Đời người nhiều việc không như ý, nếu bạn có thể giữ tâm rộng mở và dùng tấm lòng bao dung để đối đãi, cuộc sống sẽ trở nên hạnh phúc hơn.
- Người lương thiện sao lại cảm thấy khổ? – Vị thiền sư trả lời đầy trí huệ
- Làm người phải nhìn xa trông rộng, làm việc phải đến nơi đến chốn
1. Tâm rộng
Trong cuộc sống, không cần lúc nào cũng phải tranh tranh đấu đấu. Người xưa có câu: “Nước trong quá thì không có cá, người quá xét nét thì không có bạn”.
Nếu bạn tranh thua với người thân trong gia đình, một khi bạn giành chiến thắng thì tình cảm gia đình sẽ rạn nứt. Nếu bạn tranh thua với người yêu, một khi bạn chiến thắng thì tình cảm sẽ phai nhạt. Nếu bạn tranh thua với bạn bè, một khi bạn chiến thắng thì tình nghĩa cũng chẳng còn.
Thứ bạn tranh thua là lý, thứ bạn đánh mất là tình và thứ bạn làm tổn thương lại là chính bản thân mình. Trong cuộc sống, bạn không nhất định phải quá rạch ròi, đen là đen, trắng là trắng, thời gian sẽ cho mọi người câu trả lời tốt nhất.
Buông bỏ sự bướng bỉnh của bản thân, giữ cho tâm mình rộng mở, sẵn sàng chấp nhận mọi việc thì bạn mới có thể chiến thắng cả đời. Như thế bạn mới có thể sống bình yên hơn, ấm áp hơn, vui vẻ hơn.
2. Giàu có và nghèo nàn
Người biết đủ tuy nằm dưới đất vẫn cảm thấy an vui, người không biết đủ thì dù ở trong khách sạn 5 sao cũng thấy không vừa ý. Trong cuộc sống, sự giàu có về tinh thần là quan trọng nhất.
Nếu bạn bị ràng buộc bởi những ham muốn vật chất, thì dù có bao nhiêu đi nữa cũng sẽ cảm thấy không đủ, đó mới là nghèo nàn thực sự. Ngược lại, cuộc sống vật chất đạm bạc, đơn giản nhưng bạn lại có một nội tâm vô cùng phong phú, cảm thấy mãn nguyện trong cuộc sống và sẵn sàng cho đi, đó mới thực sự là giàu có.
3. So sánh
Thiện lương với người khác chính là thiện đãi với chính mình. Nếu tâm bạn tương kính, nhường người khác một bước, người khác sẽ tôn trọng bạn. Lòng người cũng giống như con đường, càng so đo thì càng hẹp hòi, càng bao dung thì càng rộng lớn.
Nếu bạn không tính toán với một người quân tử, người ấy sẽ trả lại cho bạn gấp bội; nếu bạn không tranh cãi với một kẻ tiểu nhân, người ấy sẽ không cách gì làm khó bạn. Vì vậy, khoan dung tưởng chừng như để nhường nhịn người khác, nhưng thực ra lại là để mở đường cho bản thân mình.
4. Buông bỏ
Có những việc hôm nay được xem là chuyện lớn, nhưng ngày mai lại chỉ là chuyện nhỏ; việc xảy ra trong năm nay dù có lớn đến mấy, sang năm chỉ còn là câu chuyện; việc xảy ra trong kiếp này dù có to cỡ nào thì sang kiếp sau cũng chỉ là truyền thuyết; chúng ta bất quá chỉ là những người trải qua câu chuyện đó mà thôi. Khi gặp những điều không vừa ý trong cuộc sống và công việc, hãy tự nhủ: Ngày hôm nay sẽ qua, ngày mai sẽ tới, và một ngày mới lại bắt đầu.
5. Đơn giản
Nếu bạn có một trái tim đơn giản, thế giới sẽ trở nên đơn giản và hạnh phúc cũng tự nhiên tìm đến bạn. Nếu bạn có một trái tim tự do, cuộc sống vì vậy sẽ vô cùng an nhiên, thoải mái và hạnh phúc sẽ tràn ngập khắp mọi nơi.
Có rất nhiều khi chúng ta cảm thấy thất vọng, chán nản, buông xuôi và chìm đắm trong đó, nhưng khi quay đầu lại nhìn, bạn sẽ phát hiện ra rằng, thống khổ chỉ là một chút thoáng qua.
Khi bạn học được cách để “buông bỏ”, cuộc sống mới có thể vui vẻ. Trong cuộc sống có rất nhiều thứ có thể buông bỏ được. Chỉ khi bạn buông bỏ, bạn mới có thể an nhiên mà bước tiếp. Hãy bao dung hơn, độ lượng hơn, mỉm cười nhiều hơn và mọi điều không vui sẽ chỉ còn là quá khứ mà thôi.
6. Lòng người
Đừng xem sự thiện lương của người khác là điểm yếu, kỳ thực đó là sự rộng lượng. Cũng đừng xem lòng khoan dung của người khác là nhu nhược, kỳ thực đó là sự nhân từ. Người tính tình tốt sẽ không dễ nổi giận, nhưng không có nghĩa là sẽ không tức giận. Người tính tình điềm đạm luôn thể hiện sự ôn hòa, nhưng không có nghĩa là bạn muốn làm gì cũng được.
Tình cảm không thể qua loa lấy lệ, lòng người cũng không thể đùa giỡn bỡn cợt, duyên phận càng không thể lãng phí. Chỉ khi bạn trân trọng tình cảm của người khác, bạn mới có thể nhận được tình cảm chân thành, chỉ khi bạn đối đãi thật tâm với người khác, bạn mới có thể nhận được sự ấm áp từ trái tim họ.
7. Phúc họa
Tích đức tuy rằng chẳng ai thấy, nhưng làm việc thiện luôn có trời đất chứng giám. Người làm việc thiện, dù phúc chưa đến, nhưng họa đã tự khắc rời xa. Người làm việc ác, dù họa chưa đến, nhưng phúc đã tự khắc rời xa. Làm việc thiện giống như cỏ mọc trong vườn xuân, dù không trông thấy tăng trưởng, kỳ thực nó đang lớn lên từng ngày.
Làm việc ác giống như mài dao trên đá, dù không trông thấy có tổn hại gì, kỳ thực đang hao mòn từng ngày. Phúc hay họa đều tại tâm, điều đáng sợ khi làm việc ác, không phải là lo người khác phát hiện, mà là tự mình cắn rứt lương tâm. Điều đáng mừng khi làm việc thiện, không phải là được người khác tán dương, mà là tự bản thân cảm thấy thanh thản.
8. Cảm ân
Hãy biết ơn người đã làm tổn thương bạn, bởi vì người đó đã tôi luyện ý chí của bạn. Hãy biết ơn người đã lừa dối bạn, vì người ấy đã nâng cao kiến thức của bạn. Hãy biết ơn người đã đánh bạn, vì người ấy đã tiêu trừ nghiệp chướng của bạn. Hãy biết ơn người đã bỏ rơi bạn, vì người ấy đã dạy bạn cách để tự lập.
Hãy biết ơn người đã làm bạn vấp ngã, vì người ấy đã củng cố khả năng của bạn. Hãy biết ơn người trách cứ bạn, vì người đó đã giúp bạn trở nên trí tuệ và kiên định. Hãy biết ơn tất cả những người giúp bạn vững vàng và thành công. Sống trong một thế giới biết ơn, cuộc sống sẽ thú trở nên vị hơn.
9. Tùy duyên
Cuộc đời chẳng qua là một tách trà, đầy cũng tốt mà vơi cũng tốt, tranh thua cũng có nghĩa gì đâu? Tách trà này dù đậm hay nhạt đều có hương vị riêng của nó. Dù bạn đang gấp gáp hay chậm rãi cũng không sao cả! Bởi vì thưởng thức tách trà dù nóng hay nguội, chỉ cần mỉm cười thì đều cảm thấy hạnh phúc.
Đời người vì quá để ý nên mới đau khổ, vì quá đa nghi nên mới tổn thương, khi bạn có thể xem nhẹ mọi thứ thì tự nhiên sẽ trở nên vui vẻ. Chúng ta đều là khách qua đường, có rất nhiều sự việc không thể làm chủ được, vì vậy hãy để mọi thứ tùy duyên!
Những người bằng lòng và mãn nguyện trong cuộc sống, thì dù bước đi trên con đường nào cũng sẽ cảm thấy đây là con đường dẫn đến hạnh phúc. Vậy nên, tâm càng rộng thì mệnh càng tốt!
Theo Sohu