Tôi sống trong kiêu hãnh và đau khổ. Chỉ khi đọc cuốn sách ấy, cuộc đời cô giáo dạy văn như tôi mới bước sang trang mới tươi đẹp.
Lúc còn trẻ, tôi xinh xắn, ngoan ngoãn, chăm học và vô cùng mơ mộng. Ra trường, tôi là một cô giáo ham đọc sách, yêu nghề, yêu trò, được đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh học sinh tôn trọng.
Sóng gió cuộc đời dù dập vùi thương đau nhưng ít người biết tôi không hạnh phúc. Tôi đã đau đớn đến tột cùng nhưng tôi không gục ngã.
Chỉ khi những lời giảng trong cuốn sách kì diệu ấy thấm sâu vào trái tim tôi, cái thành trì kiêu hãnh kiên cố ấy mới hoàn toàn vỡ vụn. Tôi tỉnh ngộ và nhận ra mình quá nhỏ bé và đáng thương. Tôi cũng ngạc nhiên gọi điện cho em gái: “Em ơi! Tự nhiên chị nhận ra chị không còn đau khổ nữa.”
Như con tằm rút ruột nhả tơ cho đời, tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho ai đó. Mong bạn đọc rộng lòng đón nhận.
Cô giáo dạy văn nặng lòng với nghề
Tôi là Trịnh Thị Tố Trinh, sinh năm 1960, sinh ra và lớn lên tại quê hương quan họ Bắc Ninh. Tôi vào Đại học mang theo lời dặn của mẹ: “Phải lấy cẩn thận làm đầu”. Tôi ngây thơ, non nớt nên mẹ lo lắng.
Bước chân vào trường Đại học, tôi như cá gặp nước, thỏa sức bơi trong biển tri thức mênh mông. Vốn là người ham tìm hiểu, giờ ở môi trường mới, được tha hồ đọc sách trên thư viện, tôi vui sướng vô cùng. Tôi đặc biệt yêu thơ. Mấy cuốn sổ chép cả nghìn bài thơ và thuộc lòng. Tôi đắm mình trong thế giới ấy.
Tôi là một trong hai sinh viên tiên tiến của khóa. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội I vào năm 1981, tôi đi dạy ở nhiều nơi. Năm 1998, tôi về dạy học tại trường THPT Hàn Thuyên – Bắc Ninh là ngôi trường mà tôi đã từ đó trưởng thành.
Mỗi khi bước chân vào lớp, tôi quên hết muộn phiền. Tôi thả hồn vào bài giảng và tôi lại có những phút thăng hoa. Có bài thơ tôi đọc xong, lớp học lặng đi rồi tiếng vỗ tay vang lên. Như thế, cơ bản là các em đã hiểu bài. Tôi tìm thấy niềm vui và niềm hạnh phúc trong công việc của mình.
Giọt đắng cuộc đời như câu thơ vỡ vụn
Tôi mơ ước một gia đình hạnh phúc và hết lòng chăm sóc cho cuộc sống gia đình, nhưng hạnh phúc lại không đến với tôi.
Tôi đã trải qua những tháng ngày sống trong muộn phiền, đau khổ âm thầm. Và rồi như một điều không thể tránh khỏi, gia đình tôi tan vỡ khi tôi ở tuổi 50. Tôi thật sự không còn muốn sống. Tôi muốn chết. Tôi chỉ muốn chết. Những ý nghĩ ấy, tôi giấu kín trong lòng. Ở trường rất ít người biết chuyện của tôi.
Người nhà sợ tôi không chịu được cú sốc tinh thần ấy. Bạn thân của tôi lo tôi đi đường gặp tai nạn. Sau này tôi mới hiểu tại sao cuộc đời cô giáo dạy văn như tôi lại diễn ra như thế. Và khi ấy, lòng tôi lập tức nhẹ tênh. Bao đau khổ oán hận vụt tan biến. Chính là nhờ một cuốn sách kì diệu.
Ôm giữ quan niệm cố hữu mà đánh mất Thánh duyên
Năm 2014, một người bạn thân thời sinh viên gọi điện cho tôi. Bạn nói rằng môn tu luyện Pháp Luân Công rất tốt. Bạn bảo tôi mở video nghe 9 bài giảng của Ngài Lý Hồng Chí trên mạng Internet mà xem.
Tôi mở ra nghe thử, nhưng thấy lẫn cả tiếng Trung, tiếng Việt nên thôi không nghe nữa. Sau đó, bạn mời tôi sang nhà chơi, mở cho tôi xem một video giới thiệu về Pháp Luân Công. Bạn hào hứng kể chuyện người này người kia khỏi đủ thứ bệnh nhờ tu luyện môn này. Tôi vừa nghe vừa thầm thương hại bạn. “Nó mê muội, mụ mẫm đến thế này ư? Hoang đường thế mà cũng tin được”.
Tuy vậy, khi bạn đưa cuốn “Chuyển Pháp Luân” – cuốn sách chính của Pháp môn này bảo tôi mang về đọc, tôi cũng mang về. Tôi đọc nhưng cảm thấy như đi vào rừng rậm, hiểu rất ít và cơ bản không tin những gì viết trong sách. Lúc đó, tôi chỉ gọi Sư phụ Lý là “tác giả sách”.
Nhưng thật kì lạ, sau mấy tháng vừa đọc sách vừa buồn ngủ, kết hợp tập luyện năm bài công pháp, cả thân và tâm tôi thay đổi một cách diệu kì. Người quen gặp tôi đều trầm trồ khen. Em trai tôi nói: “Chị hình như càng sóng gió lại càng trẻ khỏe ra”. Tôi còn được trải nghiệm một số điều kì diệu như trong sách nói nhưng lúc đọc không thấy hoặc không nhớ. Lòng tôi rất hân hoan. Gương mặt tôi rạng ngời.
Nhưng…
Mặc dù tự mình đã trải nghiệm những thay đổi kì diệu và tốt lành khi đọc sách và tập Pháp Luân Công nhưng tư tưởng tôi vẫn là tư tưởng của một người không tin vào Thần Phật. Tôi chỉ tin vào khoa học. Một lần đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi “phát hiện” ra một điều mà lúc ấy tôi cho là “vô lí lắm”, “vô lí sờ sờ ra thế”. Tôi cho là “người này” tức Sư phụ Lý không đáng tin. Tôi quyết định bỏ, không tu luyện nữa. Tôi cho rằng mình tỉnh táo sáng suốt và tôi thương những người đang theo môn này. Tôi thấy họ thật đáng thương…!!!
Nhưng người đáng thương lại chính là tôi, may thay cơ duyên lại đến
Bỏ tu luyện, những thứ không tốt lại trở lại với tôi. Tôi lại buồn chán và mệt mỏi. Tôi tiếc nuối những ngày hạnh phúc, thân tâm đều khỏe khi tôi còn tu luyện. Mặc dù bỏ tu luyện nhưng mỗi đêm trước khi ngủ tôi vẫn nhẩm đọc bài Luận Ngữ mà tôi đã thuộc ở đầu cuốn Chuyển Pháp Luân. Thực ra tôi cũng không biết tại sao tôi lại đọc. Sau này tôi hiểu rằng đó là “duyên”.
Tháng 6.2015, một người bạn gọi điện mời tôi tham dự lớp 9 ngày lần đầu tổ chức ở Bắc Ninh. Trong khóa học, học viên được nghe Sư phụ giảng Pháp và hướng dẫn luyện công qua video. Vừa vì nể bạn quá nhiệt tình vừa vì có chút tâm lí cầu may, tôi đã tham gia. Tại đây tôi được tận mắt, tận tai nhìn thấy, nghe thấy những người bằng xương bằng thịt kể những câu chuyện họ đã hết bệnh, kể cả bệnh ung thư máu nhờ tu luyện. Tôi tròn mắt nghe nhưng vẫn không thật sự tin. Những câu chuyện ấy chẳng có cơ sở khoa học nào cả.
Tôi thắc mắc: “Tại sao thế giới có tới hơn 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công? Trong số ấy, nhiều người là trí thức cao cấp, là chính trị gia. Chắc chắn họ không dốt hơn mình. Vậy điều gì khiến họ tin để mà tu?”
Trong rất nhiều Kinh sách của Pháp Luân Công, trước đây, tôi mới chỉ đọc vài ba quyển. Nay tôi quyết định phải nhanh chóng đọc hết toàn bộ để tìm câu trả lời. Và đây là quyết định đúng đắn nhất trong cuộc đời tôi.
Cuộc đời cô giáo dạy văn chính thức sang trang mới
Tôi đã nghỉ hưu nên có nhiều thời gian đọc sách. Càng đọc sách tôi càng minh bạch, càng say mê và càng thăng hoa. Một mình ở nhà mà tôi vừa đọc vừa trầm trồ không ngớt: “Hay thế! Hay thế! Sao mà hay thế!”. Tôi chỉ mong người thân đi làm về để khoe về cảm xúc, trạng thái của tôi.
Dù vốn ngôn ngữ của tôi không hề nghèo nhưng tôi cũng không thể diễn tả được hết cảm nghĩ và trạng thái tinh thần, tư tưởng và tâm hồn của mình lúc ấy. Tôi như người mù được nhìn thấy ánh sáng, như đứa trẻ lạc nhà trong những năm tháng lưu lạc, nếm đủ mọi phong ba nay tìm được mẹ cha. Lòng tôi như có hoa đang nở. Tôi hát, tôi làm thơ, viết bài hát … để diễn tả sự kì diệu của Pháp Luân Công và diễn tả niềm hạnh phúc của mình. Đó là một loại hạnh phúc mênh mang, thẳm sâu và không phụ thuộc vào hoàn cảnh cuộc sống. Rất kì diệu! Vô cùng kì diệu!
Mỗi lần mở sách, nhìn tấm hình Sư phụ, tôi lại nghẹn ngào. Tôi thầm nói: “Con vĩnh viễn biết ơn Sư phụ vì tất cả mọi điều Sư phụ đã ban cho sinh mệnh của con!”
Nhờ đọc sách, tôi không còn bị trói buộc trong nhận thức hạn hẹp trước đây. Tôi đã biết được tôi là ai, vì sao tôi có mặt ở cõi đời này, tương lai sinh mệnh tôi ra sao… Tôi cũng biết được bao nhiêu bí mật của vũ trụ, nhân thể, sinh mệnh, vạn sự vạn vật…
Nghiêm túc tu sửa mình theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn
Tôi áp dụng nguyên lý Chân Thiện Nhẫn vào cuộc sống hàng ngày. Tôi nhìn nhận, lí giải và giải quyết mọi vấn đề theo Pháp lý chân chính mà tôi học được trong sách. Lòng tôi trở nên bao dung. Tôi biết sống “tiên tha, hậu ngã”. Hơn sáu năm nay, tôi cũng không một lần đau ốm hay bệnh tật. Tất cả những người thân của tôi trước luôn lo lắng về tôi nay đều mừng cho tôi. Mọi người đều nói tôi may mắn có duyên tu luyện.
Còn nhớ năm 2014, khi tôi mới tu luyện được vài tháng, hôm giỗ mẹ tôi, cháu gái tôi nói: “Lần đầu tiên giỗ bà không thấy bác Trinh nằm.” Cháu nói thế bởi trước kia lúc nào tôi cũng thấy mệt mỏi và chỉ thích nằm. Nay tôi khỏe hơn chính tôi lúc còn là thiếu nữ. Tôi không sợ gian khổ, không sợ vất vả, không sợ nắng mưa… Tôi thành người có bản lĩnh nhưng lại hiền hơn, trong trẻo, thánh thiện hơn xưa…
Tôi nghiệm ra một điều rằng khi con người không tự trói mình trong những hiểu biết và những quan niệm vốn có thì người ta có thể đến được những chân trời mới và đưa cuộc đời mình sang một trang đời mới.
Người nào chân tu cũng thấy mình may mắn và hạnh phúc. Nhưng trong những người may mắn và hạnh phúc ấy, tôi thấy tôi là người may mắn nhất và hạnh phúc nhất.
Tặng bạn những vần thơ tôi viết từ khi tôi tu luyện
Xé màn đêm
“Sao mùa xuân chẳng lại với đời em
Chỉ thu buồn và mùa đông lạnh giá?
Mùa hạ cháy nồng cũng không thấy nữa
Lá vàng rơi và mây xám đầy trời?”
Tháng năm trôi ta than trách đầy vơi
Ta đâu hay trên cao xanh Thiên lí
Gieo nhân nào quả gặt về như thế
Trong luân hồi hoàn trả nghiệp nợ xưa
Ta đâu hay trần thế là cõi mê
Ta đâu hay có Thiên đàng, địa ngục
Ta đâu hay rằng có Thần có Phật
Ở trên kia cai quản thế gian này
Ta đâu hay rằng đức mỏng đức dày
Là nguồn cội của khổ đau hạnh phúc
Nguyện từ đây hằng tu tâm giữ đức
Trong đất trời thơm nức vạn hương xuân.
Xé màn đêm bao phủ lên cuộc đời cô giáo dạy văn
Với quyển sách vô giá, cuộc đời cô giáo dạy văn như tôi đã bước sang một trang mới đầy tươi sáng.
Cảm ơn bạn đã lắng nghe câu chuyện của tôi! Tôi để lại số điện thoại, giúp được ai điều gì tôi xin sẵn lòng: 098 4511680.
Xem thêm:
- Bước ngoặt cuộc đời của cụ bà giúp việc ở tuổi 77
- Đại Pháp đã hồi sinh cuộc đời của một thầy cúng trẻ