘trường’ tu luyện (ảnh nhân vật cung cấp)

Trải từ chiến trường cho đến thương trường, khi gần học xong trường đời thì bác Năm lại bước vào ‘trường’ tu luyện và tiếp tục hành trình nhân sinh.

Sớm vào chiến trường

Chúng tôi gặp bác Lê Thanh Năm (67 tuổi), nguyên Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản số 4, tại khu biệt thự Bình Hưng, Bình Chánh, Sài Gòn. Nhìn ngôi biệt thự khang trang, ít ai biết được bác cũng từng có tuổi thơ cơ cực. Bác Năm quê ở xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Sinh trưởng trong một gia đình nhà nông nghèo, đông con (nhà có 10 anh chị em), tuổi thơ của bác chỉ toàn là đói nghèo. Năm 18 tuổi, cái tuổi mà nam thanh niên ai cũng phải thực hiện luật nghĩa vụ quân sự, và bác cũng tham gia vào bộ đội. 

Bác kể: Giờ nghĩ lại thời gian huấn luyện tân binh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh vẫn thấy rùng mình. Những cậu lính trẻ “ăn chưa no, lo chưa tới” vào quân đội được ít bữa đã phải leo núi lên những quả đồi trơn trượt. Trời mưa, vắt bám đầy người. Họ phải đốn củi rồi lao những cây gỗ to ấy xuống chân đồi, quả là quá nguy hiểm. Rồi những đêm hành quân, diễn tập phải vác khẩu trung liên và 2 băng đạn cùng những trang bị cá nhân rất nặng. Bây giờ đôi lúc nghĩ lại, bác nói quả thật quá sức tưởng tượng.

Nhiều lần đối mặt với nguy hiểm

Sau thời gian huấn luyện tân binh, bác được đơn vị đưa vào trường học lái xe ở Yên Thành. Mới được 2 tháng thì trong một đêm có mấy chiếc xe tải hốt toàn bộ đơn vị lên xe, tiến thẳng vào chiến trường miền Nam. Vào đến Bình Phước, Lộc Ninh họ phải tham chiến ngay. Vì chưa được huấn luyện kỹ càng nên bác cũng giống như những người lính trẻ khác đều rất bỡ ngỡ trong việc xử lý các tình huống tác chiến. 

Chiến tranh khốc liệt nhiều lần phải đối mặt với nguy hiểm (ảnh minh họa Adobestock)

Có một lần, trong một trận tập kích, bác ở bộ phận dùng B40 để phát hỏa. Khi bên mình định bắn phủ đầu thì đạn lại bị kẹt ở rừng le. Trong một trận khác, ở trong căn hầm chữ A được ngụy trang cẩn thận thì bên đối phương có một người vượt qua trước mặt; vì cự ly gần quá nên không kịp bắn. 

Trung đội phó thấy vậy lao đến quát tháo: “Tại sao không bắn?” Đang mải phân bua thì một viên đạn M79 từ phía đối phương lao phập vào đầu trung đội phó nhưng không nổ, mặt của vị trung đội phó bị biến dạng, sưng to như quả bầu; bác Năm sợ quá mặt cũng tái xanh. Ngay lập tức, vị ấy được đưa về tuyến sau điều trị. 

Sau nhiều trận chiến, bản thân bác cũng bị sức ép bom và pháo nên cũng phải chuyển về tuyến sau điều trị. Rồi bác được chuyển sang bộ phận hậu cần.

Bước vào thương trường

Sau gần 4 năm tham gia chiến trận, (tháng 8 năm 1977), bác được chuyển ngành về công ty Kim khí vật tư khu vực 2, ở Sài Gòn. Đến năm 1980, bác gặp cô gái Nguyễn Thị Huệ (22 tuổi ) là đồng hương và đã nên duyên vợ chồng. Vợ bác rất đảm đang khéo tay, chu toàn mọi việc gia đình. Họ ở tạm trong căn nhà tập thể của cơ quan. 

Đến năm 1985, vợ chồng bác bàn nhau kinh doanh thêm để tăng thu nhập (mở một đại lý mua bán vật tư). Sau 8 năm lăn lộn trên thương trường, hai bác tích cóp mua được một lô đất rất đẹp. Năm 1993, miếng đất đó bác mua một triệu một mét vuông, thì sau 10 năm, có người đến trả bác 39 triệu một mét vuông nhưng bác cũng không bán. 

Có số vốn kha khá và thấy được lợi nhuận lớn, vợ chồng bác thế là chuyển sang buôn bán bất động sản. Khi có của ăn của để, vợ chồng bác quyết định xây nhà, chính là ngôi biệt thự đang ở bây giờ.

Thời còn đương chức, bác nhiều lần được đi công tác ở nhiều nước Đông Nam Á như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan… Còn có cả những chuyến sang Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Mỹ… Nếu không bị bệnh tật đeo bám thì các chuyến đi sẽ thú vị, tuyệt vời hơn nữa.

Bác Năm có cơ hội được đi nhiều nước trên thế giới, ảnh chụp trước Điện Capitol ở Mỹ (ảnh nhân vật cung cấp)

Tuổi trẻ bán sức khỏe mua vàng, khi về già lại bán vàng mua sức khỏe

Khi nghỉ hưu, cuộc sống của hai bác an nhàn đầy đủ, cô con gái lớn đã lập gia đình; còn hai cô con kế tiếp cũng đều học hành thành đạt, công việc ổn định. Khi còn trẻ thì hai bác “bán sức khỏe để mua vàng; giờ về già thì bán vàng để mua sức khỏe”. Nhưng vàng có mua được sức khỏe đâu! Những căn bệnh thấp khớp mãn tính, viêm dính cột sống, thoát vị đĩa đệm, phình động mạch chủ, đau bao tử, tim mạch, tiền đình, mất ngủ triền miên… cứ luôn đeo bám hành hạ làm bác chẳng có ngày nào yên.

Mỗi ngày vài vốc thuốc uống theo giờ. Thuốc tây, thực phẩm chức năng, thuốc đông y phải chất đầy hai bao góc nhà. Nhưng rồi cũng chẳng ăn thua gì. Bác ao ước giá có phép màu nào mà mình khỏi được bệnh thì đổi cả gia tài cũng chẳng tiếc.

Duyên lành đến rất tự nhiên

Duyên may đã đến, vào một ngày năm 2017, hai vợ chồng bác được anh ruột là Lê Minh Tuấn ở quận 2, Sài Gòn giới thiệu cho pháp môn Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công). Nhưng nghe thấy họ bảo dậy tập từ 4 sáng, bác đã thấy ngại và cũng chẳng buồn để tâm đến. 

Sau năm, bảy lần nghe anh trai rủ tập mà vẫn chưa biết từ chối thế nào thì một hôm anh ấy bảo tuần sau có buổi chia sẻ tại nhà anh, mời chú mợ đến nghe. Nể vợ chồng người anh ruột, bác Huệ (vợ bác) bảo là: “Hay mình cứ đến. Còn tập hay không là tùy ở mình cơ mà!” Thế là hai bác sang đó dự buổi giao lưu chia sẻ. 

Trong buổi chia sẻ ấy, được nghe bác sĩ Lê Thị Thanh Thái (nguyên Trưởng khoa tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh) kể chuyện về cuộc đời mình; và một giảng viên trường đại học Khoa học Xã hội Nhân văn chia sẻ, bác mới biết được Pháp Luân Công tốt ra làm sao? Buổi chia sẻ ấy đã làm bác chấn động tâm can. Ngay sáng hôm sau, bác đã muốn ra điểm luyện công.

Bác Năm bước vào tu luyện sau khi nghe được chia sẻ của các học viên Pháp Luân Công (ảnh nhân vật cung cấp)

Tham gia ‘trường’ tu luyện

Ngày 19 tháng 8 năm 2017 bác bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Và cũng khá trùng lặp, đó cũng là ngày bác rời quê thoát ly đi công tác. Cái ngày bác chính thức bước vào trường đời, thì nay cũng lại là ngày bác bước vào ‘trường’ tu luyện. ‘Ngôi trường’ mới này đã cải biến bác thành một con người hoàn toàn khác.

Luyện công được ít hôm (khoảng tháng rưỡi) bác đã cảm nhận được sự thay đổi kỳ diệu; thân thể nhẹ nhàng, không còn thấy bệnh tật gì nữa. Đặc biệt là cái lưng còng đã thẳng được, đi lại dễ dàng như thời trai trẻ. Bác quyết định lấy hai bao thuốc ở góc nhà đem cho người khác.

Tâm tính thay đổi hoàn toàn

Hai vợ chồng bác Năm đang luyện bài công pháp số 5 của Pháp Luân Công (ảnh nhân vật cung cấp)

Bác Năm vốn là người cầu toàn, khó tính, lại thêm đau đớn do bệnh tật hành hạ triền miên… nên dường như lại càng khó tính hơn. Mỗi khi bác về đến nhà là các con cứ lo sợ, len lét như rắn mùng 5 (*). Hàng ngày, khi mấy mẹ con đang chuyện trò vui vẻ, thấy bóng bố về là các con chạy hết về phòng riêng. Nhà thì rộng, cũng không ít người quá nhưng chẳng mấy khi nghe thấy tiếng nói, tiếng cười …

Vậy mà bước vào tu luyện, bác đã thay đổi hoàn toàn. Ngôi nhà của bác giờ đây tràn ngập niềm vui và tiếng cười. Những người thân và bạn bè ở xung quanh đều cảm nhận được sự thay đổi tích cực từ sức khỏe đến tâm tính của bác nên nhiều người cũng bước vào tu luyện Pháp Luân Công.

Hai bác cũng đã sang Đài Loan 2 lần để tham dự Pháp hội (nơi các học viên Pháp Luân Công chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình) và xem Thần Vận (Chương trình âm nhạc và múa cổ truyền với chất lượng hàng đầu thế giới do các học viên Pháp Luân Công biểu diễn). Ở đây 2 bác đã gặp rất nhiều học viên với các lứa tuổi và giai tầng xã hội khác nhau ở nhiều nước trên thế giới. Hai bác đã được nghe rất nhiều câu chuyện thần kỳ của những người chân chính thực tu.

Lăn lộn trường đời gần hết kiếp người, nay bác bước vào ‘trường’ tu luyện

Đại Pháp đã thay đổi bác thành một con người hoàn toàn khác (ảnh nhân vật cung cấp)

Bác Năm nhớ đến cô em gái thứ 7 đã mất từ hồi 7-8 tuổi do bị ốm nặng, hai chân bị phù lên mà chẳng hiểu bị bệnh gì. Nhưng khốn nỗi lúc đó nhà nghèo quá; đến cơm còn chẳng đủ ăn thì nói chi đến việc khám bệnh, mua thuốc. Được ít ngày thì từ giã cõi đời để lại nỗi đau xót khôn nguôi cho cả gia đình. Cứ mỗi lần nhớ đến bác Năm lại cảm thấy tội nghiệp; vừa thương tiếc người em, vừa cám cảnh cho thân phận những người nghèo có bệnh tật.

Bác Năm nghĩ nếu ai cũng có thể biết và tập Pháp Luân Công, một pháp môn hoàn toàn miễn phí thì chẳng phải là tốt đẹp quá hay sao? Bác gần hết kiếp người lăn lộn trong trường đời, nhưng rồi thấy mình cũng chỉ là ‘học sinh’ trong ‘trường’ tu luyện. Bác muốn chia sẻ để giúp đỡ bất kỳ ai muốn tu luyện Pháp Luân Công; bạn  đọc có thể liên hệ với bác Năm qua số điện thoại 0903 813 757. Hoặc cũng có thể vào trang web chính của Pháp Luân Công https://vi.falundafa.org/, hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.

Ghi chú: (*) Dân gian lưu truyền ngày mùng 5 tháng 5 là ngày giết sâu bọ nên khó có ai nhìn thấy con rắn nào xuất hiện vào ngày hôm đó.

Xem thêm video: