Sống có lễ nghĩa, đạo đức là những điều cơ bản của một con người thiện lương. Từ xưa đến nay, những bậc chí sĩ đầy lòng nhân ái, có hàm dưỡng, có đạo đức, đều lấy thanh tịnh làm gốc, đối với tham dục thì luôn cố tránh xa. Bởi vậy, bậc quân tử coi tà dâm là tai họa mà ra sức cự tuyệt; tiểu nhân thì coi đó là hạnh phúc mà ra sức nắm lấy. Có thể nói, phúc hoạ là do tự mình, thay đổi bản thân là điều căn bản cần làm.
- Nhân quả báo ứng: Vì một lần vô lễ với Đức Phật, chịu quả báo ma đói 9 vạn năm
- Ở hiền gặp lành, tin tưởng Thần Phật, đắc phúc báo
- Dù che giấu, 20 năm sau vẫn phải nhận báo ứng
Sửa đổi, khuyến thiện, chuyển họa thành phúc
Yến Huệ An, người ở huyện Đan Dương, phủ Trấn Giang. Yến phủ gia tài đầy đủ sung túc, Yến Huệ An là do cha mẹ khi đã vào tuổi trung niên đi cầu tự mới có được, cho nên rất được nuông chiều.
Yến Huệ An khi còn là một thiếu niên, thường gặp gỡ những người bạn cùng tuổi và trêu đùa nhau bằng cách nói chuyện nam nữ. Cạnh nhà của Yến Huệ An có một thiếu nữ cũng trạc tuổi anh. Anh ta lúc đầu thì đục một lỗ nhỏ ở trên tường để nhìn trộm, về sau thì trèo tường qua để đùa giỡn. Suốt ngày chỉ nghĩ đến dục vọng, bỏ bê sách vở.
Hai năm liền, anh ta bỏ nhà đi vào trong thành với lý do là đi thi. Thường xuyên la cà trong quán trà hay tửu điếm. Ngôn hành lỗ mãng lưu manh. Lúc thì lang thang mấy xóm làng chơi, lúc thì đánh bạc, phóng túng vui đùa. Không từ bất cứ việc xấu nào. Anh lại còn thích thú đọc mấy cuốn sách kỳ dị, ma quái. Nhìn không khác gì một thiếu niên điên điên khùng khùng.
Cơ duyên xem được sách thánh hiền
Đến năm thứ ba, có lần Yến Huệ An thấy có người phát sách ở trên đường. Anh ta thử lật ra xem xem vài quyển. Trong đó có “Cảm ứng thiên”, “Âm chất văn” v.v. bởi vì tò mò nên mới mở ra đọc thử. Những điều được viết trong sách đã khiến cho anh kinh hãi.
Anh cẩn thận suy xét và hoàn toàn tỉnh ngộ: “Những hành vi miêu tả trong sách này hoàn toàn giống mình, cứ như là viết về chính mình vậy, mình sao có thể ngu ngốc như vậy? Thật quá xấu xa! Các bậc thánh nhân xưa đã khuyên phải tránh xa tà dâm, ân cần dạy bảo, mình lại tham luyến không bỏ, không biết kiêng kỵ, thật là không chịu cầu tiến!”
Cùng ngày hôm đó anh đã dâng hương cầu nguyện. Thề sẽ không bao giờ phạm vào tà dâm. Cũng lập chí học hành, không mê luyến sắc dục nữa. Đồng thời phát nguyện in tặng hàng ngàn quyển sách khuyến thiện giống như trên, để mong có thể giảm được tội lỗi đã phạm phải trong quá khứ.
Sau khi phát nguyện xong thì anh cứ theo thế mà thực hiện. Hai năm sau, anh đi ứng thi và đã đỗ đầu huyện. Vì vậy Yến Huệ An lại càng nỗ lực khuyên nhủ người khác hơn, in tặng thêm nhiều sách khuyến thiện. Việc làm của anh thực sự đã giúp cảm hóa được rất nhiều người ở các độ tuổi khác nhau.
Biết hối cải nhận được phúc báo
Yến Huệ An có một người bạn học, ngoan cố không thay đổi. Bởi vì gian dâm và bị người khác phát hiện, nên bị vây đánh. Bồi thường cho người ta xong thì cũng nợ rất nhiều. Nhưng anh ta lại sợ người cha hung dữ và vô lý sẽ không tha thứ cho anh ta. Trong lúc rối trí đã nhảy xuống sông tự tử. Sớm biết như vậy thì sao lại không nghe Yến Huệ An khuyên nhủ? Yến Huệ An bởi vì kịp thời hối cải, vừa cố gắng khuyến thiện người khác, không chỉ bản thân được trường thọ mà con cháu cũng được giàu sang phú quý.
Biết hối cải và hành thiện chuộc lỗi thì phúc họa có thể thay đổi. Kiên trì khuyên nhủ người khác hướng thiện thì công đức lại càng lớn hơn, nhất định có thể giảm tội và đắc phúc báo. Đây chính là “Thiên đạo họa dâm, bất gia hối tội chi nhân”, có nghĩa là Trời phạt tội tà dâm, nhưng sẽ tha cho những người biết hối cải.
Viết sách tà dâm gặp ác báo, liên lụy đến gia đình
Vào năm Vạn Lịch nhà Minh, có một vị tiến sĩ tên là Trương Mỗ, rất có tài văn chương. Nhưng ông không dùng cái tài của mình vào việc chính đạo mà lại thích viết những sách tà dâm và đưa ra xã hội. Ông cho rằng mượn những câu chuyện trong xã hội để viết thì sẽ không ảnh hưởng đến âm đức của mình.
Một đêm nọ, Trương Mỗ mơ thấy cha mình về quở trách: “Con viết sách tà dâm khiến cho thế nhân hỗn loạn, tưởng giả thành thật. Rất nhiều người vì đọc sách của con mà thất đức không biết kiểm điểm. Dưới âm phủ trừng phạt tội tà dâm là nặng nhất. Con vốn có tiền đồ rộng mở, phúc trường lộc thọ. Nay vì viết sách tà dâm nên đã bị hủy hết rồi. Phúc đức tổ tông mấy đời để lại cũng bị con hủy hoại trong chốc lát. Phải làm thế nào đây?!”
Trương Mỗ sợ hãi tỉnh giấc, trong lòng vô cùng lo lắng. Một thời gian sau, trên đường đi nhậm chức ở Phúc Kiến, thuyền của gia đình ông bị gió thổi mạnh khiến cho cả gia đình đều bị chết đuối. Thật đúng là “phúc họa không có cửa, chỉ là do con người tự chiêu mời”.
Hủy hoại danh tiết của người khác, trời đất không thể dung thứ
Lý Thúc Khanh là một vị quan thanh liêm cẩn thận, nhưng lại bị một đồng sự là Tôn Nham ganh ghét đố kỵ. Nhằm mục đích hủy hoại danh tiết của Lý Thúc Khanh, Tôn Nham đã tung tin đồn rằng: “Lý Thúc Khanh bề ngoài thì đức cao vọng trọng, nhưng tôi thấy ông ta thật không bằng súc vật.”
Mọi người hỏi tại sao ông lại nói như vậy thì ông ta ngang nhiên vu khống rằng: “Lý Thúc Khanh và em vợ có quan hệ bất chính với nhau. Thử hỏi ông ta có còn là con người không?” Thế là lời nói vu khống đó được lan truyền đi khắp nơi.
Sau khi Lý Thúc Khanh nghe được, ông muốn hỏi em vợ và biện minh rõ ràng nhưng lại không dám nói ra chuyện này. Ông không hiểu tại sao mình lại bị gièm pha như vậy. Cuối cùng ông đã chết vì quá uất ức. Về phần người em vợ, khi nghe được lời đồn đại cũng thống khổ khôn xiết, không thể nào giải được nỗi oan cho mình nên đã thắt cổ tự vẫn.
Ác quả ác báo, phúc họa là do tự chiêu mời
Chỉ vài ngày sau khi hai người mất, trời bỗng nhiên mưa to dữ dội. Sấm chớp đùng đùng một cách lạ thường. Tôn Nham đã bị sét đánh chết. Ngay cả sau khi được mai táng, Tôn Nham vẫn tiếp tục bị sét đánh. Mộ phần và quan tài bị sét đánh bật tung ra. Phần mộ bị xéo nát, thi thể lộ ra ngoài.
Chỉ vì một niệm ganh ghét đã hủy hoại thanh danh và danh tiết của người khác. Làm hại đến sinh mệnh con người là một tội ác tày trời. Tôn Nham buông lời xấu xa đã làm tổn hại đến danh tiết và sinh mệnh của hai người nên báo ứng chồng chất như núi, bị thiên thượng trách phạt. Vì vậy Tôn Nham bị sét đánh những hai lần, đó cũng là ác giả ác báo.
Thế nhân hãy lấy đây làm tấm gương cảnh tỉnh bản thân. Không được có tâm ganh ghét tung tin đồn mê hoặc lòng người, hủy hoại người khác. Phúc họa đều là do tự mình gây ra, phải tỉnh ngộ sớm trước khi quá muộn.
Theo Secret China