Mọi người thường nghe nói “sinh con để nối dõi tông đường”, “để có người chăm sóc khi về già”, nhưng thực ra còn có nhiều ý nghĩa khác nữa.
- 7 bí quyết cho cha mẹ, 5 bí quyết cho con giúp gia đình hòa thuận hạnh phúc – 2 câu chuyện nhỏ
- Phong thủy tốt nhất của gia đình: Không trách cha mẹ, không trách bạn đời, không trách con cái
Tại sao phải sinh con?
Ngày nay, nhiều bạn trẻ thường đặt dấu hỏi lớn khi nghĩ tới việc có con hay thậm chí là kết hôn.
Họ thường sẽ cho rằng:
“Bản thân tôi còn không nuôi nổi, làm sao có dũng khí sinh con?”
“Cuộc sống quá mệt mỏi rồi, đừng để con cái phải chịu nỗi khổ như bản thân nữa!”
“Tôi lại không có gia thế hiển hách, nên không cần có con”.
Vậy cuộc sống sau khi sinh con có phải nhất định sẽ rất vất vả không?
Nếu không có con, cuộc sống của bạn liệu có thực sự hạnh phúc?
Trong tâm lý học, hành vi và cảm xúc của con người thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm di truyền, văn hóa xã hội, sự phát triển tâm lý, v.v.. Suy nghĩ của chúng ta về việc có con thường bị ảnh hưởng bởi những khía cạnh này.
Nếu một người từ nhỏ đã sống hạnh phúc và tràn ngập ánh sáng thì khi lớn lên, họ thường khát khao về gia đình nhỏ và tương lai của riêng mình. Còn nếu cuộc sống của một người rất lận đận khó khăn, chẳng hạn như cha mẹ ly hôn từ khi còn nhỏ, không có cơm ăn áo mặc, đến khi trưởng thành thì luôn gặp phải trắc trở gập ghềnh trong công việc và khó khăn trong cuộc sống, thì trong thâm tâm họ sẽ thường từ chối chuyện hôn nhân và sinh con.
Tuy nhiên, nhìn xung quanh chúng ta, có rất nhiều người sau khi trải qua thăng trầm của cuộc sống vẫn chọn sinh con, dù cuộc sống có khó khăn đến đâu họ cũng không hối hận vì đã sinh con.
Chia sẻ của những người sau khi có con
Một người mẹ
“Mặc dù gia đình không giàu có, nhưng vợ chồng tôi chưa bao giờ hối hận khi sinh con gái đầu lòng. Mỗi ngày nghe tiếng cha mở cửa trở về, cô con gái 1 tuổi rưỡi chắc chắn sẽ chạy tới để lấy dép lê cho cha mang và ôm chân của cha.
Nếu tôi vô tình vấp phải chân, con gái tôi sẽ đến và thổi thổi cho tôi.
Đứa con hiểu chuyện khiến trái tim vợ chồng tôi tan chảy, đó là thứ tình cảm gia đình có bao nhiêu tiền cũng không mua được! Chính vì có con gái mà tôi tràn ngập tự tin trong cuộc sống, chồng cũng càng chăm chỉ nỗ lực làm việc nhiều hơn!”
Một người cha
“Tôi không xuất thân từ một gia đình quyền quý tài sản bạc tỷ, nhưng tôi vẫn có thể có một cuộc sống trọn vẹn và tận hưởng niềm hạnh phúc có con cháu!
Cuộc đời là sự đan xen giữa cay đắng và ngọt ngào, sau khi có con, cuộc đời chúng ta không hẳn là cay đắng mà trái lại, cuộc sống của chúng ta có thể sẽ càng ngọt ngào hơn nhờ sự xuất hiện của đứa con”.
Ý nghĩa của việc có con
“Có con để làm gì?” Câu hỏi này có vẻ đơn giản, nhưng lại rất sâu sắc.
Sinh con đẻ cái, tiếp nối đời sau
Từ góc độ tâm lý học, hành vi sinh sản của con người phù hợp với bản năng sinh học, loại bản năng này thúc đẩy mong muốn sinh sản của con người.
Cha mẹ có thể có được cảm giác hạnh phúc và hài lòng khi nuôi dạy con cái, cảm giác này có thể củng cố mong muốn và hành vi sinh sản đời sau.
Vì vậy, dưới góc độ sinh học, sinh con đẻ cái có thể được coi là một hành vi thỏa mãn bản năng sinh học. Hơn nữa, có con cũng là sự tiếp nối văn hoá và nếp sống của gia đình, giống như một cách truyền thừa giá trị của gia đình cho đời sau.
Có con giúp khẳng định giá trị cá nhân
Ở góc độ phát triển tâm lý, việc có con thường giúp cha mẹ hình thành bản sắc riêng cho bản thân.
Đảm nhận vai trò làm cha mẹ có thể nâng cao địa vị xã hội và ý thức về thân phận, đồng thời nó cũng có thể giúp chúng ta tìm ra ý nghĩa và mục đích của cuộc sống.
Trong quá trình nuôi dạy con cái sẽ luôn có những phiền muộn, lo lắng, khó khăn, chính là xem chúng ta có thể trải nghiệm được cảm giác thành tựu và hài lòng hay không.
Cảm giác thành tựu và hài lòng này có thể giúp chúng ta thiết lập giá trị tích cực của bản thân và đạt được sự phát triển và nâng cấp về mặt tâm lý trong quá trình trở thành cha mẹ.
Sinh con đẻ cái cũng liên quan đến các mối quan hệ cá nhân và tương tác xã hội
Trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ không chỉ có thể thiết lập mối quan hệ thân thiết với con cái, mà còn nhận được sự ủng hộ về mặt tinh thần và sự công nhận của xã hội và các thành viên trong gia đình.
Đồng thời, gia đình cũng là môi trường quan trọng giống như một xã hội thu nhỏ, thông qua giao tiếp với cha mẹ, anh chị em, trẻ có thể học hỏi một số chuẩn mực xã hội và giá trị quan, từ đó giúp trẻ thích nghi và phát triển tốt hơn trong xã hội sau này.
Vì vậy, việc sinh con đẻ cái không chỉ là mối quan hệ mật thiết giữa cha mẹ và con cái mà còn bao hàm sự tương tác tổng thể của gia đình và xã hội.
Việc có con cũng liên quan đến hạnh phúc cá nhân và cảm giác ý nghĩa
Nghiên cứu cho thấy, cha mẹ có con thường cảm giác hạnh phúc và hài lòng hơn những người không có con.
Trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ có thể đạt được cảm giác thành tựu, hạnh phúc và tự nhận thức, điều này có thể nâng cao mức độ hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống của chính họ.
Đồng thời, việc có con cũng sẽ khiến chúng ta tràn đầy kỳ vọng vào cuộc sống, thông qua việc nuôi dạy con cái, chúng ta có thể trải nghiệm được giá trị và ý nghĩa của cuộc sống, từ đó đạt được cảm giác hài lòng, hạnh phúc trong cuộc sống.
Cuộc sống là một quá trình, hãy nếm trải hết những mùi vị cay đắng ngọt bùi, trải nghiệm tất cả những gì bạn nên trải nghiệm, chỉ có một cuộc sống trọn vẹn mới không hề hối tiếc.
Nhà không có trẻ con thì thiếu không khí ấm áp, có trẻ con thì nhà sẽ như tổ ấm gia đình.
Quá trình nuôi dạy con tuy vất vả nhưng cũng giúp chúng ta cảm nhận được công ơn của cha mẹ mình, trong mỗi bước chăm sóc con cái, chúng ta truyền tình yêu thương cho thế hệ sau, đây quả là sự kế thừa tình yêu.
Theo Aboluowang