Tôn Tư Mạc không những là người có y thuật cao siêu mà còn là một người tu hành đắc Đạo, ông đã truyền lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho hậu thế.
Tôn Tư Mạc là người ở Hoa Nguyên, từng tại núi Thái Bạch làm ẩn sĩ, là một người tu hành đắc Đạo. Ông giỏi về lịch pháp thiên tượng và thuật dưỡng sinh dưỡng tính. Năm Hiển Khánh thứ 3, lúc được Đường Cao Tông triệu kiến, Tôn Tư Mạc đã 90 tuổi rồi, nhưng thị lực và thính lực của ông đều không hề suy giảm. Thi nhân Lư Chiếu Lân và danh sĩ Tống Linh Văn lúc đó đều lấy lễ tiết đối với lão sư để đối đãi với Tôn Tư Mạc.
Thân thể con người là hình ảnh thu nhỏ của tự nhiên
Mọi người từng hỏi Tôn Tư Mạc: “Danh y có thể trị hết bệnh là dựa vào đạo lý gì?”
Tôn Tư Mạc nói:
“Tôi nghe nói người thông hiểu Trời, nhất định có thể tìm thấy bản thể của trời tại người; người quen thuộc với người, nhất định là lấy Trời làm bản thể. Sở dĩ trời có Xuân, Hạ, Thu, Đông, ban ngày, ban đêm luân phiên thay đổi, hạ qua đông đến luân phiên không ngừng, đây là sự vận động của đại tự nhiên;
Thân thể con người có tứ chi và ngũ tạng, thức, ngủ, thở ra hít vào, bỏ cũ lấy mới, kinh mạch và khí huyết tuần hoàn. Lưu động chính là khí huyết tuần hoàn; hiển hiện xuất lai chính là khí sắc của người. Đây là vận động chính thường của cơ thể con người”.
Thân thể con người tương tự như giới tự nhiên
Ông giải thích: “Dương dùng tinh hoa của anh ta; âm dùng hình thể của anh ta; đây là người và Trời tương đồng. Làm trái quy luật chính thường thì sẽ sinh bệnh. Bốc hơi liền phát nhiệt, nếu không sẽ phát rét; ứ kết sẽ tạo thành mụn nhọt, cách trở sẽ tạo thành nhọt độc. Căn cứ vào chẩn đoán bề ngoài có thể kiểm tra những biến hóa bên trong cơ thể. Từ thân thể so ra với giới tự nhiên cũng là giống nhau.
Tinh thần trong quá trình vận hành xuất hiện nhầm lẫn; hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, sao chổi rơi xuống, đây là triệu chứng nguy hiểm của giới tự nhiên! Lương y dùng thuốc tiến hành dẫn dắt, dùng châm cứu trị bệnh cứu người. Bậc Thánh nhân lấy đạo đức cao thượng và sự thiện lương để dùng người hiền tài thì mới có thể thống trị thiên hạ. Cho nên thân thể có thể tiêu trừ bệnh tật, Trời có thể loại đi tai họa, tất cả đều là do khí số!”
Làm người phải can đảm và thận trọng
Lư Chiếu Lân hỏi: “Sự tình trong nhân thế nên làm như thế nào?”
Tôn Tư Mạc nói: “Gan phải lớn (ý nói can đảm), tim phải nhỏ (ý nói thận trọng); trí tuệ và suy nghĩ phải linh hoạt, hành vi phải ngay chính không qua loa”.
Lư Chiếu Lân hỏi: “Nói như vậy là sao?”
Tôn Tư Mạc đáp: “Tim là nguyên thủ của ngũ tạng, nó phải tuân theo quy luật mà làm việc, cho nên phải cẩn thận. Gan là tướng lĩnh của ngũ tạng, nó nhất thiết phải kiên định và quả quyết, cho nên gan phải lớn. Người có trí tuệ hành động như Trời, cho nên phải linh hoạt khéo léo. Người có nhân nghĩa trầm tĩnh giống như đất, cho nên phải ngay chính không cẩu thả”.
Người có 5 nỗi sợ thì đầu óc mới có thể sáng suốt
Lư Chiếu Lân lại hỏi: “Đạo dưỡng tính quan trọng nhất là gì?”
Tôn Tư Mạc đáp: “Trời có đầy có vơi, sự tình trong nhân thế có nhiều gian nan khốn khổ. Từ trước tới giờ chưa từng có ai không cẩn thận trong hành động mà lại có thể thoát khỏi nguy hiểm. Cho nên người coi trọng dưỡng tính, trước tiên tự mình phải hiểu được cẩn thận.
‘Thi Kinh’ nói: ‘Người không sợ tai họa, trời sẽ giáng tai họa cho người đó’.
Sợ hãi, quan trọng nhất chính là sợ Đạo, sau đó là sợ Trời, thứ nữa là sợ vật (đồ vật, của cải), tiếp đến là sợ người, cuối cùng là sợ chính mình.
Vì vậy những người mất đi nỗi sợ, tâm tư dễ bị rối loạn không có mạch lạc; hành vi nóng nảy khó mà tự kiềm chế; tinh thần rời rạc, dễ bực bội; ý nghĩ mê mờ, chí hướng dao động.
Người có thể hiểu những đạo lý này, giống như chèo thuyền dưới nước, giao long không thể hại anh ta; khi đi trên đường, động vật hung hãn không thể đả thương anh ta; các loại bệnh tật ôn dịch cũng không thể lây truyền cho anh ta; những người hay thích nói xấu người khác cũng không thể phỉ báng anh ta. người hiểu được những đạo lý này, liền có thể hiểu được mọi sự tình trong nhân thế”.
Tôn Tư Mạc để lại những bài học quý báu cho hậu thế
Năm đầu Vĩnh Thuần, Tôn Tư Mạc qua đời, ông đã để lại di chúc: Chôn cất đơn giản, không đốt những đồ vật âm phủ được gói bằng giấy; lúc tế tự không giết hại súc vật.
Hơn một tháng sau khi ông mất, diện mạo vẫn như lúc còn sống. Khi khiêng thi thể ông bỏ vào trong quan tài, mọi người có cảm giác như là đang khiêng một bộ quần áo trống rỗng. Cả đời ông đã viết ra 30 quyển “Thiên kim phương”, truyền cấp cho hậu thế.
Ông từng viết trong sách: “Trăm điều đức hạnh đều chu toàn, dẫu không dùng thuốc bổ, cũng có thể trường thọ. Đức hạnh không đủ, dẫu uống canh ngọc tiên đan, chưa hẳn đã có thể trường sinh.”
Đây cũng là Tôn Tư Mạc muốn khuyên người đời, giữ gìn đạo đức mới là cách tốt nhất để đồng hóa với tự nhiên, không cần truy cầu mà lại được trường sinh.
Theo Vision Times