Bị bệnh tật hành hạ quanh năm suốt tháng, lúc nào cũng đau đớn toàn khắp cơ thể, nhưng “Pháp Luân Đại Pháp đã ban cho tôi cuộc đời thứ hai” – đó là lời của cựu thiếu tá Nguyễn Thị Oanh ở số nhà 30, đường Chương Dương, phường An Thới, thành phố Phú Quốc.
- Bệnh tình vô phương cứu chữa, sắp lo hậu sự thì được Phật Pháp hồi sinh
- Bệnh tật giày vò tuổi xế chiều, may đắc Phật Pháp sống an nhiên
Bệnh tật hành hạ quanh năm suốt tháng
Ra đón chúng tôi vào thăm căn hộ ở khu gia đình Hải quân vùng 5 là một người phụ nữ trạc 50 tuổi với dáng vẻ nhanh nhẹn và khuôn mặt hạnh phúc rạng ngời! Khó mà tin nổi trước đó hai năm, chị Oanh lúc nào cũng phiền não, rầu rĩ, nhăn nhó khổ sở và ốm đau bệnh tật hành hạ quanh năm suốt tháng. Chồng chị thường bảo một tháng có 30 ngày thì bà ấy đau 31 ngày.
Anh chị đều là sĩ quan quân đội nghỉ hưu (chồng chị là thuyền trưởng hải quân) ở vùng 5 này. Họ tiếp chuyện chúng tôi rất chân thành cởi mở như những người thân từ lâu mới gặp lại.
Chị bắt đầu câu chuyện của mình. Theo lời kể, chúng tôi được đưa trở về quê chị. Đó là một làng quê ở Bắc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, dựa lưng vào núi ngoảnh mặt xuống một cánh đồng. Đây là nơi mà con sông Gianh uốn lượn quanh co, làm thành một bức tranh thủy mặc thật nên thơ hữu tình… nhưng chỉ tội rất nghèo! (Chị bảo thế!) cái thời ấy người Việt Nam ta ai mà chẳng nghèo!
Cơ thể ốm yếu từ nhỏ
Sinh ra trong một gia đình thuần nông có 5 anh chị em. Chị là con thứ tư trong gia đình. Đất đai ở đây chỉ trồng được lúa và khoai lang. Chăn bò cắt cỏ và lấy củi là việc chính mà cô bé mười tuổi đầu phải làm trong cái gia đình nghèo đông con ấy. Rồi những buổi cô bé ấy được theo anh chị và bạn bè trong xóm xuống sông Gianh bắt cá bắt tôm bắt tép ở đó thật vui và ham lắm! Có những buổi bắt được rất nhiều tép, tôm ở những hố bom nước lợ ven đê…
Vốn sinh ra đã yếu ớt, gia đình lại làm nghề nông, chị ốm đau quặt quẹo từ nhỏ. Anh trai cả của chị ở Huế đã đón chị vào nuôi ăn học và giúp anh chị trông cháu, nấu rượu nuôi lợn.
5 năm sau học xong trung học, 17 tuổi chị được anh trai thứ hai đưa vào Phú Quốc làm công nhân quốc phòng ở Hải đoàn 133. Một năm làm ở nhà máy đông lạnh, 2 năm nấu ăn. Sau đó chị chuyển sang công tác thư viện cho đến khi nghỉ hưu.
Gần nửa đời bị các bệnh mãn tính hành hạ. Bị suy nhược cơ thể, viêm xoang mãn tính, đau dạ dày, đau vai gáy, thoái hóa các đốt sống cổ, các đốt sống lưng, hai đầu gối, rồi bị u xơ cổ tử cung. Sau đó đi cắt u xơ cổ tử cung và cắt một bên buồng trứng. Đi khám cái gì thì lại ra bệnh ấy. Đông Tây Y các bác sĩ đều lắc đầu: “Sống chung với lũ thôi!”
Chạy chữa khắp nơi nhưng bệnh tật không khá hơn
Chị phải uống nhiều loại thuốc: thuốc viên, thuốc lá, thuốc bột, thuốc nước, rượu thuốc… đắng cay thế nào chị cũng uống. Chị chỉ mong một tháng có được vài ngày, một ngày có được vài giờ đỡ đau mà cũng không được!
Nhiều lần than thở: “Ông trời ơi! Sao con khổ thế này! Nếu như phải ăn cả phân, uống cả nước tiểu mà khỏi đau bệnh thì con cũng ăn!”
Phân thì chị chưa phải ăn nhưng nước tiểu thì chị phải uống nhiều rồi. Uống của con trai nhỏ của mình, uống của cả bản thân mình mà bệnh cũng chẳng lành.
Anh em, bạn bè đồng chí thương chị, làm thịt con trăn cũng cho chị bát tiết để uống. Có con rắn hổ mang đất họ cũng cho chị cái đầu và bộ xương để ngâm rượu uống. Như các cụ xưa thường nói “tuần chay nào cũng có nước mắt!”, ở đâu có thể chữa bệnh được đều có mặt chị.
Mỗi lần đi khám bệnh ở Sài Gòn cũng đâu có dễ dàng như bây giờ mà phải đi theo đò, tàu chở hàng 8, 9 tiếng lênh đênh trên biển vào tới Rạch Giá, rồi mới bắt xe đò đi tiếp tới Sài Gòn. Đến nơi vẫn là kết luận: “Suy dinh dưỡng mãn tính”. Gần nhất là hết 15 triệu để day bấm huyệt cũng chẳng khỏi. Rồi tiếp đến một đợt xông lá, trời nắng nóng hầm hập như thế mà phải nằm giường để xông lá ngày 6 tiếng.
May mắn biết đến Pháp Luân Đại Pháp
Vốn là người chịu khó, chị đã tìm đến nhiều môn như đi bộ, bơi, Aerobic, ngồi thiền. Nhưng cũng chẳng biến chuyển được bao nhiêu.
Mãi cho đến khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công). Chị chẳng truy cầu gì, chỉ nghĩ tu luyện thôi. Vậy mà thật diệu kỳ, chỉ luyện công học Pháp đề cao tâm tính theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn mà các loại bệnh tật của chị đều biến mất trên thân thể. Chị thấy mình ăn uống ngon miệng, làm việc không thấy mệt, cơ thể sảng khoái, tăng cân.
Nhớ lại thời chưa tu luyện, nhiều lần 12 giờ đêm, 1, 2 giờ sáng, đau đớn buồn bực phải nhờ chồng đấm lưng, bóp đầu, nắn chân mà vẫn không thể chợp mắt được. Ấy vậy mà bây giờ đặt lưng xuống giường lúc nào là ngủ ngon lành ngay lúc ấy.
Bạn bè người thân lâu lâu gặp mặt lại thốt lên sao mà càng ngày càng xinh đẹp thế! Trẻ ra nhiều thế! Chị vui vẻ trả lời: “Nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đấy!”
Bao nhiêu năm vất vả khổ cực với hai con nhỏ, chồng là thuyền trưởng hay phải đi công tác xa nhà. Nhưng vì cuộc sống lúc đó rất khó khăn, chị còn tranh thủ giao hàng cho các quán bán lẻ để kiếm thêm chút thu nhập. Cây khế sau vườn và 10 hũ mắm sau nhà là chứng tích của một thời khốn khó ấy. Cái thời mà cây khế chua cho quả, mỗi ngày 50.000 đồng bán khế tăng thêm thu nhập cũng đã qua rồi!
Đại Pháp đã ban cho tôi cuộc đời thứ hai
Giờ đây các con đã khôn lớn trưởng thành. Mỗi ngày chị lại cùng chị Móng và chị Văn, ba chị em học Pháp luyện công cùng với nhau thật là vui. Tối tối ra cầu cảng cùng hơn chục đồng tu ở ngoài đó luyện công cùng nhau. Chủ nhật hàng tuần ba chị lại cùng đi học Pháp nhóm và giao lưu chia sẻ cùng các đồng tu địa phương.
Chị thấy mình quá may mắn và hạnh phúc khi đắc được Pháp Luân Đại Pháp, môn khí công tu Phật thượng thừa được hơn 140 quốc gia và hơn 100 triệu người dân trên thế giới đón nhận. Chị muốn bạn bè, người thân được gặp may mắn như mình. Chị biết có người bị những thông tin sai lệch dẫn đến hiểu lầm mà chưa đắc được Pháp trân quý này. Chị thấy tiếc cho họ, nhưng thôi đó là duyên phận của họ! Thực sự chị mong muốn có nhiều người nữa được hưởng lợi ích như chị từ môn tu luyện này.
Chị muốn hít căng lồng ngực và hét to lên trước biển rằng: “Cảm ơn Sư phụ, cảm ơn Đại Pháp đã cấp cho con cuộc đời thứ hai. Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân-Thiện-Nhẫn Hảo”.
Phú Quốc, thượng tuần tháng 6 năm Tân Sửu