Nhìn lại trong lịch sử, mỗi khi đạo đức của con người trở nên bại hoại, sắp tới lúc bị đào thải, thì Thần Phật từ bi sẽ thông qua nhiều cách khác nhau để điểm hóa, cảnh tỉnh cho thế nhân, khiến con người hồi tâm chuyển ý, bỏ cái ác theo cái thiện. Câu chuyện về người chăn cừu nhìn thấy Quan Âm Bồ Tát đang khóc ở dưới đây là một ví dụ thực tế.
- Thần Phật từ bi, cứu giúp người niệm 9 chữ chân ngôn
- Tôn kính Thần Phật, kỳ tích triển hiện khi xét nghiệm Covid-19
Quan Âm Bồ Tát điểm hóa người chăn cừu
Ngày xưa có một người chăn cừu sống ở rìa làng. Một ngày nọ, anh nhìn thấy trên một gò đất có một cụ bà đang khóc, tiếng khóc nghe rất thê lương. Bà vừa khóc vừa quở trách: “Các con ơi, các con sao lại không nghe lời của người già. Các con thật là có tội lớn lắm. Ta sao có thể cứu các con đây”.
Bà cứ khóc như vậy rất lâu. Người chăn cừu thầm nghĩ: “Ngay giữa trưa mà bà cụ khóc lóc thảm thương như vậy thì chắc là do con cái không hiếu thuận rồi. Mình thử qua xem bà cụ là ai rồi khuyên trở về nhà mới được.”
Người chăn cừu vừa đi tới gần bà cụ thì một cơn gió lốc nổi lên. Anh ngước lên nhìn thì thấy Quan Âm Bồ Tát ở trên cao. Người chăn cừu lập tức quỳ xuống đất và nói: “Hỡi Bồ Tát trên cao, con có thể nhìn thấy người. Con thật là có diễm phúc, xin Bồ Tát phù hộ!”.
Bồ Tát nói: “Ta thấy con vẫn còn là người tốt. Con hãy mau đi nói cho người dân trong làng rằng, nếu con người làm những việc xấu như bất kính với Thần Phật, làm trộm cướp, kỹ nữ, ngược đãi người già, thì khi tội nghiệp to lớn rồi, ông Trời sẽ trừng phạt con người. Vì để cho con người có cơ hội ăn năn hối cải nên trước tiên sẽ làm cho động vật chết thay con người”.
Báo tin cho dân làng
Người chăn cừu không dám chậm trễ, sau khi trở về làng thì nhanh chóng chạy đi từng nhà báo tin và cũng dặn đi dặn lại họ là đừng có làm điều xấu nữa; nếu không ông Trời sẽ trừng phạt. Anh nhắc lại những lời mà Quan Âm Bồ Tát đã nói, rằng trước tiên sẽ để cho động vật chết thay con người, lấy đó là cơ hội để con người ăn năn, hối cải.
Có người nghe xong thì sợ hãi, nói rằng sẽ không dám làm điều xấu nữa. Nhưng cũng có người nghe xong thì cười ha hả, không cho đó là thật, còn nói “Bồ Tát ở đâu vậy? Anh bị hoa mắt mất rồi. Tôi không tin vào những điều đó”.
Từ đó trở đi, ôn dịch bắt đầu hoành hành ở trong thôn. Những loài vật nuôi như la, ngựa, bò, dê, lợn, chó, gà, vịt đều chết sạch. Đã 10 năm trôi qua, mọi người vẫn tiếp tục làm điều xấu mà không có dấu hiệu hối cải; muốn làm việc xấu thì vẫn cứ làm việc xấu.
Không nghe lời Quan Âm Bồ Tát, cả ngôi làng gần như diệt vong
Một ngày kia, người chăn cừu lại thấy một cụ bà đang khóc trên gò đất. Bà cụ vừa khóc vừa nói: “Các con của ta, các con không nghe lời ta. Các con muốn làm việc xấu thì vẫn làm việc xấu. Ông Trời không cần các con nữa. Lúc trước động vật đã chết thay các con, bây giờ thì ai chết thay các con đây.”
Người chăn cừu thầm nghĩ, có lẽ bà lão chính là Bồ Tát. Anh nhanh chóng chạy đến để nhìn cho rõ thì một luồng gió lốc thổi lên. Anh ngẩng đầu nhìn lên thì đúng là Bồ Tát. Người chăn cừu vội vã dập đầu quỳ lạy: “Thưa Bồ Tát, xin người phù hộ, xin người phù hộ”. Lần này Bồ Tát không nói gì mà từ từ biến mất.
Không lâu sau đó, trong làng bắt đầu xuất hiện đại ôn dịch. Ngoại trừ gia đình người chăn cừu và một vài gia đình biết tích đức hành thiện ra thì hầu như mọi người trong làng đều chết hết cả. Có người chết trong lúc đi đường, lúc đang làm việc hoặc đang ngủ.
Lúc đầu khi có người chết thì còn có người khiêng đi chôn cất. Về sau người chết nhiều quá thì không còn ai mang đi nữa, xác chết rải đầy đường. Thôn làng cứ như vậy cho đến khi không còn một bóng người.
Tìm về thiện lương là cách duy nhất vượt qua kiếp nạn
Ngày nay thế giới cũng đang phải hứng chịu một trận đại dịch vô cùng khủng khiếp, gây ra cái chết cho hàng triệu người. Đối với những điều xấu mà Bồ Tát kể ra ở trên thì thế giới ngày nay không thiếu điều nào; mà nhiều việc xấu còn được làm một cách công khai không ai cấm cản. Đây chẳng phải là nhân loại đang đứng trước bờ vực nguy hiểm rồi hay sao?
Khi dịch bệnh bắt đầu đào thải con người thì cũng là đưa ra cơ hội cuối cùng cho con người lựa chọn. Nếu lựa chọn thiện lương, cải tà quy chính thì còn có cơ hội được sống sót. Nếu vẫn cố chấp như người dân trong ngôi làng kia thì kết cục bi thương là khó tránh khỏi.
Theo Chánh Kiến