Người Mông Cổ đã ca tụng người vợ của Thành Cát Tư Hãn từ đời này sang đời khác: “Có ánh sáng như mặt trời, mặt trăng, và tấm lòng như biển cả.”
Ước hẹn hôn nhân từ nhỏ
Thành Cát Tư Hãn tên thật là Thiết Mộc Chân. Cha ông là Dã Tốc Cai, thủ lĩnh bộ lạc Khất Nhan. Lên chín tuổi, cha ông đưa ông về bộ lạc của mẹ ông trước đây để hỏi cưới một cô gái trong bộ lạc. Khi đi được nửa đường, hai cha con gặp tộc trưởng bộ lạc Hoằng Cát Lạt.
Nhìn thấy Thiết Mộc Chân, Hoằng Cát Lạt liền nói với Dã Tốc Cai : “Đêm qua tôi nằm mơ thấy bộ y phục phật tử màu trắng, mặt trời và mặt trăng bay xuống tay tôi, đó là một điềm tốt. Hôm nay tôi lại gặp hai cha con bạn. Lẽ nào giấc mơ đã báo hiệu cho tôi gặp bạn? Tôi có một người con gái, và muốn nó kết hôn với con trai của bạn“. Sau đó, ông dẫn hai cha con về nhà mình.
Con gái của ông là Bột Nhi Thiếp, thực sự xinh đẹp. Nàng hơn Thiết Mộc Chân một tuổi. Cuộc hôn nhân của hai người đã được giao hẹn vào thời điểm đó.
Thành Cát Tư Hãn và biến cố trong đời
Trên đường trở về sau hôn lễ, cha ông đã bị giết chết bởi người Thát Đát. Sau khi cha ông qua đời, gia đình Thiết Mộc Chân bị thủ lĩnh mới của bộ tộc ức hiếp và ruồng bỏ. Cả gia đình trở nên nghèo khó và thường xuyên bị săn đuổi.
Về phía Bột Nhi Thiết, sau khi Thiết Mộc Chân đính hôn và rời đi, tin tức bị gián đoạn. Bột Nhi Thiết vẫn theo lời hẹn ước của mình dù không biết Thiết Mộc Chân sống chết ra sao. Nàng thường cầu nguyện Thần Phật phù hộ cho Thiết Mộc Chân.
Suốt mười năm lưu lạc, Thiết Mộc Chân vẫn không quên lời hứa với Bột Nhi Thiếp. Đến năm 18 tuổi, chàng đã đi bộ ba ngày dọc theo sông Kherlen từ một ngàn dặm, tìm đến làng của Bột Nhi Thiếp.
Cha mẹ của Bột Nhi Thiếp biết gia đình Thiết Mộc Chân gặp hoạn nạn. Họ không tìm cách từ chối mà vẫn vui vẻ gả con gái cho Thiết Mộc Chân. Bộ lạc nơi Bột Nhi Thiếp đang sống rất giàu có và thịnh vượng. Nhưng nàng chấp nhận khó khăn, theo chân Thiết Mộc Chân mà không hề hối tiếc.
Giải cứu người vợ bị bắt cóc
Vào một đêm mùa hè khi mới cưới, bộ lạc Miệt Nhĩ đột nhiên đến tấn công làng của Thiết Mộc Chân. Trong lúc hỗn loạn, Thiết Mộc Chân đã bỏ qua vợ, bảo vệ mẹ già và em gái rồi ẩn náu trong núi. Bột Nhi Thiếp bị bắt làm chiến lợi phẩm.
Chín tháng sau, để giải cứu vợ mình, Thiết Mộc Chân đã hợp lực với Trác Mộc Hợp và Thoát Lý để phát động cuộc chiến đầu tiên trong đời. Ông đã giành được chiến thắng và giải cứu được vợ mình.
Thiết Mộc Chân vô cùng đau buồn vì lỗi lầm của mình. Đồng thời cảm thấy có lỗi với người vợ thân yêu. Từ đó trở đi ông đã đền bù cho nàng bằng sự trân trọng của cả cuộc đời mình.
Bột Nhi Thiếp vẫn yêu chồng và không chút phàn nàn. Tình yêu sâu đậm này đã giúp họ vượt qua khó khăn gian khổ trong chiến tranh.
Giúp Thành Cát Tư Hãn tạo dựng nền tảng của đế chế
Sử sách ghi lại, dưới bàn tay của Bột Nhi Thiếp “Nhà cửa êm ấm, lòng người nhẹ nhàng, hiền lành phúc hậu”. Trong quá trình Thành Cát Tư Hãn thành lập đế chế, bà đã đóng một vai trò quyết định trong một số cuộc chiến lớn.
Thiết Mộc Chân có một người em kết nghĩa là Trác Mộc Hợp. Hai người đã từng tưởng không thể tách rời. Nhưng sau khi bộ lạc của Thiết Mộc Chân trở nên ngày càng mạnh, Trác Mộc Hợp cảm thấy ghen ghét, đố kị. Một lần, Trác Mộc Hợp mưu đồ đánh bại Thiết Mộc Chân bèn bày ra kế bảo bộ lạc Thiết Mộc Chân cắm trại ở núi qua đêm.
Thiết Mộc Chân chia sẻ với Bột Nhi Thiếp, nàng nói: “Thiếp thấy Trác Mộc Hợp có âm mưu chống lại chúng ta. Đừng dựng trại, chỉ tụ tập với bọn họ trong lúc di cư là tốt rồi. Đến đêm hãy mau chóng rời đi! “
Thiết Mộc Chân nghe lời Bột Nhi Thiếp. Nhờ vậy mà đã tránh được việc bị Trác Mộc Hợp thôn tính. Về sau, Thiết Mộc Chân trở nên không thể ngăn cản và từng bước tiến lên ngôi vị bá chủ. Giữa hai đội quân đã xảy ra nhiều cuộc chiến.
Thoát khỏi sự can thiệp của giáo sĩ
Shaman giáo giữ một vị trí quan trọng trong trái tim của người Mông Cổ. Khi đó, có một pháp sư tên là Khiếu Khoát Khoát, tính tình kiêu căng, ngạo mạn. Vị pháp sư này tạo ra mâu thuẫn tình cảm giữa Thành Cát Tư Hãn và em trai Cáp Tát Nhĩ.
Tuy nhiên, Bột Nhi Thiếp khuyên Thành Cát Tư Hãn: “Là anh em sao không thể đoàn kết? Nếu thân thể như đá của chàng ngã xuống. Ai sẽ giúp cai quản những người mà chàng đã tập hợp? ”Những lời này khiến Thành Cát Tư Hãn nhận ra sự cần thiết phải diệt trừ Khiếu Khoát Khoát.
Kể từ đó, Thành Cát Tư Hãn thoát khỏi sự can thiệp của giáo sĩ vào chính trị. Ông tiến một bước quan trọng để đạt được độc lập thực sự trong chính trị và quân sự.
“Sáng như mặt trời và mặt trăng, tâm như biển”
Bột Nhi Thiếp sinh cho Thiết Mộc Chân 4 người con trai và 5 người con gái. Bà thắt lưng buộc bụng nuôi chúng bằng những khó khăn vất vả. Bà thường nhịn đói để có cơm ăn áo mặc khi gia đình còn khó khăn.
Dưới sự nuôi dưỡng và giáo dục của bà, bốn người con trai đã thành những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lục địa Á-Âu trong thế kỷ 13 và 14. Bà dạy con trai mình không tranh giành ngai vàng. Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, con trai thứ ba kế vị ngai vàng. Con trai thứ tư Hốt Tất Liệt thành lập nhà Nguyên. Bột Thiết Nhi trở thành “mẹ của hầu hết thế giới”.
Là một người vợ, người mẹ và người con dâu, bà thật bình thường. Cẩn thận chăm lo cho cuộc sống hàng ngày của chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, quan tâm đến em trai và em gái.
Thành Cát Tư Hãn dành phần lớn thời gian chiến đấu bên ngoài. Còn căn cứ địa ở sâu trong đồng cỏ được giao cho Bột Nhi Thiếp canh giữ và chăm sóc. Bà quản lý mọi thứ theo thứ tự hoàn hảo. Thậm chí, có lần, với tài tổ chức phi thường của mình, bà đã bình tĩnh chỉ huy người già, trẻ nhỏ, phụ nữ và trẻ em, đẩy lùi cuộc tấn công bất ngờ của kẻ địch, cứu quê hương khỏi thảm họa.
Nữ hoàng được Thành Cát Tư Hãn kính trọng cả đời
Thành Cát Tư Hãn luôn sủng ái người vợ đảm đang này. Với tư cách là một hoàng đế, ông vẫn còn do dự trong việc lấy vợ lẽ vì sợ làm tổn thương tình cảm vợ chồng. Cuối cùng, vị quan đại thần đã nói chuyện với Bột Nhi Thiếp. Bột Nhi Thiếp nghẹn ngào trong giây lát. Nhưng vì người chồng mà nàng kính trọng và yêu quý nhất, cuối cùng nàng cũng gật đầu đồng ý.
Khi Thành Cát Tư Hãn chinh phục châu Âu và châu Á, ngày càng nhiều mỹ nhân đến với hậu cung. Làm một người vợ, thật khó chấp nhận việc chồng có nhiều thê thiếp. Nhưng Bột Nhi Thiếp đã làm điều đó với sự cao cả của mình. Bà cho phép hai phi tần quý tộc tháp tùng Thành Cát Tư Hãn trong cuộc chiến quanh năm. Bà cũng xây cung điện để các phi tần ổn định cuộc sống hàng ngày và cân bằng mối quan hệ của hậu cung.
Tuy nhiên, Bột Nhi Thiếp luôn ở cung điện chính của Thành Cát Tư Hãn. Bà luôn được Thành Cát Tư Hãn kính trọng và nâng niu nhất cho đến cuối đời.
Ngày mất của bà không rõ. Nhưng khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, bà vẫn còn sống.
Theo Aboluowang