Nhiều người vì một số cố chấp trong tâm mà không tin vào Thần linh, nhưng Thần Phật từ bi vẫn luôn có cách để điểm ngộ cho thế nhân.
Lý Cao cực đoan, không tin vào quỷ thần
Trong “Đường khuyết sử” có chép lại một câu chuyện kể rằng, vào năm Trinh Nguyên thời Đường Đức Tông, tiến sĩ Lý Cao sau khi qua đời thì có thụy hiệu là “Văn”. Vì vậy người đời sau mới tôn xưng ông là Lý Văn Công.
Lý Cao khi còn sống bởi vì đắc tội với tể tướng Lý Phùng Cát, nên bị giáng chức từ Thượng thư ở trung ương xuống làm Thứ sử Lư Châu ở vùng biên giới xa xôi. Lý Cao bản tính cực đoan nhưng lại ngay thẳng, chưa bao giờ tin vào việc quỷ thần.
Lúc ấy ở bên ngoài có một người tên là Lý Xử Sĩ, ở tại quận Lư Châu. Ông tự xưng là hiểu được ngôn ngữ của Thần tiên, có thể câu thông với quỷ thần. Bởi vậy rất nhiều sự việc đều được ông dự đoán đúng. Người trong quận đều rất tôn kính ông; cũng giống như là đang cung kính với Thần linh vậy.
Cố chấp hại người
Lý Cao sau khi đến nhậm chức được 1 tháng, Lý Xử Sĩ liền đưa danh thiếp đến, chờ để bái kiến. Sau khi gặp mặt, Lý Cao tỏ ra rất ngạo mạn, mới nói rằng: “Khổng Phu Tử là đại Thánh nhân. Ngay cả ông ấy còn nói: ‘Không biết sinh, làm sao biết tử’, tiên sinh vậy là còn cao minh hơn Khổng Tử sao; rõ ràng đã biết sinh lại còn biết cả tử?”
Lý Xử Sĩ đáp: “Không thể nói như vậy được, chẳng lẽ ngài không biết ‘vô quỷ luận’ của Nguyễn Sinh Trứ triều Tấn sao. Văn chương của ông ấy tinh tế, uyên thâm, người khác cũng không thể bác bỏ ông ấy. Nhưng cuối cùng thì ông ấy cũng đâu có tận mắt nhìn thấy quỷ?
Điều tôi thực sự muốn nói với ngài là: Nội trong vòng 1 hoặc 2 ngày nữa, thân nhân của ngài sẽ có một người bị bệnh, hơn nữa vô cùng nghiêm trọng. Nếu đây là một người tham lam an dật, uống rượu độc giải khát, như vậy thì bệnh của người đó là gieo gió gặt bão, vậy thì cũng không cần quan tâm nữa. Nếu như không phải như vậy, mà là một người hiểu về nhân tình thế thái; hơn nữa là một người giàu tình cảm, vậy thì khi người đó gặp nạn, ai lại có thể ngồi nhìn mà không cứu?”
Lý Cao nghe những lời này, cảm thấy là ăn nói xằng bậy, càng thêm tức giận. Ông lập tức sai người đeo gông cho Lý Xử Sĩ và nhốt vào trong ngục.
Lời dự đoán lập tức ứng nghiệm
Điều không ngờ là, cùng ngày hôm đó, trên lưng của phu nhân Lý Cao xuất hiện một cái mụn độc lớn. Đến ngày hôm sau thì bắt đầu đau nhức và thối rữa, phu nhân đã bị hôn mê. Cả ngày không ăn uống được gì. Lý Cao mời các thầy thuốc ở địa phương tới điều trị, nhưng cũng không thấy có dấu hiệu thuyên giảm.
Lý Cao có 10 cô con gái, đều đã trưởng thành, nhưng chưa ai lấy chồng, các nàng quây xung quanh giường của mẫu thân, khóc lóc thê lương. Các nàng tự nhiên lại trách móc rằng bệnh của mẫu thân là do Lý Cao đã bỏ tù Lý Xử Sĩ.
Lý Cao rất xem trọng nghĩa phu thê, bất đắc dĩ không biết làm sao được, đành phải thả Lý Xử Sĩ ra; cũng cầu xin ông cách chữa trị. Lý Xử Sĩ nói: “Ông tự viết một bài văn để cầu xin Thần linh phù hộ. Đợi đến lúc trời tối, tôi sẽ vì phu nhân mà cầu nguyện. Tôi có thể đưa cho ông một đạo phù, ban đêm ông nắm lấy nó và viết bài văn cầu nguyện. Sau đó cùng lúc đốt cả hai đi, như vậy là có thể giải thoát khỏi tai nạn”.
Trước khi rời đi, Lý Xử Sĩ lại khuyên bảo Lý Cao: “Ông nhất định không nên sửa chữa ở trên giấy viết. Nếu có viết sai thì chỉ nên thay bằng tờ giấy khác…”
Tâm thành tắc sẽ linh
Lúc này Lý Cao vậy mà lại tin vào lời Lý Xử Sĩ nói, thành tâm thành ý lập tức bắt đầu. Trước tiên rửa sạch tay, sau đó mới cung kính mà bắt đầu viết.
Nhưng mà Lý Cao tính tình cực đoan, hơn nữa lại đa nghĩ, trong quá trình viết, đã liên tiếp viết mấy tờ, tờ nào cũng có lỗi sai. Ông lại nghĩ đến việc không thể vi phạm lời đã nói ra, vì vậy lại cầm bút viết tiếp. Mãi cho đến lúc ngọn nến cháy hết, Lý Cao cũng viết đến mức mệt mỏi rã rời, lúc này cuối cùng cũng viết xong một bài văn. Nhưng mà trong bài văn lại có một chữ bị sửa lại. Thời gian lại sắp hết, Lý Cao đánh lấy tờ giấy và đạo phù kia đốt đi. Vừa mới đốt xong, bệnh của phu nhân lập tức giảm bớt, người nhà đều rất vui mừng.
Con người không tin Thần linh, nhưng Thần linh vẫn luôn tồn tại
Hôm sau trời vừa mới sáng, Lý Xử Sĩ lại đi đến quý phủ chờ bái kiến, Lý Cao vô cùng cảm kích ông ta. Lý Xử Sĩ nói: “Tai nạn đã được miễn trừ rồi. Nhưng ông lại viết quá lâu. Ngày hôm qua tôi đã khuyên ông: ‘Trong bài văn không được sai sót và sửa lại’. Vậy mà vì sao vẫn có 1 chữ bị chỉnh sửa?”
Lý Cao nói: “Không có mà!” Lý Xử Sĩ nói: “Bài văn của ngài vẫn còn ở đây, ngài tự xem xem”. Nói xong liền lấy từ trong áo ra một tờ giấy và đưa cho Lý Cao xem. Lý Cao xem thì thấy đúng là bài văn mình đã đốt tối qua. Lý Cao kinh ngạc lẫn hổ thẹn, lập tức đứng lên hành lễ với Lý Xử Sĩ; cũng lấy ra rất nhiều vàng bạc để tạ ơn. Lý Xử Sĩ từ chối không lấy, cáo biệt mà đi, cũng không ai biết là ông đã đi đâu.
Lúc đó, bệnh của Lý phu nhân cũng đã khỏi hẳn. Cả nhà đều nói: “Việc này thật là quá thần kỳ!” Lý Cao nói: “Trên đời này thực sự là có Thần linh, không thể không tin!”
Lý Cao không tin Thần linh, nhưng Thần linh vẫn luôn tồn tại, lại còn từ bi dùng nhiều cách khác nhau để phá bỏ sự cực đoan cố chấp của ông.
Theo Chánh Kiến