Người xưa dạy con: tích đức đắc phúc báo. Đây là một phần trong giáo dục về đạo đức nhân sinh. Thành tựu của con cái là dựa vào trí tuệ và phúc báo. Tuy nhiên, nếu chỉ có trí tuệ mà không có phúc báo thì việc làm ăn cũng khó mà thành công nên phúc báo là thứ nhất, trí tuệ là thứ hai.
- Có tài mà không có đức thì tai họa khôn lường
- Nghiệp báo truyền sáu đời, phúc báo truyền tám trăm năm
Từ thời cổ đại, Đức và tiền tài luôn có quan hệ mật thiết. Hơn nữa bởi người xưa quan niệm: “Xem lẽ thường tình của con người, từ tiết kiệm sang xa hoa rất dễ, từ xa hoa về tiết kiệm rất khó”. Cổ nhân hiểu rất rõ người có đức hạnh tất mới có tiền tài phú quý, quyền cao chức trọng, con cháu đầy nhà, gia tộc hưng vượng. Cũng vì vậy, người xưa càng coi trọng việc tu tâm, tích đức, hành thiện.
Tích đức, làm người tốt là việc quan trọng của đời người
Cổ nhân giảng: “Đạo đức truyền gia, thập đại dĩ thượng, phú quý truyền gia, bất quá tam đại”. Nghĩa là: Đạo đức có thể truyền lại mười đời cho con cháu ngày sau. Còn phú quý giàu sang chỉ có thể truyền lại bất quá không tới ba đời. Coi trọng giữ gìn đạo đức tốt đẹp mới là căn bản giúp gia đình hưng thịnh.
Phúc ρhận của con cái cũng từ đức mà đến. Con trẻ tuy do cha mẹ sinh ra nhưng chúng cũng có phúc báo và nghiệp lực của riêng chúng. Cha mẹ không thể gánh chịu nghiệp lực thay cho con. Điều cha mẹ có thể làm là giúp trẻ nuôi dưỡng và bồi đắp phúc báo.
Nếu con trẻ có đủ kiến thức, hiểu biết nhiều lại cộng thêm phúc báo thì không nhất thiết phải dùng đến của cải do cha mẹ để lại. Cha mẹ có cố gắng để lại tài sản mà con mình kém cỏi thì rồi cũng tiêu tán hết. Cho nên, không bằng từ nhỏ hãy nuôi dạy con thành người đức độ, hiểu biết.
Người xưa dạy con luôn lấy cần kiệm làm gốc, luôn tự lấy mình làm gương trong cư xử và cuộc sống hằng ngày. Dùng từ ngữ để dạy chữ, dùng cuộc sống để giảng đạo. Dựa vào những câu chuyện xảy ra trong thực tế để giáo dục trẻ.
Lấy gương người xưa dạy con tích đức
Lâm Tắc Từ vị quan thanh liêm
Lâm Tắc Từ là vị quan nổi tiếng thời nhà Thanh. Vào năm Đạo Quang, ông được bổ nhiệm làm khâm sai đại thần tới Quảng Châu ngăn chặn nạn thuốc phiện. Ở đó rất nhiều người hối lộ. Nếu muốn phát tài có thể kiếm được hàng triệu lượng bạc đủ cho gia đình sinh sống không cần lo nghĩ về cái ăn cái mặc.
Tuy nhiên, là nhân sĩ lo cho dân cho nước. Ông biết sự độc hại thâm sâu của thuốc phiện với người dân. Cho nên, ông từ chối nhận tiền hối lộ. Ông tiêu hủy gần hai vạn thùng nha phiến tại Hổ Môn. Năm sau, quân Anh uy hiếp triều đình, nhà Thanh. Vì để cầu hòa, liền cắt chức và điều tra ông. Ông bị đày ra biên cương. Ông phải chịu cuộc sống lưu đày năm năm.
Vị quan thanh liêm như Lâm Tắc Từ con cháu hậu thế sẽ như thế nào? Sau khi ông qua đời, không có của cải tích lũy nhưng gia đình không vì thế mà lụi bại. Con cháu mấy đời sau, có nhiều người học hành thành đạt. Có người đỗ tiến sĩ cử nhân.
Tới thời Dân Quốc, Lâm gia vẫn là gia tộc dòng dõi Nho giáo. Lâm Tường, hậu duệ đời sau của Lâm Tắc Từ là viện trưởng tối cao pháp viện khi đó. Ông là người đạo đức vô cùng cao thượng. Ông là vị quan thanh liêm, từ chối nhận hối lộ, tích đức hành thiện. Vì thế, con cháu đời sau của ông mới có được phúc báo lớn như vậy.
Tăng Quốc Phiên vị trọng thần không màng danh lợi
Tăng Quốc Phiên là vị trọng thần quyền cao chức trọng thời nhà Thanh. Là người nắm giữ quyền lực tài chính, nhưng ông có thể làm được không lấy một đồng tiền của quân đội, một đồng bán muối làm cửa riêng. Ông không muốn phát tài, cũng không hy vọng tích góp tiền tài cho con cháu. Ông lo lắng hậu thế nhiễm phải thói ăn chơi xa xỉ, khó có thể làm nên thành tựu.
Chịu ảnh hưởng đó, con cháu ông đều là những người tự lực cánh sinh, có trí tiến thủ. Từ đó đào tạo ra rất nhiều nhân tài cho đất nước. Có người tổng kết, gia tộc Tăng thị, bắt đầu từ Tăng Quốc Phiên, trong gần hai trăm năm, tám đời không có một ai thuộc loại “phá gia chi tử”. Con cháu trong gia tộc có gần 200 người được giáo dục ở bậc cao, hơn 240 người là nhân tài nổi tiếng trong các triều đại.
Không tích đức, kết cục của người tham dành của cải bất nghĩa
Đó là một câu chuyện vào triều nhà Thanh tại Quảng Đông có ba phú thương là Ngũ Thị, Phan Thị và Khổng Thị. Nhờ chiến tranh nha phiến, phát tài trong tai nạn lớn của quốc gia. Họ từng kiếm được hàng trăm triệu lượng bạc. Tài sản của họ nhiều ngang bằng ngân khố quốc gia. Họ sống trong gấm hoa, nhung lụa.
Những bức tranh chữ cổ nổi tiếng đa số đều đóng dấu của ba gia tộc này. Tuy nhiên, vài chục năm sau, con cháu trong 3 gia tộc này không có một người thành tài, tất cả đều bị suy tàn.
Khi đó, tại Thượng Hải có một phú thương họ Trần. Tài sản trong gia tộc của họ lên tới bốn mươi triệu đồng bạc. Những đồ đồng cổ nổi tiếng thời đó hầu như một nửa đều ở Trần Gia. Tuy nhiên cũng chỉ bảy năm sau, giá đất tại Thượng Hải đột nhiên rớt xuống thảm hại. Đầu cơ của Trần gia thất bại dẫn tới phá sản. Đồ cổ, vàng bạc châu báu, nhà cửa đất đai của họ hầu tất cả đều bị ngân hàng thu gom và bán hết.
“Lễ ký. Đại học” có câu: “Hóa bội nhi nhập giả, diệc bội nhi xuất”. Đại ý nói, một người dùng thủ đoạn không chính đáng, làm trái đạo nghĩa để có được tiền tài. Cuối cùng cũng sẽ bị mất đi theo cách không hợp với lẽ thường.
Người ngày nay dạy con coi trọng tiền bạc
Cổ nhân coi trọng danh gia vọng tộc là sau này, điều coi trọng là đức hạnh, phẩm chất, có nội hàm đạo đức thâm sâu. Đức mà tổ tiên nhiều đời tích tụ lại đủ để phúc ấm cho hậu thế nhiều đời. Người hiện đại vì quan niệm hiện đại nên không đã không để ý đến việc này.
Người hiện đại ngày nay ngược lại, vứt bỏ đạo đức vốn là điều căn bản nhất quyết định vận mệnh tương lai. Điều họ coi trọng là “tiền bạc” vốn là điều cổ nhân coi nhẹ.
Thêm nữa, nhu cầu sống gấp, sống hưởng thụ và suy nghĩ con người chỉ sống có 1 đời đã khiến họ cố gắng có được càng nhiều tiền càng tốt. Tuy nhiên, thực sự có đời trước đời sau, có nhân có quả. Để có cuộc sống tốt thì chỉ có một cách, đó là làm người tốt, hành thiện. Đời này tích đức cho con cháu, cho bản thân mình ở những đời sau.
Theo Zhengjian