Site icon Nguyện Ước

Bà chủ quầy đậu không thạch cao: “Mình muốn tự tin nhìn mặt khách hàng”

Bà chủ quầy đậu không thạch cao: “Mình muốn tự tin nhìn mặt khách hàng”

Vợ chồng chị Vinh đang làm đậu phụ

“Làm đậu không thạch cao thì lợi nhuận không nhiều, nhưng mình có thể tự tin hàng ngày nhìn mặt khách hàng”, chị Vinh hồn hậu chia sẻ.

Đậu không thạch cao để lòng người tự trọng

Về chợ Tắc Ráng (TP. Rạch Giá), nếu muốn tìm quán đậu ngon, khách phương xa sẽ được giới thiệu đến gặp chị Nguyễn Thị Vinh. Bà chủ quầy đậu ngon nức tiếng này trạc 50 tuổi, có cái nét duyên của “cô bán đậu” rất hay cười, hay chuyện với chất giọng mộc mạc đậm chất Bắc.

Chị Vinh kể, hai vợ chồng chị lập nghiệp, nuôi dạy 3 đứa con cũng nhờ vào nghề làm đậu này. Nghề nuôi sống gia đình bao nhiêu năm, nên gia đình chị chẳng thể phụ nghề. Thế nên, bao năm qua, khi nhiều quầy đậu đã chuyển sang làm đậu pha thạch cao để có nhiều lợi nhuận; vợ chồng chị vẫn quyết giữ cách làm đậu theo kiểu truyền thống: Không pha thạch cao, chỉ ủ đậu với bí quyết bằng nước chua và nước muối.

“Mình muốn khách hàng được ăn miếng đậu chân thật”, chị Vinh kể. “Với lại bán miếng đậu thật, hàng ngày mình mới tự tin nhìn mặt bạn chợ, nhìn mặt khách hàng được”.

Theo chị Vinh, làm đậu pha thạch cao có thể thêm lợi nhuận, nhưng chẳng những không bịp người được, mà trong tâm mình cũng thấy mất tự trọng. Bởi người sành ăn, qua một vài lần là phân biệt rõ đậu thật với đậu pha ngay. “Cầm miếng đậu có thạch cao lên lúc đầu thì mềm, nhưng nhanh sau đó thì cứng lại. Còn miếng đậu ủ bằng nước chua với nước muối kiểu truyền thống thì cầm lên vừa dai, vừa mềm; khi chiên thì miếng đậu phồng và dẻo; ăn có cảm giác thơm và béo”, chị kể.

Chị Vinh vẫn chọn làm đậu theo kiểu truyền thống

Cứ chân thật thì chẳng ngại bị thiệt thòi

Bao năm làm đậu kiểu truyền thống, đi “ngược dòng đời” như thế, vợ chồng chị Vinh chấp nhận “kiếm tiền ít nhưng cho đời thanh thản”. Thế rồi, sự chân thật, tùng tiệm biết đủ của chị lại mang tới một cơ duyên may mắn mà anh chị chẳng ngờ tới.

Chị kể, từ ba năm trở về trước, trên thân chị mang đủ thứ bệnh: Thoái hóa đốt sống cổ, đau xương khớp, viêm tai, amidan; viêm bao tử… Chị tới lui khắp các bệnh viện ở TP. HCM, có đợt 10 ngày lại lên một lần. Cứ thuốc vào giảm đau được một chút, nhưng rồi vẫn bị lại. Về sau, chị theo chữa Đông y. Rồi chuyển sang uống thuốc Nam triền miên, mà vẫn vậy. Thân mang bệnh, phải lao động vất vả mà uống bao thuốc vẫn không khỏi khiến nhiều lúc chị thấy thật tủi thân; tính nết càng thêm cáu kỉnh.

Khổ mãi thì duyên lành cũng đến. Ba năm trước, một người quen giới thiệu chị tu luyện Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Chị tò mò, hỏi Pháp Luân Công là gì thì được giải thích đây môn tu luyện của Phật Gia, tu luyện tâm tính theo Chân – Thiện – Nhẫn. Chị thấy vậy thì tốt quá, thế là tu luyện!

Cải biến nhanh chóng trong thời gian ngắn

Chị Vinh luyện công chung cùng các học viên Pháp Luân Công

“Chị đắc Pháp, luyện công được khoảng 20 ngày thì thấy mọi bệnh tật mất hết. Còn tinh thần thì thoải mái lắm; không còn héo hắt nữa. Anh nhà chị thấy chị dần bỏ thói quen nóng tính, thì bảo chị đúng là thay đổi 180 độ rồi”, chị Vinh vui vẻ chia sẻ.

Nhìn thấy sự thay đổi cả về sức khỏe và tính tình của bà chủ quầy đậu không thạch cao; từ người thân quen đến bạn chợ của chị Vinh đều ngạc nhiên. Kể cả người thân từ Bắc đến Nam cũng hỏi “sao dạo này đẹp ra thế”. Lúc đó, chị Vinh đều nói là nhờ chị tu Pháp Luân Công, tu Chân – Thiện – Nhẫn.

Quầy đậu của chị Vinh ở chợ

“Tháng 30 lít rượu, giờ tôi cũng không uống”

Chứng kiến vợ khỏe mạnh, tính tình lại thùy mị hẳn ra, anh Nguyễn Quốc Sinh – chồng chị Vinh, cười hỉ hả. “Vợ tôi trước tính tình nóng nảy. Nay thì đỡ được 70% rồi. Còn 30% nữa…”, anh Sinh kể và khẳng định “tôi lúc nào cũng ủng hộ vợ tôi tu luyện”.

Luôn vui vẻ sắm vai “xe ôm” đưa vợ đi luyện công (chị Vinh không biết đi xe máy), nhưng anh Sinh cũng chưa tập cùng vợ. Dù vậy, từ khi vợ tu luyện theo Chân – Thiện – Nhẫn, những thói quen sinh hoạt của anh Sinh đã được điều chỉnh theo một cách rất tự nhiên.

Nhiều thói quen của anh Sinh đã thay đổi kể từ khi chị Vinh tu luyện Pháp Luân Công

“Trước khi vợ tôi đi tu, thuốc lá tôi hút dữ lắm, ngày hết một gói; giờ tôi cũng bỏ. Rượu trước kia tháng hết một can 30 lít, giờ tôi cũng không uống nữa. Vợ chồng chưa bao giờ biết cãi nhau, chửi nhau.

Vợ tôi tu vậy nhưng mọi việc làm vẫn hết sức đàng hoàng, chứ không phải là đi tu rồi bỏ việc. Cũng nhờ ơn Sư Phụ gia trì mà chúng tôi ăn nên làm ra; bán hàng vẫn cứ chạy phà phà. Mọi thứ gia đình trên ấm dưới êm”, anh chia sẻ.

Kể về cuộc sống gia đình, ông chủ quầy đậu hài lòng: “Hiện cháu lớn đã lấy chồng ngoài Bắc, cháu thứ hai ở với vợ chồng tôi, cháu thứ ba du học bên Nhật”.

Trời ban phúc cho người thiện lương

“Bản thân tôi hiện không tu luyện, nhưng tôi lúc nào cũng hướng về Chân – Thiện – Nhẫn. Tôi vẫn thường niệm Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo”, anh Sinh kể. Anh giải thích thêm: “Không phải mình lợi dụng lĩnh vực này nọ để cầu được cho bản thân mình; mà là muốn sao cho bản thân mình được trong sáng, hạnh phúc”.

Các học viên đang luyện bài công pháp số 5 của Pháp Luân Công

Người xưa nói ‘ở hiền gặp lành’, anh chị làm ăn buôn bán trung thực rồi cũng được trời thương. Chị đắc Pháp trong thời gian ngắn mà đã khỏi hết mọi bệnh tật, một phần là nhờ duyên phận, một phần cũng là nhờ tấm lòng chân thật của chị. Người tu luyện chỉ cần một lòng chân thành, thực tâm tu luyện thì điều gì cũng có thể đắc được.

Về việc làm đậu không thạch cao, chị Vinh chia sẻ chân thành: “Miếng đậu bán ra cũng chất lượng, chân thật như lòng mình thì mọi người mới nhớ, lần tới lại đến mua”. Giờ chị tu Chân Thiện Nhẫn, cũng là tiếp nối những điều chị luôn ấp ủ. Bạn đọc muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/; hoặc có thể vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm.

Xem thêm video: