Con trai qua đời khiến chị Toan suy sụp, sau đó chị lại phát hiện bị bệnh ung thư phổi, bao nhiêu bất hạnh cứ đổ dồn vào chị.
Gặp chị Nguyễn Thị Toan ở thôn Giang Liễu, xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, thấy chị khỏe mạnh, da dẻ trắng trẻo hồng hào, thật khác xa với vẻ gầy gò ốm yếu mấy năm trước đây. Chị đã từng phải cầu vái tứ phương để tìm cách chữa căn bệnh ung thư phổi quái ác, có lúc đã định buông xuôi và kết thúc tất cả. Nhưng cuối cùng may mắn đã mỉm cười với chị; không những khỏi bệnh, chị còn tìm được lời giải cho cuộc sống.
Cuộc sống mưu sinh vất vả
Năm chị Toan 16 tuổi thì mẹ chị qua đời (khi đó bà mới 39 tuổi). Mẹ ra đi để lại 7 đứa con côi cút. Ngoài ra còn có ông bà nội đã già yếu; người cô ruột bị hen phổi mãn tính, không đi lấy chồng. Nhà có 11 miệng ăn chỉ trông vào một mình bố chị.
Thương bố vất vả, tốt nghiệp cấp 2 chị xin nghỉ học ở nhà để cùng bố lo toan việc gia đình. Là chị cả của 6 đứa em nên mọi việc trong nhà đều qua tay chị. Cuộc sống lam lũ vất vả quá! Nguồn sống chính của cả gia đình chị là mảnh ruộng mà mẹ đã bỏ bao công sức vỡ hoang được nằm dưới chân đồi. Thóc lúa cấy hái thu hoạch chẳng được bao nhiêu. Bữa cơm ăn thì một hạt cơm cõng mấy miếng sắn.
Cuộc sống khốn khó cứ thế “đắp đổi qua ngày”. Những người con cũng dần lớn lên như củ sắn củ khoai. Năm 21 tuổi, chị lấy chồng ở xã bên cạnh. Nhưng về nhà chồng thì chị cũng chẳng sung sướng gì hơn. Nhà chồng chị cũng nghèo như thế, có tới 5 anh chị em cùng mẹ khác cha, nhưng họ đều thương nhau như anh chị em ruột.
Chị phải vượt mười mấy cây số lên Thành phố Bắc Ninh (lúc ấy là Thị xã Bắc Ninh) tìm cách thuê vỉa hè mở hàng buôn bán hoa quả tươi để tăng nguồn thu nhập kinh tế cho gia đình. Ba đứa con trai đều ngoan ngoãn, chăm chỉ làm ăn.
Bất hạnh liên tiếp kéo đến
Nhưng bất hạnh bỗng nhiên ập đến, con trai út của chị bị tai nạn xe máy và ra đi một cách đột ngột, năm đó cháu mới 23 tuổi. Chị đau đớn đến mất ăn mất ngủ, rồi bệnh tật xuất hiện, thân thể tàn tạ, chị cũng bỏ luôn nghề bán hoa quả.
Đến năm 2015, chị thấy ngực và vai trái đau như kiến cắn rất khó chịu. Đi khám ở bệnh viện huyện thì bác sĩ chụp chiếu kết luận là tràn dịch phổi phải nằm viện. Khi đi khám tuyến trên, sau khi chụp cộng hưởng từ phát hiện chị bị ung thư phổi. Bác sĩ yêu cầu về tuyến huyện chuyển bảo hiểm y tế cho đỡ tốn tiền.
Nhưng về đến huyện để chuyển bảo hiểm y tế thì bệnh viện huyện lại gây khó khăn không chuyển cho, thế là chồng chị tức giận chửi um cả lên. Chị lại “khóc đất kêu trời”, bảo chồng: “Có bệnh thì vái tứ phương, anh nóng tính thế thì ai người ta còn muốn chữa bệnh cho em nữa.” Và chị quyết định không lên tuyến trên để chữa bệnh nữa mà ở nhà để cắt thuốc nam. Mỗi ngày 1 thang, uống mấy tháng cũng chẳng chuyển biến gì; cứ ngửi mùi thuốc sắc là chị thấy muốn nôn rồi.
Chị vô cùng buồn bã: “Tại sao bao nhiêu nỗi bất hạnh cứ đổ hết cả lên đầu mình?” Lúc ấy chị muốn buông xuôi và thoát khỏi cuộc sống quá mệt mỏi này. Nhưng rồi lại nghĩ đến những người thân nên không dám thực hiện.
Trong tuyệt vọng lại thấy hy vọng
Chị tìm đến với Phật giáo, đi chùa, cầu cúng đọc kinh sám hối, đọc Chú Đại Bi sớm hôm chiều tối; in ấn kinh Phật công đức vào các chùa; xin Phật phù hộ cho mình tai qua nạn khỏi… Có người bảo chị trình đồng mở phủ, trả nợ tào quan, di căn hoán số… Ai bảo gì chị cũng làm. Nhưng tốn kém bao nhiêu tiền mà cũng chẳng ăn thua gì! Đúng vào lúc tuyệt vọng nhất thì chị lại tìm thấy hy vọng.
Vào cuối tháng giêng năm 2016, khi đến nhà họ hàng chơi có bà chị dâu cũng bị ung thư phổi, chị dâu cho chị xem bài chia sẻ của một học viên Pháp Luân Công ở Bắc Ninh và cuốn “Sức khỏe là vàng”.
Chị đọc và thấy phù hợp với hoàn cảnh của mình. Thế là ngay hôm ấy, chị dâu chở chị lên Đáp Cầu (Bắc Ninh) gặp người học viên ấy; chị được hướng dẫn tận tình và được tặng đĩa hướng dẫn luyện 5 bài công pháp của Pháp Luân Công.
Tìm ra lời giải cho cuộc sống
Mấy hôm sau lại nhờ học viên ấy mua hộ cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” (cuốn sách chính của Pháp Luân Công). Vậy là chị đã bước vào tu luyện Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) kể từ đó.
Chị đọc sách Chuyển Pháp Luân thì thấy Sư Phụ giảng, đại ý rằng có những người khổ sở vì người thân, khi thấy người thân chết còn đau khổ muốn chết theo. Chị đọc được đoạn Pháp này thì cảm động rơi nước mắt vì nó rất đúng với hoàn cảnh của chị; chị cũng đau khổ vì con mà muốn chết đi sống lại. Chị như tìm được lời giải cho cuộc sống và đã bước vào tu luyện Đại Pháp không chút chần chừ.
- Pháp Luân Công là gì? Khỏi bệnh nhờ môn khí công hàng triệu người yêu mến
- Ung thư dạ dày không còn hy vọng, may đắc Phật Pháp cải tử hoàn sinh
Bước trên hành trình mới đầy tươi sáng
Chị kể: “Tôi luyện công học Pháp (đọc các kinh sách của Pháp Luân Công), thực hành theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Buông bỏ dần những chấp trước của mình, lấy thiện đãi người. Đi đâu làm gì cũng nghĩ cho người khác trước. Tôi cùng một số bạn đồng tu mở điểm học Pháp tại nhà tôi và luyện công tập thể ở ngoài trời, duy trì đều đặn từ đầu năm 2016 cho đến nay.
Trong 6 năm trời, tôi kiên tu Đại Pháp, không bao giờ dám buông lơi. Thấy tôi thay đổi một cách diệu kỳ, từ chỗ gầy gò ốm yếu, nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp mà tôi trở nên khỏe mạnh, da dẻ trắng trẻo hồng hào, tâm tính cũng từ bi hòa ái hơn, làm gì cũng nghĩ cho người khác thì em trai, em dâu tôi, chị dâu của chồng tôi và nhiều người quanh tôi cũng bước vào tu luyện.
Trong 6 năm ấy, tôi đã từng trải qua biết bao nhiêu khảo nghiệm về đề cao tâm tính. Tôi đều thanh tỉnh và lý trí vượt qua”.
Người ta nói cánh cửa này đóng lại thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra, căn bệnh ung thư phổi như án tử treo trên đầu chị Toan, nhưng cũng nhờ đó mà cuối cùng chị lại có thể tu luyện Đại Pháp và bước trên một hành trình sinh mệnh mới đầy tươi sáng. Bạn đọc muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.
Xem thêm video: