Thuyền của người chồng gặp nạn và đang trong tình thế nguy hiểm thì cuốn Kinh Phật xuất hiện một cách đầy bất ngờ để cứu mạng.
- Một niệm ác quỷ dữ đi theo, một niệm thiện phúc thần bảo hộ
- Thần Phật bảo hộ người tốt như thế nào? Khác biệt ở chỗ có đức tin
Tống Khản không nghe lời khuyên của vợ
Vào những năm đầu của triều đại nhà Đường, Tống Khản là người gốc Giang Hoài, đến huyện Hà Âm sinh sống. Mặc dù thời bấy giờ kinh thư được quảng bá, nhưng anh đã bỏ dở việc học vì bệnh tật và chọn làm thư ký của Viện Diêm Thiết. Công việc thư ký có mức thù lao 2.000 đồng một tháng, đủ để anh kết hôn và sống một cuộc sống hạnh phúc. Vì vậy, anh không nghĩ đến việc chuyển sang nghề khác.
Sau hơn một năm, một người tên là Vận Mễ phải đi ngang qua Tam Môn trên đường đến kinh thành. Vì anh ta không biết chữ nên đã mời Tống Khản đi cùng. Vận Mễ bày tỏ hy vọng Tống Khản có thể đảm nhiệm chủ quản ghi nợ và hứa sẽ trả cho anh 8.000 đồng thù lao mỗi tháng.
Với cơ hội được tăng thù lao đáng kể bày trước mắt, Tống Khản không khỏi nóng lòng muốn thử. Anh bèn nói với người vợ Dương Thị rằng: “Công việc của ta không thể kiếm được 8.000 đồng trong vài tháng. Nếu ta có thể kiếm được trong một tháng thì quả là món hời quá lớn”.
Dương Thị là một người vợ trí tuệ và tài đức. Cô nghe chồng tâm sự như vậy thì khuyên chồng rằng: “Tam quan là tuyến đường thủy rất nguy hiểm, nếu gặp rủi ro đến an toàn sinh mệnh thì lợi ích nhiều có tác dụng gì?”. Tuy nhiên, Tống Khản không nghe lời thuyết phục của vợ và quyết định lên đường khi thời cơ đến.
Kinh Kim Cương cứu một mạng người
Khi Tống Khản lên tàu cùng các thuyền viên qua Tam Môn, nỗi lo lúc đầu của Dương Thị quả nhiên đã trở thành sự thật. Tất cả tàu thuyền đều bất ngờ gặp bão dữ dội. Do đó, tất cả tàu thuyền đều bị nhấn chìm dưới nước và mất tích.
Trong vụ tai nạn đắm thuyền thương tâm này, hàng chục người trên thuyền đã không may thiệt mạng. Chỉ có Tống Khản rơi xuống nước, may mắn bắt được một bó kê và dùng nó làm chỗ dựa rồi từ từ trôi vào bờ. Nhờ đó, Tống Khản đã qua cơn nguy kịch. Anh ôm chặt bó kê trong tay và cảm kích nói: “Sinh mệnh nhỏ bé của ta là do ngươi ban tặng! ta nhất định sẽ giữ gìn thật tốt, không bao giờ bỏ rơi ngươi!”. Rồi Tống Khản bước tiếp trên con đường vô định phía trước.
Sau khi đi được vài dặm, Tống Khản đến một nơi bán trà. Ở đây, chỉ có một lão phu nhân trông nom. Tống Khản tạm thời ở nhờ trong ngôi nhà tranh của bà. Anh kể chuyện bị đắm thuyền cho lão phu nhân nghe. Lão phu nhân vô cùng thương cảm, vì vậy bà đã chuẩn bị cháo và cơm để Tống Khản có thể lấy lại sức lực.
Sáng hôm sau, Tống Khản đang phơi quần áo ở gian nhà phía nam, anh cởi bó kê bị ngâm nước ra phơi khô. Nhưng anh lại phát hiện một ống tre có chứa kinh Kim Cương, vì vậy mới nói cho lão phu nhân nghe. Bà ấy nói với anh: “Đây là kinh văn mà vợ anh đã viết bằng lòng thành sau khi anh rời đi. Vì vậy mà đã cứu sống anh”. Tống Khản xúc động rơi nước mắt và nói rằng anh hy vọng mình có thể trở về với vợ mình.
Lão phu nhân nghe xong liền chỉ vào một con đường ở phía đông nam. Bà nói rằng, sau đi qua 200 dặm thì ngày mốt anh có thể về quê hương. Bà còn đưa cho Tống Khản hai thăng gạo để trợ giúp anh trên đường đi. Sau khi Tống Khản nhận lấy, anh cảm tạ lão phu nhân rồi lên đường trở về nhà.
Lão phu nhân không hề tồn tại mà là điểm hoá của Thần
Sau hai ngày, đúng như lời lão phu nhân nói, Tống Khản trở lại Hà Âm một cách thuận lợi. Ngay khi nhìn thấy vợ, anh hổ thẹn xin lỗi vợ mình. Cách cư xử của chồng khiến Dương Thị cảm thấy rất sửng sốt. Tống Khản bèn kể với cô về ngọn nguồn đầu đuôi câu chuyện. Ngay khi Tống Khản lấy cuốn kinh thư từ tay anh, Dương Thị đã bật khóc ngay lúc đó.
Hoá ra, có một sai sót trong quá trình chép bản gốc. Vì vậy, Dương Thị đã gửi bản Kinh Kim Cương này cho thiền sư chùa Hộ Quốc để sửa chữa. Nhưng sau đó bản kinh thư này đã đột nhiên biến mất. Không ngờ Kinh Kim Cương này lại xuất hiện trong tay Tống Khản và cứu sống anh. Điều này khiến Tống Khản nghẹn ngào cảm tạ vợ mình. Kể từ đó, Tống Khản dâng hương và hành lễ mỗi ngày cảm tạ Thần linh.
Sau đó, Tống Khản nói với Dương Thị rằng: “Đừng quên lão phu nhân ở ven sông”. Để báo đáp ân tình của bà ấy, anh đã sai người giao trà và lụa đến cho lão phu nhân. Không ngờ rằng, người đưa tin không tìm được tung tích của bà ấy và ngôi nhà. Để báo cáo sự việc, người đưa tin đã hỏi cậu bé chăn cừu gần đó để biết tình hình. Cậu bé kia nói rằng không có ai bán trà ở đây cả. Hơn nữa, còn nói đầy ẩn ý rằng: “Đó là ‘điểm hoá’ của Thần”.
Tôn kính Thần nhận được phúc báo
Một vài năm sau, tướng quốc Trịnh Công Nhân đã trở thành người cai giữ Đông Đô. Ông liền triệu hồi vợ chồng Tống Khản. Sau khi biết được câu chuyện của Tống Khản, ông đã đề bạt con trai của anh giữ chức quan và hưởng bổng lộc 5.000 đồng mỗi tháng. Tướng quốc Trịnh Công Nhân từ đó cũng tín phụng Kinh Kim Cương.
Không phải ngẫu nhiên mà Tống Khản là người duy nhất sống sót khi chiếc thuyền gặp nạn. Đó chính là vì lòng chân thành của người vợ làm cảm động Thần linh.
Theo Vision Times