“Ngũ Phúc lâm môn” là năm phúc lành mà mọi người thường nói đến chính là trường thọ, phú quý, an khang, hảo đức, thiện chung. Hãy để 5 phúc lành này vào cửa nhà bạn.
- Phúc hoạ là do tự mình, thay đổi bản thân là điều căn bản cần làm
- Nhân quả: Mười lượng bạc cứu năm mạng người, được Thần Phật bảo hộ và phúc báo
- Khinh nhờn Thần Phật giảm phúc báo, tôn kính Thần Phật đắc bình an
Danh từ “Ngũ Phúc” rất nổi tiếng, nguyên từ trong “Thư Kinh – Hồng Phạm”. Tuy vậy, rất ít người biết được “Ngũ Phúc” gồm những phúc nào.
“Ngũ Phúc” là gì?
“Trường thọ” là mệnh không chết non, hơn nữa tuổi thọ lâu dài, sống lâu trăm tuổi
“Phú quý” là tiền tài dư dả, địa vị tôn quý. Ít nhất cũng không phải lo lắng chuyện ăn mặc.
“An khang” là thân thể khỏe mạnh,cả đời thân tâm bình hòa yên ổn.
“Hảo đức” là đức hạnh, đạo đức tốt. Nghĩa là có tấm lòng lương thiện và nhân hậu; phương diện tinh thần tốt đẹp; có một quan niệm đạo đức tốt và được mọi người tôn trọng. Trong nội tâm không có tà niệm, tâm trạng bình tĩnh trước cuộc sống.
“Thiện chung” là dù trăm năm sau có quay đầu nhìn lại cũng toại nguyện. Dù chết đi cũng là quay về với cõi tốt lành, không rơi chốn địa ngục đau khổ. Lúc cuối cùng, không gặp phải tai họa bất ngờ, thân thể không ốm đau; trong nội tâm không lo lắng hay phiền não, an tường tự tại mà rời khỏi nhân gian.
Đây đều là là những mong muốn cả đời của đời người. Chỉ như thế mới được tính là một cuộc sống trọn vẹn hạnh phúc.
Trong “Ngũ Phúc” thì “Hảo đức” là quan trọng nhất
Trong số năm phúc lành này, “Hảo đức” là điều quan trọng nhất. Bởi vì “Đức” là căn nguyên của phúc, là cơ sở của kiếp nhân sinh. “Hảo đức” là căn bản của may mắn và hạnh phúc. Chỉ có “Đức” đôn hậu, thuần khiết mới có thể nuôi dưỡng và làm sinh sôi “tứ Phúc” kia. Nếu không có “Đức” thì “tứ Phúc” kia sẽ không có. Nếu có một chút thì nó cũng sẽ không dài lâu. Cho nên người già thường nói phải tích đức, làm việc thiện.
Người xưa đã tóm tắt “Đức” thành tám đức tính. Đó là hiếu 孝, đễ 悌, trung 忠, tín 信, lễ 禮, nghĩa 義, liêm 廉, sỉ 耻. Nghĩa là hiếu thảo với cha mẹ; kính thuận anh em; trung thành với vua; thành thật; lễ nghĩa; đúng đạo nghĩa, đạo lý lẽ phải; liêm khiết trong sạch,biết hổ thẹn.
Tám đức tính này được gọi là “Bát đức”, là tiêu chuẩn làm người.
“Hảo đức” dưới góc nhìn của Khổng Tử
Trong cuốn “Luận ngữ” của Khổng Tử đã tóm tắt “Hảo đức” dưới năm phương diện: Ôn 温, Lương 良, Cung 恭, Kiệm 俭, Nhượng 讓 . Nghĩa là ôn hòa, lương thiện, cung kính, cần kiệm, khiêm nhường.
Ôn là ôn hòa, dịu dàng, ý tứ. Một tâm tính ôn hòa có thể giữ cho tâm trí luôn khỏe mạnh. Lương là người tốt bụng, có lòng nhân từ và thiện lương, Do là người nhân từ, luôn thể hiện lòng tốt nên có thể trường thọ thiện chung.
Cung tức là cung kính thủ lễ, giữ lễ đối với người; không gây tai họa, lúc nào cũng có thể giữ bình tĩnh và an bình.
Kiệm chính là tiết kiệm, cần cù. Tiết kiệm là ý nghĩa của sự đạm bạc và chăm chỉ; có thể mang lại sự giàu có và thân thể khỏe mạnh.
Nhượng chính là khiêm tốn nhún nhường. Nhượng làm cho ôn, lương, cung, kiệm tỏa sáng rạng ngời.
Trong cuộc sống hàng ngày của mọi người, chúng ta thường thấy rằng những người có đức tính tốt; thường gặp những điều tốt đẹp bất ngờ. Đôi khi gặp rắc rối thì họ lại biến dữ hóa lành. Đồng thời, cả đời sẽ có vô tận phúc báo, sẽ không bao giờ nghèo khó thiếu thốn. Đây là phúc lành mà một người “đức hạnh” xứng đáng có được, đó cũng chính là “Ngũ Phúc”.