Có lẽ phụ huynh nào cũng có những lo lắng nhất định đối với con mình trong thời đại 4.0. Xã hội càng phát triển thì mối nguy hại tác động xấu đến từ hoàn cảnh xã hội đến hành vi, đạo đức của trẻ càng nhiều. Trong môi trường nhiều cám dỗ như thế này, làm thế nào để giới trẻ kiềm chế được bản thân?
- Vô sinh gần 8 năm: Tôi đã có con trở lại nhờ tu luyện Phật Pháp
- Ung thư đại trực tràng: câu chuyện vượt khỏi căn bệnh quái ác của cô chủ tiệm tóc
- 8 năm tù vì ma túy, tâm nguyện muốn thay đổi đã cảm động Trời xanh
Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những người có mức độ kiểm soát bản thân cao hơn khi còn nhỏ sẽ già đi chậm hơn so với những người cùng tuổi ở tuổi 45. Cơ thể và bộ não của họ khỏe mạnh hơn, đồng thời nhìn họ cũng trẻ hơn.
Như vậy, nếu trẻ có khả năng tự chủ bản thân từ lúc nhỏ thì không chỉ khiến bố mẹ an tâm hơn trong môi trường nhiều cám dỗ như hiện nay; mà chính bản thân đứa trẻ còn nhận được những lợi ích về sức khỏe trong tương lai lâu dài.
Trò chuyện với một bạn trẻ lớp 7
Kính mời quý độc giả lắng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên với một cô bé học sinh lớp 7; để hiểu vì sao con nói rằng “Con đã tự kiềm chế được bản thân”.
Phóng viên (PV): Chào con! Con hãy giới thiệu đôi chút về bản thân mình ?
Quỳnh Hương (QH): Con tên là Lê Quỳnh Hương, sinh năm 2007, là học sinh lớp 7 trường THCS Võ Thị Sáu, thành phố Hải Dương.
PV: Hoàn cảnh gia đình con thế nào?
QH: Lúc con mới được 1 tuổi thì bố con không may bị tai nạn khi lao động ở nước ngoài nên bị di chứng về thần kinh, bố không làm chủ được hành vi, không tự chăm sóc được mình, bố không nhớ ai cả, ngay cả mẹ con và con, ông bà cũng không biết, chỉ biết mỗi tên của mình thôi. Bố con còn mắc thêm nhiều bệnh khác nữa nên mẹ con không thể đi làm được, phải ở nhà chăm sóc bố nên hoàn cảnh gia đình con rất khó khăn.
Con thương bố mẹ nhiều lắm
PV: Con có buồn về hoàn cảnh nhà mình không ?
QH: Con buồn ít thôi, con thương bố mẹ nhiều lắm!
PV: Vì sao con bước vào tu luyện và trở thành một tiểu đệ tử của Đại Pháp ?
QH: Cuối năm 2016, mẹ con nghe thấy bác hàng xóm nói chuyện với nhau rằng “Quyển sách này hay lắm, càng đọc càng hay, lại có thể tiêu nghiệp nữa”, mẹ con thấy tò mò nên hỏi mượn đọc. Nhưng mẹ đọc được 1/3 quyển thấy nó ngang ngang nên mẹ không đọc nữa. Khi bố con ốm nằm viện hai tháng, mẹ con về nhà thấy tất cả các sách trong nhà đều bị chuột cắn hết nhưng riêng quyển sách đó thì không; mẹ con thấy lạ nên cầm đến viện đọc. Lần này mẹ càng đọc thì càng thấy hay nên đã tự tìm điểm luyện công và từ đó mẹ con tu luyện.
Quay trở về cội nguồn, bỏ đi những điều xấu
Khi con lên 8 tuổi, mẹ bảo: “Con thử đọc cuốn sách này hộ mẹ, mẹ đọc một đoạn, con đọc một đoạn”; mẹ còn bảo: “Tu môn này thì con có thể quay trở về cội nguồn của con, nó không chỉ giúp con cải biến được sức khỏe mà còn cả tinh thần”. Lúc đó, ngây thơ con bảo mẹ: “Con tu thành Phật thì con sẽ bay sang thế giới khác y như những câu chuyện cổ tích mà con được đọc, rồi con có phép biến hóa,…”. Mẹ bảo con cứ đọc rồi sẽ hiểu ra. Từ đó, con chăm chỉ đọc sách. Lúc đầu đọc con chỉ hiểu là môn này để chữa bệnh khỏe người; nhưng càng đọc con càng hiểu nội hàm sâu hơn; rằng môn này thật sự hướng con người buông bỏ đi những điều xấu mà phải làm một người tốt; theo đúng nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Là học sinh, Sư Phụ dạy phải học thật tốt, làm tròn trách nhiệm của mình, không được làm điều xấu; bất kì nghĩ, nói, làm điều xấu nào đều cấp đức cho người khác và nhận nghiệp về mình,…
Con trẻ học thật tốt, làm tròn trách nhiệm bản thân
PV: Vậy con áp dụng những điều học được để tu dưỡng bản thân như thế nào ?
QH: Khi ở nhà, sau khi làm bài tập xong, con luôn cố gắng làm việc nhà; giảm bớt công việc cho mẹ, dù bố con không biết con là ai nhưng con luôn yêu thương bố. Đi đâu hay làm gì con đều xin phép mẹ. Mẹ con và mọi người vẫn bảo con là đứa trẻ ngoan. Khi rảnh thì con đọc sách Pháp, con không chơi trò chơi điện tử. Ở lớp, con chăm chỉ học, biết lắng nghe, biết sửa sai; và thường xuyên giúp đỡ bạn, con chơi hòa đồng với các bạn. Lúc gặp khó khăn thì con nhẩm niệm chín chữ chân ngôn của Đại Pháp “PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP HẢO, CHÂN THIỆN NHẪN HẢO”; mọi chuyện đều trở nên tốt đẹp.
PV: Con sắp xếp thời gian như thế nào để vừa học vừa tu luyện?
QH: Sáng con dậy sớm (4h15) luyện công, rồi con đi học cả ngày, tối về hoàn thành bài tập; còn lại thời gian con học Pháp. Hoặc nếu sáng con học Pháp rồi thì chiều tối con luyện công.
QH: Trước con hay đi chơi với bạn bè lắm; nhưng dần dần học Pháp con thấy quý tiếc thời gian nên thời gian chơi ít đi, con tập trung vào việc học và tu luyện.
Ý thức bản thân là người tu luyện
PV: Tu luyện có ảnh hưởng gì đến học tập cũng như các mối quan hệ bạn bè của con không ?
QH: Không ạ! Ngược lại rất tốt. Nhờ học Pháp trí huệ con được khai mở, con đều hoàn thành bài nhanh hơn; tuy không đứng đầu lớp nhưng con vẫn giữ thành tích là học sinh giỏi hàng năm. Còn với bạn bè thì khá ổn, trước con hay nổi nóng với các bạn nhưng giờ ý thức được mình là người tu luyện nên con đã tự kiềm chế được bản thân.
PV: Bạn bè con nhận xét con như thế nào khi biết con tu luyện?
QH: Bạn bảo con có phần nhẫn nhịn hơn, ít tranh giành, tranh đấu thắng thua hơn.
PV: Con nghĩ gì về các bạn học sinh hiện nay ?
QH: Con thấy nhiều bạn chìm đắm và mất nhiều thời gian vào các trò chơi điện tử, các trò ảo trên mạng; ít quan tâm lẫn nhau và thường tranh giành hơn thua, thường xuyên nói tục, chửi bậy; và sớm nảy sinh quan hệ tình cảm với nhau…
Tu luyện giúp giới trẻ tránh xa tệ nạn xã hội
PV: Theo con môn tu luyện này có phù hợp với các bạn học sinh không ?
QH: Con nghĩ rằng, độ tuổi nào cũng cần phải làm người tốt, biết nghĩ cho người khác; và cần tránh xa những tệ nạn xã hội, nhất là các bạn học sinh. Con còn nhiều điều không tốt nên con cần phải tu bản thân. Con rất mong các bạn biết đến Pháp môn tu luyện tuyệt vời này. Có rất nhiều người được lợi ích và thay đổi tâm tính nhờ tu luyện. Con sẽ cố gắng trở thành một tiểu đệ tử tốt của Sư Phụ.
PV: Xin cảm ơn sự chia sẻ chân thành của con!
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe câu chuyện!