Hán tự được gọi là văn tự Thần truyền, không chỉ có nội hàm thâm sâu, mà còn ẩn chứa trí tuệ và những thông điệp từ Thần. Hãy cùng tìm hiểu nội hàm của chữ Thần – 神 để kiểm chứng nhé!
Chữ Hán là loại văn tự duy nhất trên thế giới có thể xếp theo hàng ngang, hàng dọc, thậm chí là vòng quanh (nếu cần); có thể đọc từ trái sang phải, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, tùy theo các hoàn cảnh xã hội khác nhau. Đó là điều mà hầu hết các loại văn tự khác trên thế giới không thể làm được. Hơn nữa, hàm nghĩa ý nghĩa của văn tự cũng vô cùng thâm sâu, rộng lớn.
Ví dụ như các chữ Phật, Đạo, Thần, là các sinh mệnh vĩ đại, là chủ của các tầng thiên thể khác nhau, ba chữ này đều có nội hàm bác đại tinh thâm.
Nội hàm của chữ Thần – 神
Chữ Thần gồm chữ Thị – 礻và chữ Thân – 申 tạo thành.
Chữ Thị – 礻thời cổ đại viết là 示, ý tứ nghĩa là xin chỉ thị. Thời xưa, hết thảy công việc trọng đại đều phải xin chỉ chị từ Thần. Bởi vậy mới có những nghi thức tế lễ, hướng về Thần mà bày tỏ lòng thành kính và xin chỉ thị. Nếu Thần cho phép làm mới được làm, Thần không chấp thuận thì tuyệt đối không thể làm.
Chữ Thị – 礻giống như hình ảnh một người đang chắp tay cung kính tế bái Thần linh (như hình dưới). Thần là đối tượng để sám hối, bày tỏ, xưng tội và cúng tế.
Thân – 申 có nghĩa là bày tỏ, thưa trình; hướng tới Thần mà bày tỏ tâm mình, bày tỏ lòng kính Thần, hoặc ăn năn, sám hối.
Ngoài ra chữ Thân – 申 là chỉ các tia chớp của ngày mưa, nó biến hóa không ngừng. Khi chữ Kim Văn kế tục chữ Giáp Cốt thì có loại chữ Kim Văn viết chữ Thân – 申 dưới hình dạng của đôi bàn tay, dựng thẳng đứng để biểu thị rằng Thần nắm trong tay hết thảy.
Trong “Thuyết văn giải tự” giải nghĩa chữ Thần như sau:
– Thần – 神: thiên thần, dẫn lối cho con người và vạn sự vạn vật. Gồm có chữ thị và thân.
Chữ Hán giản thể khiến con người rời xa Thần
Người trung quốc cổ đại đã khai sáng ra lịch sử và nền văn hóa huy hoàng, mà chữ Hán chính là phương thức truyền tải hết thảy. Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển khác nhau, đã có nhiều thay đổi, cải biến so với nguyên gốc.
Chữ Hán chính thống (chữ chính thể hay còn gọi là chữ phồn thể) đã trải qua dòng lịch sử thăng trầm suốt mấy nghìn năm; mặc dù hiện nay chữ giản thể được phổ biến, nhưng các ký tự đã bị giản lược, khiến nội hàm không còn đầy đủ hoàn chỉnh, không chỉ vậy mà các chữ tượng hình gần giống nhau rất dễ bị nhầm lẫn.
Có những từ có hàm nghĩa hoàn toàn khác nhau được hợp thành một chữ, làm cho người ta lý giải lệch lạc, khó khăn trong việc đọc hiểu các danh tác cổ xưa. Nghiêm trọng nhất là nội hàm của nhiều chữ Hán giản thể đã bị cải biến.
Có thể nói, chữ Hán giản thể là một loại chữ đã bị giản lược hóa và thêm vào những nhân tố bất hảo; với ý đồ khiến con người đoạn tuyệt với văn hóa Thần truyền, rời xa Thần và tín ngưỡng về Thần. Duy chỉ có chữ chính thể mới có thể truyền tải văn hóa truyền thống, dẫn đường cho thế nhân thực sự liễu giải được vạn sự, vạn vật trên thế gian.
Theo Visiontimes