Hoàng Đế Khang Hy lên ngôi năm 7 tuổi và trở thành bậc minh quân hiếm có trong lịch sử Trung Hoa. Ông nổi tiếng là vị vua anh minh, biết trọng dụng nhân tài và thương dân như con.
- Cha mẹ thông thái: Phương pháp Hoàng đế Khang Hy dạy con cháu học tập
- Khang Hy Đại đế, vị hoàng đế tài ba lỗi lạc
Hoàng đế Khang Hy là vị hoàng đế trị vì lâu nhất ở Trung Quốc. Lên nắm quyền khi mới 7 tuổi, ông cai trị từ năm 1661-1722. Là vị hoàng đế thứ hai của triều đại Mãn Thanh; Khang Hy đã mang lại sự thịnh vượng to lớn cho Trung Hoa. Ông được miêu tả trong bản Sử nhà Thanh là một người nhân từ với đức tính tuyệt vời và giàu lòng trắc ẩn.
Hậu thế coi ông như một nhà hiền triết và gọi ông là Thanh Thánh Tổ (Vị Thánh của triều đại nhà Thanh). Ông đã thể hiện lòng tốt và đề xướng nhiều chính sách có lợi cho người dân Trung Quốc trong những năm cai trị của mình.
Hoàng đế Khang Hy cai quản thần dân với sự tử tế và khiêm tốn
Vào tháng 7 năm Khang Hy thứ 18, một trận động đất đã xảy ra ở Bắc Kinh. Hoàng đế Khang Hy đã ban hành chỉ dụ phân bổ 100.000 nhân dân tệ từ ngân khố triều đình để cứu trợ người dân, sửa chữa những thiệt hại.
Ông triệu tập các quan đại thần của mình và nói: “Trận động đất là một cảnh báo rằng sự cai quản của ta đã không được hài hòa. Khi mọi thứ ổn định, chúng ta phải tìm ra nguyên nhân của thảm họa”.
“Có phải vì các quan đại thần đã chèn ép bách tính hay không? Các quan có câu kết với nhau để chuộc lợi không? Liệu trong lúc dùng binh có đang cướp bóc, hà hiếp người dân hay không? Hay các khoản thuế đặt ra không đúng? Hay các quan xét xử không công bằng? Hay các đại thần đã để người của mình chèn ép dân thường?”
“Bất kỳ điều gì không đúng cũng đủ để gây ra thảm họa. Chỉ khi chúng ta quản lý theo luật trời và đối xử với mọi vấn đề một cách đúng đắn và công bằng; chúng ta mới có thể hy vọng hòa bình và thịnh vượng. Ta đã bộc lộ tấm lòng của mình và ta khuyến khích quân thần của ta cũng làm như vậy”.
Hoàng đế Khang Hy thường xuyên đi vi hành
Hoàng đế Khang Hy thường đi về phía nam để xem xét các con sông về các vấn đề liên quan đến các dự án trị thủy. Vào tháng 3 năm Khang Hy thứ 44; Hoàng đế Khang Hy nói với các đại thần trong khi kiểm tra.
“Có hàng trăm nghìn người ra đường đón ta hàng ngày. Người dân nên quan tâm đến việc canh tác của họ hơn là ta”.
Vào tháng 4 năm Khang Hy thứ 46; Hoàng đế Khang Hy ban hành chỉ dụ nói rằng: “Ta đang kiểm tra con sông và dừng chân ở Hoài Thương. Các quan và người dân của các tỉnh Giang và Triết đã đến để được gặp ta. Hoa màu sắp có thể thu hoạch, nhưng người dân tụ tập ven sông để được nhìn thấy ta đã giẫm nát hoa màu. Hãy nói với mọi người ngừng chào đón và tiễn đưa ta. Ta coi trọng nông nghiệp và yêu quý người dân”.
Ban chỉ dừng những dự án gây ảnh hưởng xấu cho người dân
Vào tháng 2 năm Khang Hy thứ 46; Hoàng đế Khang Hy đến thăm sông Hoàng Hà. Ông dừng chân tại Thanh Khẩu để đến Tào Gia Miếu. Nhận thấy địa hình phần lớn là đồi núi không thể vượt qua; trong khi dự án sông đã làm hư hại nhà cửa và mồ mả của người dân. Hoàng đế Khang Hy đã khiển trách Trương Bằng Cách cùng các quan chức liên quan; yêu cầu đình chỉ dự án. Cư dân ven sông đã cảm động và biết ơn Hoàng đế.
Tiếp đó, Khang Hy đã ra lệnh cho các quan phụ trách khảo sát địa điểm khác phù hợp thay thế cho dự án này.
Từ chối việc được vinh danh
Vào tháng 12 năm Khang Hy 20, các quan đại thần muốn vinh danh danh hiệu danh giá cho Hoàng đế. Hoàng đế Khang Hy đã từ chối và ra sắc lệnh rằng:
“Nghĩa quân phản loạn vẫn chưa được dẹp yên. Đất nước dân chúng vẫn còn lầm than. Ngoài ra hạn hán, lũ lụt, và các thiên tai còn thường xuyên xảy ra. Tất cả là do ta thiếu đức hạnh”.
“Dựa vào phúc đức của tổ tiên, ta mới có thể đánh bại nghĩa quân phản loạn. Làm sao ta có thể tự mãn và muốn một danh hiệu vô dụng?”
Vào tháng 3 năm Khang Hy thứ 60, các quan đại thần lại muốn tôn Khang Hy lên một tước vị nữa. Một lần nữa Khang Hy không đồng ý.
“Luật của triều đại này là chỉ yêu thương nhân dân. Vẫn còn những người lính đang ngủ trên chiến trường và những người dân đau khổ, ta không có thời gian cho các chức danh. Ta phải tu dưỡng bản thân và cần làm tốt các việc của một người đứng đầu”.
Ra lệnh không sách nhiễu đến kế sinh nhai của người dân
Vào tháng 2 năm Khang Hy thứ 51; thống đốc Phúc Kiến và Chiết Giang đã đệ trình một bản kiến nghị: “Các quan chức địa phương nên hạn chế các tàu đánh cá ven biển. Chỉ cho phép các tàu đánh cá một cột buồm ra vào biển; nhưng không được đi tàu xuyên tỉnh, để ngăn chặn nạn cướp biển”.
Khang Hy trả lời: “Điều này không khả thi. Nó tương đương với việc các ngư dân được hợp nhất vào tiểu đoàn hải quân. Khi đó các quan chức vẫn có thể vi phạm, đàn áp ngư dân. Những hạn chế nên được sử dụng để mang lại lợi ích cho người dân; chứ không phải như một công cụ để sách nhiễu họ”.
Tôn trọng và quan tâm đến người cao tuổi
Kính trọng và chăm sóc người cao tuổi là một đức tính truyền thống. Khi xã hội không quan tâm đến người cao tuổi đồng nghĩa với việc đạo đức xã hội đã xuống mức rất thấp. Khang Hy đã đích thân chỉ định cung cấp dịch vụ chăm sóc cho các góa phụ và người cao tuổi sống một mình với phương châm: “Chăm sóc như thể họ là người nhà của chính mình”.
Ông nói: “Từ xưa việc tôn trọng và chu cấp cho người già là ưu tiên hàng đầu. Khi mọi người thể hiện lòng hiếu thảo đối với người già và tình yêu thương đối với anh em của mình; thì sự chân thành và lòng trắc ẩn sẽ ngự trị ”.
Vào tháng 3 năm Khang Hy thứ 52; Hoàng đế Khang Hy đã ban hành chỉ dụ: “Triều đình sẽ chu cấp cho những quả phụ; góa phụ và những người cao tuổi ở một mình”. Gần 600 cụ già từ 80 tuổi trở lên đã nhận được vàng bạc vào ngày hôm đó; thể hiện sự tôn trọng và lòng thương cảm của Hoàng đế đối với mọi người.
Hoàng đế Khang Hy rất coi trọng giáo dục
Vào tháng 2 năm Khang Hy thứ 54, Khang Hy đến thăm Kỳ Điền, ông nói:
“Tôi đi thăm Kỳ Điền thấy cuộc sống của mọi người đã tốt hơn. Nhưng ít người đọc sách hơn. Nên lập trường ở vùng sâu, vùng xa để khuyến khích mọi người học tập, nghiên cứu. Các quan địa phương ở đây nên chú ý đến điều này”.
Cai quản đất nước thuận theo ý trời sẽ mang lại phước lành cho tất cả mọi người.
Hoàng đế Khang Hy luôn đặt bách tính của mình lên hàng đầu và nhìn lại bản thân khi có vấn đề xảy ra. Bản chất nhân đức của ông là điều đã làm nên Trung Quốc thịnh vượng và phát triển trong quá khứ.
Nguồn: Vision Times