Site icon Nguyện Ước

Ngọc bất trác bất thành khí: Người phụ nữ hung hăng được ‘thuần hoá’

Như lời người xưa dạy "ngọc bất trác bất thành khí", chỉ đến khi hiểu ra đạo lý con người mới biết đối nhân xử thế cho phù hợp và đạt được bình yên trong cuộc sống

Chị Tuyết đã từng trải qua quãng đời đau khổ, hôn nhân chìm trong mâu thuẫn. Chỉ đến khi đọc được cuốn sách quý chị mới hiểu ra đạo lý, từ đó được bình yên và hạnh phúc (ảnh nhân vật cung cấp).

Có những người phụ nữ như viên ngọc thô chưa được mài giũa, chỉ khi hiểu ra đạo lý họ mới tìm được hạnh phúc đích thực, giống như lời dạy của cổ nhân “ngọc bất trác bất thành khí”.

Người xưa dạy: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”. Nghĩa là, hòn ngọc thô nếu không được mài giũa thì không thành món đồ trân quý được; con người dù có tư chất tốt nhưng nếu không qua học tập thì cũng không cách nào hiểu được đạo lý đối nhân xử thế.

Câu chuyện của chị Tuyết (Cần Thơ) là một minh chứng sống động cho lời răn dạy của người xưa “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”.

“Cần Thơ gạo trắng nước trong”… Thành phố thật nên thơ đã đi vào thi ca, thành phố của hoa phượng vàng với những con người miền Tây thuần hậu chất phác. Tuy nó không phải là nơi chôn nhau cắt rốn của chị Ngô Thị Tuyết nhưng phải mất 18 năm chị mới gắn bó và thân thuộc với nó, nó mới trở thành quê hương thứ hai của chị.

Cô gái như viên ngọc thô chưa được mài giũa

Tuyết bồi hồi kể lại: Chị sinh ra và lớn lên ở xứ Bắc chứ không phải người gốc Cần Thơ trong một gia đình thuần nông, là chị cả của hai đứa em. Quê Tuyết ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (ngoài Bắc) rất nghèo nên cô bé ấy rất chăm chỉ chịu khó chịu thương: mới 5 tuổi nó đã biết đỡ bố mẹ mót lúa, mót khoai trông em, thổi cơm và làm việc đồng áng như người lớn.

Những năm tháng mà cả đất nước này còn thiếu thốn khó khăn “cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc”, thế hệ chị đâu được sung sướng như lũ trẻ con bây giờ. Bố mẹ sinh ra Tuyết là một cô bé rất đặc biệt: dáng vóc Tuyết như con trai, chỉ nhìn thôi mọi người cũng đã không có thiện cảm. Tuyết làm gì thì mọi người nhìn cũng thấy ngứa mắt nên Tuyết càng quấy phá, chọc giận họ cho bõ tức.

Cô bé hận mọi người và hận ngay chính bản thân mình. Tuyết nghĩ tại sao bố mẹ sinh ra mình lại không có được sự mềm mại nữ tính như các bạn nữ cùng trang lứa. Thực ra cô giống như viên ngọc thô chưa được mài giũa, mà người xưa đã dạy “ngọc bất trác bất thành khí”.

Hòn ngọc thô nếu không được mài giũa thì không thể thành món đồ trân quý được (ảnh: Istockphoto).

Cuộc sống vợ chồng chìm trong mâu thuẫn

Khi học xong phổ thông chị vào học trường trung cấp thủy sản ở Từ Sơn – Bắc Ninh. Ra trường chị được một người quen giới thiệu vào Cần Thơ thi tuyển và được nhận vào công tác tại một công ty thủy sản nhà nước.

Ở nơi đất khách quê người, ba năm đầu Tuyết cứ vò võ một mình, nhiều lúc thấy rất cô đơn, buồn muốn khóc. Tuyết bị bắt nạt vì một số người ở đây họ không thích người xứ Bắc, phong tục tập quán cũng khác nhau. Đang “thân cô thế cô”, thì số phận xui khiến chị gặp một anh người đồng hương miền Bắc, cùng nơi công tác. Sau một năm yêu nhau, họ nên vợ nên chồng.

Tưởng như duyên trời, họ sẽ sống hạnh phúc bên nhau. “Tròn năm mẹ thì cũng đầy tháng con”, chị sinh một bé trai ngoan ngoãn, kháu khỉnh. Những tưởng hạnh phúc nào bằng: Chồng đẹp trai, có tài (là thần tượng của biết bao người). Ai cũng bảo chị thật may mắn! Nhưng cuộc đời chị lại lao vào ngõ cụt…

Với chị thì cuộc hôn nhân ấy không khác gì địa ngục. Bởi vì chồng chị ra ngoài làm công việc rất vất vả, áp lực, nên khi về nhà anh lại muốn chị là một người phụ nữ nhu mì, đảm đang, cam chịu. Tuy nhiên, chị không làm được điều đó, không có được cái mà anh cần.

Không phải cuộc hôn nhân nào cũng tràn đầy hạnh phúc (Ảnh minh họa: Istockphoto).

Người phụ nữ hung hăng vì chưa hiểu đạo lý, giống như “ngọc bất trác bất thành khí”

Chị là một người phụ nữ ăn mặc xuềnh xoàng, lúc nào cũng chỉ lo làm việc kiếm tiền. Tướng mạo chị như đàn ông, giọng nói ồm ồm, tính cách ngang bướng. Chị hay tranh đấu đến cùng với người khác. Nếu ai không tốt với chị thì từ lời nói đến hành động, ngay cả ánh mắt chị cũng không thiện. Chỉ cần không vui vẻ thôi thì chị cũng oán trách, ghen ghét rồi nguyền rủa họ.

Ngay cả chồng của mình Tuyết cũng khó chịu bực bội đến mức “ăn không ngon ngủ không yên”. Càng ngày càng lún sâu vào đám bùn lầy đó mà chị không hề hay biết mình đã tự đánh mất sự dịu dàng, thiện lương của một người phụ nữ.

Dù rất hay đọc thơ, văn, các câu chuyện cổ tích, châm ngôn triết lý, đi tụng kinh thường xuyên ở các chùa nhưng về nhà hễ gặp những chuyện không vừa lòng chị lại bực bội, khó chịu, nóng tính, ích kỷ. Vốn dĩ đã không chịu nhường nhịn lời ăn tiếng nói, sự ghen ghét trong chị mỗi ngày một tăng cao. Khi gặp chuyện bất công chị càng hung hăng, ghê gớm, chua ngoa đấu khẩu, dẫn đến phải chịu những trận đòn roi không ngừng nghỉ của chồng.

Sự hung hăng, tính chiến đấu của phụ nữ hiện đại dường như ngày càng cao (Ảnh minh họa: Istockphoto).

Những cuộc cãi vã, moi móc tội lỗi của đối phương um sùm nơi ngõ phố không có hồi kết. Hội phụ nữ và tổ dân phố phải vào cuộc giải quyết nhiều lần. Nhưng sự hiếu thắng trong con người chị đã bị đẩy lên quá cao. Thế rồi gần hai năm cuộc đời bao là nhiêu khổ đau dồn nén, không người chia sẻ, cảm thông, và gần gũi với chị nên chị cứ cục cằn, thô kệch như thế. Hai vợ chồng chị không tìm được tiếng nói chung. Mang tiếng là có chồng nhưng trong tâm trí chị có coi đấy là chồng đâu…bởi vì họ chẳng quan tâm đến nhau.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối

Rồi một biến cố đã đến với gia đình vốn cơm chẳng lành canh chẳng ngọt của chị. Đó là vào năm 2018, chị thấy ngực có triệu chứng bất thường, liền đi khám ở bệnh viện ung bướu Cần Thơ. Họ phát hiện chị bị ung thư giai đoạn cuối và phải làm phẫu thuật cắt bỏ khối u, sau đó xạ trị 18 lần và 8 lần truyền hóa chất.

Bệnh viện yêu cầu phải làm sinh học 25 lần. Nhưng đến lần thứ 13 thì chị không còn sức làm tiếp được nữa. Mỗi lần làm sinh học phải mất tới hơn hai chục triệu vô cùng tốn kém. Lúc này Tuyết sút 10 kg. Chị kể lại: “Nhìn mình không còn ra hình người nữa. Đầu trọc lốc, chị không cả dám soi gương đối mặt với sự tàn tạ của mình”.

Bệnh viện dường như là điểm đến duy nhất của nhiều người khi mắc bệnh (ảnh: suckhoedoisong).

Trong lúc chị đau đớn vì trị xạ, kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần thì chồng chị cũng chỉ giúp đỡ chị được ít hôm. Và “họa vô đơn chí phúc bất trùng lai” cái tay vừa mổ lại chị bị y tá tiêm nhầm thuốc vào đó nên nó hành hạ chị chịu đau đớn đến cực điểm. Chị phải treo nó lên và dùng tay còn lại gắng gượng làm mọi việc.  Chồng chị bận việc cơ quan và cũng không quen làm việc nhà. Bà ngoại cũng từ ngoài Bắc vì thương con gái nên vào chăm con. Nhưng vì nhiều tuổi, lại chân đau hành hạ nên chẳng đỡ đần cho con gái được bao nhiêu. Chị đành phải tự mình thôi.

Ngọc bất trác bất thành khí: Đọc sách “Chuyển Pháp Luân”

Lúc tinh thần chị suy sụp thì lại vô tình nghe được bác sĩ họ nói chuyện với nhau là bệnh ung thư không thể chữa được. Chị càng suy sụp đến tột cùng. Chị gọi điện cho một chú đồng nghiệp ở Hà Nội làm thanh tra ở Bộ nông nghiệp chia sẻ, thì chú chỉ nói vẻn vẹn một câu: Cháu hãy đọc cuốn sách này đi! Rất là kì diệu. Sau đó chú gửi sách qua đường hàng không và chồng chị đã ra sân bay để nhận bưu phẩm là cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” của Sư Phụ Lý Hồng Chí.

Ngay khi nhận được sách, chị đã say sưa đọc. Đến bài giảng thứ 6, chị thấy hay quá vì cảm thấy nhiều đoạn giống như nói về cuộc đời mình. Chị trào nước mắt, rất chấn động. Chuyện của chị giống như người xưa dạy “ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”.

Càng đọc tiếp chị thấy mình có thể thở được dễ dàng (trước đó chị rất khó thở). Chị cảm nhận được một luồng năng lượng đặc biệt được truyền trong thân thể chị. Chị liền quay trở lại bệnh viện và ngồi hát ở chỗ khám bệnh cho các bệnh nhân ung thư ở đó nghe (vì chị nghĩ hát để quên đi sự đời đau khổ).

Chị say mê hát và chị vốn hát rất hay nên mọi người xúm lại nghe chị hát những bài bô-le-rô. Hát đến khoảng giữa trưa mà chị thấy mình khỏe lên gấp bội. Chị lại quay về nhà đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân, chị thấy lần này mình đọc nhanh hơn. Chị nói với mẹ đẻ: Ồ! Mẹ ơi! Cuốn sách này giống như xem bói ấy, thấy cái tâm của mình và mọi người như đều có trong đó cả. Mẹ chị cũng tò mò và bắt đầu đọc cuốn sách.

Cuốn sách chỉ đạo người tu luyện chiểu theo đặc tính Chân- Thiện- Nhẫn của vũ trụ (ảnh: ontopwiki.com).

Ngoài đọc sách còn có luyện công

Khi chị đọc xong cuốn sách thì cũng là cô vợ của chú đồng nghiệp ở ngoài Hà Nội gọi điện vào hỏi: Cháu đọc xong cuốn sách ấy rồi hả? Cô ấy giới thiệu cho một đồng tu là phụ đạo viên ở địa phương nơi Tuyết ở đến hướng dẫn Tuyết luyện công. Lúc này chị mới biết môn này có cả luyện công (lúc đầu chị nghĩ chỉ có đọc cuốn sách này thôi.)

Khi đồng tu đến hướng dẫn hai ngày mà chị không nhớ được động tác nào hết. Sau đó chị mở mạng, hai mẹ con tập mấy ngày thì thuộc động tác. Tuyết thấy mình khỏe hẳn lên. Chị tự liên hệ với bạn đồng tu đến hướng dẫn, rồi chị lấy xe máy một tay chở mẹ đến điểm học Pháp chung. Bà uống hết 60 triệu tiền thuốc cả Đông lẫn Tây y mà không khỏi nhưng chỉ tập công mấy tuần đã thấy đỡ hơn nhiều. Sau 6 tháng thì bà khỏi hẳn. Thế là hai mẹ con càng tin tưởng vào tu luyện.

Chị Tuyết đang tập bài Công Pháp số 5 (ảnh nhân vật cung cấp).

Khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân lần hai, chị hiểu rằng nghiệp và đức đều có mối quan hệ rất chặt chẽ. Chị hiểu bệnh đều do nghiệp lực gây nên. Mới đầu chị không ra điểm luyện công thường xuyên, trong ngày phải chia thời gian mấy lần mới tập hết 5 bài.

Bệnh ung thư biến mất lúc nào không hay

Riêng đọc sách chị thấy rất hay nên rất ham học. Thấy khỏe chị hăng say làm mọi việc. Lúc này cũng là lúc cơ quan yêu cầu chị đi khám để họ bổ sung vào hồ sơ cán bộ thì phát hiện bệnh ung thư vú đã biến mất tự lúc nào không hay. Chị lại tăng gần 10 kg. Da dẻ trắng trẻo hồng hào. Ai cũng khen chị trẻ đẹp ra rất nhiều. Chị học Pháp đều đặn và luyện công đầy đủ. Mọi công việc ở nhà và nơi công tác chị đều làm rất tốt.

Ngay trong tháng đầu tiên tu luyện chị đã được Sư Phụ tịnh hóa thân thể. Có ngày chị đi vệ sinh tới 12 lần (nhưng không thấy mệt mà mỗi ngày lại khỏe ra), sau đó thì giảm dần rồi trở lại bình thường. Có lần chồng chị nghe tuyên truyền sai về Pháp môn chị đang tu luyện, anh ấy đã cấm vợ tu luyện vì sợ chị bị mê mẩn, cuồng tín. Khi chị nhất quyết không từ bỏ tu luyện, anh đã đuổi chị ra khỏi nhà tới 15 ngày. Chị phải thuê một phòng trọ ở tạm. Vì biết rằng đó là món nợ đang được trả nên chị cũng không oán hận anh và quyết định trở về nhà. Nhưng chồng chị bảo sẽ không cho chị quay về nếu chị không từ bỏ tu luyện.

Chị nói: “Cho dù anh có đánh em, giết em, em cũng không bỏ Pháp. Em được khỏe mạnh như thế này là nhờ Pháp Luân Đại Pháp. Em còn có hai đứa con. Nợ anh em chưa trả xong nên anh hãy cho em quay về chăm sóc anh và các con. Anh phải mừng cho em chứ! Sao lại cấm đoán em?” Từ đó anh ấy không còn can nhiễu chị tu luyện nữa.

Người vợ hung hăng ngày nào giờ không còn oán hận chồng nữa

Hai con nhỏ thấy mẹ tu luyện có được sức khỏe tốt và tâm tính thay đổi tốt hơn nhiều nên chúng cũng bước vào tu luyện. Đứa con nhỏ chưa đi học, chưa biết chữ nên nó thường ngày ngồi trong lòng chị, nghe mẹ đọc Pháp, thế rồi nó cũng biết đọc từ lúc nào không hay.

Chồng chị cũng bớt đánh đập vợ, nhưng khi thấy hai đứa con tu luyện cùng mẹ thì anh cấm chúng không được học Pháp. Khi mẹ đi vắng, bố cấm đoán nhưng nó vẫn cứ luyện. Đến khi về bố đánh đập con và dọa đốt sách. Tuyết hiểu mình đang trả nợ nghiệp nên chị không oán hận chồng.

Tu luyện Đại Pháp chị Tuyết thấy không chỉ được thay đổi về sức khỏe mà tinh thần thoải mái, lạc quan, yêu cuộc sống, yêu gia đình. Nhất là chị không còn oán hận chồng nữa. Mọi chuyện đến chị đều phải nhẫn nhịn để tìm ra hướng giải quyết ổn thỏa.

Chị Tuyết đọc sách Chuyển Pháp Luân hàng ngày (ảnh nhân vật cung cấp).

Gia đình chị đã trở thành một tổ ấm mà mọi người đều yêu thương lẫn nhau. Bởi vì khi chị thay đổi, chồng chị cũng vui vẻ yêu thương vợ con. Công việc cơ quan anh cũng đều hoàn thành tốt. Khi về nhà anh rất chú ý đến chăm sóc dạy con cái học hành đỡ chị (điều mà trước đây anh ít khi làm).

Chị thấy mình vô cùng may mắn và hạnh phúc khi đắc được Đại Pháp. Nếu không có Đại Pháp thì bây giờ chị cũng chẳng còn để mà nhìn thấy con mình khôn lớn. Có còn sống thì gia đình chị chắc cũng tan đàn xẻ nghé vì tính chị không nhẫn nhịn được, còn chồng chị thì cũng nóng nảy.

Ngọc bất trác bất thành khí, người có học hiểu đạo lý

Từ khi được đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân chị như được soi đường chỉ lối, đột phá, đánh dấu một bước ngoặt của cuộc đời. Đời chị bước sang trang mới, một cuộc đời thứ hai đúng với ý nghĩa của 2 chữ “hạnh phúc”.

Cuốn sách cũng chỉ ra rất nhiều điều mà các sách khác không có được. Ví dụ như khi đọc kinh sách ở trong chùa cứ đọc hoài mà cũng chẳng hiểu gì về chuyển đức qua lại từ người mình sang người khác và ngược lại. Mà cả cuốn sách “Suối nguồn tươi trẻ” cũng không chỉ ra được điều đó. Nhưng cuốn Chuyển Pháp Luân này lại chỉ ra cho ta rất chi tiết và rõ ràng.

Chị thay đổi tâm tính trở thành một người thiện lương, hòa ái, nhẫn nhịn, đặc biệt đối với chồng con và những người  xung quanh. Chị không còn cáu gắt vô cớ và biết lắng nghe thông cảm với người khác. Chị cũng chẳng than thân trách phận, ích kỷ như trước đây để tự mang họa vào thân. Lúc nào chị cũng vui vẻ lạc quan yêu đời. Khi đọc sách, chị hiểu được Pháp lý vũ trụ Chân – Thiện – Nhẫn. Chị coi cuốn sách này như một chiếc thang để đưa mình lên Thiên Thượng.

Nhiều người không tin rằng đọc một cuốn sách làm sao có thể thay đổi tính cách và hết bệnh. Thực ra, cổ nhân đã dạy “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”. Người có học mới hiểu ra đạo lý đối nhân xử thế, từ đó tinh thần và thân thể đều được điều chỉnh cho đúng đắn theo.

Xem thêm: