Xuân Tươi – nghệ sĩ hát chèo hay nhất thế kỷ XX nhưng “cái tôi” lớn khiến ông rời xa sân khấu. Trải qua biến cố, khi được tái sinh nhờ Phật Pháp, ông và bóng hồng mới chia sẻ câu chuyện của mình.
- Cuốn nhật ký đã đốt – mang đi tâm bệnh u sầu của mẹ tôi
- Cuộc đời người phụ nữ không chồng trông đền và cái kết
Xuân Tươi – nghệ sĩ hát chèo hay nhất thế kỷ XX
Xuân Tươi – nghệ sĩ hát chèo, tên đầy đủ là Phan Xuân Tươi, sinh năm 1951, quê tại Vĩnh Phúc. Năm 1968, chàng thanh niên dáng dấp thư sinh, có giọng hát trong trẻo thi đậu vào đoàn văn công của tỉnh. Năm 1970, hai tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc sát nhập, Xuân Tươi sang đoàn ca múa Phú Thọ, sau đổi tên thành Đoàn Văn công tổng hợp tỉnh Vĩnh Phú. Xuân Tươi vừa hát ca mới, vừa hát chèo.
Với giọng hát đặc biệt, Xuân Tươi đã nhanh chóng tạo lên tên tuổi của mình trong làng hát chèo. Tiếng hát của anh đi đến đâu cũng được nhiều người hâm mộ. Bài hát: “Hát từ vọng gác tiền tiêu” đã làm lên tên tuổi của Xuân Tươi. Tiếng hát của anh được thính giả cả nước yêu cầu nhiều nhất và đài phát liên tục. Bộ Văn hóa đã đánh giá: “Xuân Tươi – nghệ sĩ hát chèo có giọng hát hay nhất thế kỷ XX”.
Khi Đài Trung ương về tỉnh Vĩnh Phú xin Xuân Tươi về Đài nhưng tỉnh không đồng ý. Ông Phó Bí thư Tỉnh ủy nói: “Nếu các anh xin Xuân Tươi về Trung ương thì giải thể đoàn Vĩnh Phú chúng tôi luôn.”
Trong thời kỳ chống Mỹ cũng như thời bình, tiếng hát Xuân Tươi đã phục vụ bà con từ biên giới hải đảo xa xôi, đến chiến trường cho người lính thêm dũng cảm, hay tại sân bay phục vụ cho Bộ Chính trị… Đến đâu, nghệ sĩ cũng dốc hết niềm say mê, chau chuốt trong từng câu hát để phục vụ bà con tốt nhất…
Từ giã ánh đèn sân khấu, nghệ sĩ tỏa sáng nơi Nông trường
Nghệ sĩ tài năng nhiều bao nhiêu thì cái tôi cũng lớn bấy nhiêu. Trót mang chất nghệ trong mình, thì cái lãng tử, chẳng sợ trời đất cũng to lớn lắm. Người lãnh đạo đoàn nghệ thuật mà chẳng có chút nghệ thuật nào ấy khiến cái tôi kia bất bình. Yêu nghề lắm nhưng cái tôi không chịu, Xuân Tươi chán nản bỏ nghề, khép lại một đời đào kép sau hơn 10 năm cống hiến.
Năm 1982, Xuân Tươi từ bỏ đoàn, theo vợ vào Nam làm kinh tế. Nói đến bóng hồng thì người nghệ sĩ có nhiều cái duyên lắm. Xuân Tươi xây hạnh phúc với hai người vợ, có hai người con nhưng không bền lâu. Về sau, ông gắn bó với người vợ thứ ba, vốn là bộ đội chuyển ngành. Tuy hai người không có con chung nhưng họ mãi mãi là đôi uyên ương bên nhau.
Vào Gia Lai, hai vợ chồng làm trong công ty cao su Măng Giang. Xuân Tươi phụ trách công đoàn, được Công ty cho thành lập đội văn nghệ. Ông được tự do bay nhảy, biểu diễn tiếng hát và tài năng của mình phục vụ cho 8 nông trường. Tiếng hát vang xa và cuộc sống tự tại ấy khiến ông yêu mến và gắn bó luôn với nơi này. Ông còn dự định thành lập đoàn chuyên nghiệp nhưng sau không thành.
Những hecta cà phê, tiêu, cây ăn trái… đem lại nguồn thu nhập cho ông. Vợ chồng ông tích cóp được số vốn mấy tỷ đồng, những tưởng sẽ sống dư dả, êm đềm nếu như không nổi cái lòng tham tiền ấy…
Suy sụp, đổ bệnh vì mất hết tiền bạc do đa cấp
Năm 2012, vợ chồng nghệ sĩ Xuân Tươi tham gia vào mạng lưới đa cấp của công ty Thiên Ngọc Minh Uy. Thấy tiền thù lao nó trả lớn quá, nên vợ chồng rút hết tiền gửi ngân hàng để mua sản phẩm. Cuối cùng, chưa kịp nhận tiền lãi thì công ty phá sản. Sau 2 năm, vợ chồng mất trắng tất cả số tiền mấy tỷ đồng tích cóp cả đời.
Tiếc tiền, tức giận mà chẳng thể làm gì, người nghệ sĩ mất ăn mất ngủ, thân thể tàn tạ. Khi bước đi không nổi, không cân bằng được, đầu cứ đâm vào tường. Thấy bệnh lạ, đi khám, bác sĩ nói may còn đến sớm, não đang có hiện tượng teo, sóng não đã phẳng hết rồi…
Xuân Tươi vốn nghiện thuốc lá từ khi còn ở đoàn. Mỗi ngày ông hút 4 bao thuốc, hút từ lúc mở mắt đến khi chìm vào giấc ngủ. Thuốc lá toàn loại rẻ tiền. Thêm nghiện rượu, ông uống rượu như nước lã. Vì điều đó, ông đã đem nhiều đau khổ cho bóng hồng bên cạnh ông. Những giọt nước mắt tủi hờn của người vợ mà ông chẳng thể nhận ra khi ông chỉ biết cái độc đoán cho riêng mình.
Thân thể thư sinh của ông, nhiều năm phải chứa trong nó vô số thứ bẩn, độc hại ấy, giờ thêm tinh thần kiệt quệ vì tiếc tiền, khiến các loại bệnh xuất hiện và hành hạ ông. Bệnh thoái hóa cột sống, bệnh gút, teo não… khiến ông không còn tỉnh táo nữa. Cuộc sống là những ngày bế tắc…
Nỗi khổ của bóng hồng bên cạnh nghệ sĩ
Người con gái tên Mười ấy, sau khi ra quân đã về công tác tại đoàn chèo Vĩnh Phúc. Thấy cô đẹp người, đẹp nết, không chê hoàn cảnh nên nghệ sĩ Xuân Tươi đã rước cô về dinh. Cô Mười không hiểu có phải bị nhiễm chất độc da cam hay không mà không thể sinh con. Tủi phận khi nhìn chị em, bạn bè; nhẫn chịu trong những cơn say, những đòi hỏi, những lời khó nghe của chồng, cô chỉ biết sống cho người khác; cuối cùng sau tất cả bản thân cô không có gì hết…
Bạo bệnh đã sớm gọi tên cô, chẳng cho cô những ngày bình yên. Hai lần bị tai biến khiến sức khỏe của cô rất yếu. Bệnh viêm xoang mãn tính, rối loạn tiền đình khiến trời đất đảo lộn; viêm khớp, thoái hóa các đốt sống làm khớp chân tay sưng phình, khiến cô đi lại vô cùng đau đớn; bệnh sỏi thận, gan nhiễm mỡ, dạ dày đau đớn khủng khiếp mà không thuốc nào chữa khỏi; hở van tim3 lá, làm là mệt, không thở nổi, một tay vuốt, một tay đấm ngực thùm thụp đến tím bầm…
Người cô mập ú vì phù thũng nước do uống nhiều thuốc. Cô ngồi ệp xuống bất kể chỗ bẩn, sạch… Đi, đứng, nằm, ngồi đều khó khăn, đau đớn vì toàn thân co rút,…
Bán đất chữa bệnh
Vì tham những liệu trình chữa bệnh của công ty Thiên Ngọc Minh Uy, nhưng bệnh không thấy đỡ mà mất sạch tiền bạc. Chồng vì tiếc tiền mà đổ bệnh trầm trọng, còn vợ thì bệnh tật sống không bằng chết. Trong cùng quẫn của cuộc sống ấy, đôi vợ chồng già vẫn phải tiếp tục chặng đường chữa bệnh.
May có mấy lô đất mặt đường, bán hết để lấy tiền chữa bệnh. Mỗi tháng, hai vợ chồng người nghệ sĩ dìu dắt nhau gõ cửa hết viện này viện khác, tiêu tốn từ 9 – 10 triệu. Tiền dần cạn kiệt nhưng bệnh vẫn hoàn bệnh. Đau khổ, người vợ nói:
“Anh đã không tiếc em cái gì, viện nào cũng đến rồi, thuốc hay nào cũng uống, thầy lang nào giỏi cũng tìm đến nhưng em đau quá không chịu nổi nữa rồi, nằm không nằm nổi, đi không xong,… Anh thương em thì cho em liều thuốc…“
Người chồng chỉ biết động viên vợ. Bởi ông hiểu những thiệt thòi của vợ, luôn muốn cố gắng bù đắp tất cả. Nhưng ông cũng không thể làm gì khi chính ông cũng chẳng cứu nổi mình.
Một cuộc gọi điện đem duyên lành đến cho hai con người sầu đau ấy
Một ngày tháng 8 năm 2019, cô Mười nhận được cuộc gọi của chị cùng đơn vị xưa. Chị kia hỏi thăm:
– Sức khỏe của em dạo này thế nào?
– Chị ơi, em chán lắm! Bao nhiêu bệnh, chữa mãi không khỏi, giờ tình trạng rất tồi tệ…
– Chị có một phương thuốc này có thể chữa khỏi hết bệnh cho em, em có thích không?
– Ôi! Thế thì em thích quá, chị bày cho em với.
– Nhà em có mạng không? Bảo chồng em mở ti vi, vào phần bài giảng của Pháp Luân Công, em nghe Sư phụ giảng nhé.
Cô Mười làm theo, cũng ngồi đó nghe bài giảng số 1 nhưng cô không hiểu gì. Cô còn nói với ông thầy áo vàng:
– Ông nói gì thì nói thẳng vấn đề, chứ ông nói xa xôi từ bao giờ đến giờ thì sao mà tôi hiểu được.
Nói là vậy nhưng cô vẫn ngồi nghe, rồi đi ngủ. Sáng hôm sau, cô mở tivi, nghe được chia sẻ của một học viên: Ngô Thị Xuân – người Hà Nội đã khỏi hết bệnh khi tập luyện môn này. Có thêm động lực, cô gọi điện cho người chị, muốn có cuốn sách Chuyển Pháp Luân để đọc. Sau đó, cô được một học viên gần nhà đến tặng sách và hướng dẫn tập. Cô vô cùng vui mừng và bước vào tu luyện Pháp Luân Công.
Khỏi bệnh sau 3 tuần tập luyện
Khi cô Mười luyện công, lưng rất đau. Tập sang đến tuần thứ 3, tất cả mọi bệnh tật cùng lúc ào ra bề mặt, cô đau đớn vô cùng, đi, nằm, ngồi đều không được. Không hiểu chuyện gì xảy đến, cô lo sợ: “Chết rồi, không còn chỗ nào là không đau, chịu sao nổi…”. Cô không hiểu rằng đấy là thân thể phản ứng, đẩy bệnh ra bề mặt và tiêu đi, là tác dụng của tập luyện Pháp Luân Công.
Sợ hãi, cô đến bệnh viện. Cô nói với bác sĩ tình trạng, rằng cả đêm sốt cao, đau đớn không ngủ được. Bác sĩ cặp nhiệt độ 3 lần đều nhìn cô với ánh mắt nghi ngờ. Cho rằng cô đang nói dối vì cặp nhiệt độ báo không hề sốt. Sau khi làm tất cả các xét nghiệm, mọi chỉ số đều là không có bệnh. Vậy tất cả các bệnh của cô từ trước đã đi đâu…? Phải đến nhiều tiếng sau, cô mới minh bạch điều Sư phụ Lý giảng về “tịnh hóa cho học viên”. Cô vội nói với chồng:
“Ôi! Anh ơi, đây không phải là bệnh, em được Sư phụ tịnh hóa rồi. Em không sao rồi, mình về thôi, cũng không cần thuốc nữa…”
Về đến nhà, rồi từ đó trở đi mọi đau đớn của bệnh tật tiêu tan hết. Cô đi lại nhẹ tênh và khỏe mạnh. Thanh niên khỏe mạnh đi cùng cũng không theo kịp cô. Cô hoàn toàn như được tái sinh thành một người vô bệnh vậy…
Xuân Tươi – nghệ sĩ hát chèo bước vào tu luyện Pháp Luân Công
Xuân Tươi thấy vợ học Pháp, ông không học cùng, xem bà tập thế nào đã. Sau khi thấy vợ khỏe, bệnh tật đau đớn muốn chết như vậy lại khỏi đến kỳ diệu nên ông cũng thử. Ông bỏ ra một ngày đọc sách. Đêm hôm đó, ông ngủ rất ngon. Các tối sau cũng vậy và không còn tình trạng đi lao đầu vào tường, tỉnh táo hoàn toàn. Ông có cảm nhận, bệnh teo não khỏi nhanh hơn việc bỏ rượu, bỏ thuốc của ông.
Ban đầu, ông nói: “Tôi học Pháp thì học nhưng riêng rượu là tôi không bỏ”. Sau 3 tháng tập, hôm ấy ông uống rượu như thường lệ. Vừa uống vào, ông lên cơn đau bụng quằn quại. Từ bé đến giờ ông chưa đau như thế. Ông lên giường nằm, đến chiều tỉnh dậy, thèm rượu, đồ ăn lại ngon, ông uống. Vừa được 3 phút, ông lại bị đau bụng như trước. Lại phải lên giường nằm, đến đêm đói quá mò dậy ăn thì không còn cảm giác thèm rượu nữa. Từ đó, ông bỏ rượu luôn và không còn thèm, còn nhớ nó nữa.
Sau đó, ông bỏ thuốc lá. Khi bỏ rượu và thuốc lá thì bệnh gút, thoái hóa, tê bì chân tay không thấy đau và khỏi lúc nào không biết.
Như vậy, với thời gian rất ngắn tập luyện Pháp Luân Công, hai vợ chồng nghệ sĩ Xuân Tươi đều khỏi hết mọi căn bệnh. Đó thật sự là điều thần kỳ của Pháp Luân Công. Xuân Tươi – nghệ sĩ hát chèo cho biết: “sẽ sống chết theo Pháp, bởi Pháp này quá tốt.”
Một đời tu hành – bến đỗ bình yên của người nghệ sĩ
Trải qua một đời kép đào, một đời những thăng trầm, nhận những bài học của lòng người, của xã hội trượt dốc về đạo đức; thẫm đẫm nỗi đau khổ, dày vò về tinh thần lẫn thể xác khi bệnh tật hành hạ… Hơn tất cả, nghệ sĩ Xuân Tươi đã hiểu được ý nghĩa của sinh mệnh khi được cứu độ nhờ tu luyện Đại Pháp. Vợ ông cũng thoát kiếp đau đớn bệnh tật…
Kể từ ngày tu luyện, vợ chồng ông hiểu được sự nghiêm túc của đề cao tâm tính theo Chân Thiện Nhẫn. Ông đã vứt bỏ hết những thói quen xấu, bỏ cả cái tính nóng như lửa, cái tôi to lớn, cái tính trăng hoa của mình. Ông nhẹ nhàng, tình cảm hơn và bù đắp thật sự cho người vợ tào khang bên mình. Vợ ông – người chịu nhiều nỗi đau thương cũng xả bỏ hết nỗi hận trong tâm mình; dung thứ mọi điều, đối tốt hơn nữa với tất cả.
Ngày ngày, hai ông bà đọc sách, luyện công cùng nhau, đi đâu cũng có nhau. Giờ đây, cuộc đời còn lại của ông bà là tu luyện – bến đỗ bình yên của sinh mệnh. Họ không quên gửi lời cảm ân sâu sắc tới nhà sáng lập Pháp Luân Công.
Tâm nguyện của Xuân Tươi – nghệ sĩ hát chèo là đem tiếng hát của mình, ca ngợi về Đại Pháp. Ước mơ ấy ông đang ấp ủ thực hiện.
Độc giả muốn chia sẻ thêm có thể liên hệ tới nghệ sĩ qua số điện thoại: 0977279806. Hoặc tự tìm hiểu Pháp Luân Công qua trang web chính https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết.