Đọc sách mỗi ngày lâu dần sẽ hình thành thói quen, đam mê đọc sách, hình thành văn hóa đọc. Mách cha mẹ 6 cách đơn giản khuyến khích con đọc sách mỗi ngày.
- Tích tiền không bằng dạy con đọc sách
- 5 cảnh giới của việc đọc sách
- Những câu trả lời hay nhất cho câu hỏi “vì sao nên đọc sách?”
Mách cha mẹ 6 cách đơn giản khuyến khích con đọc sách
1. Cha mẹ thích đọc sách, làm gương bằng cách thường xuyên đọc và thể hiện niềm vui từ việc đọc
Điều này thực sự rất đơn giản phải không? Thực tế cho thấy trẻ nhỏ thường học hỏi thói quen từ cha mẹ. Vì vậy, nếu bạn muốn con có thói quen đọc sách, hãy để trẻ thấy bạn thường xuyên đọc sách. Khi con thấy hình ảnh bạn đắm mình trong sách, trẻ sẽ bắt chước theo và hình thành thói quen tự đọc. Hãy giúp trẻ hiểu rằng đọc sách không chỉ là giải trí mà còn là cách cập nhật thông tin, mở rộng kiến thức và kết nối với thế giới xung quanh.
2. Đọc sách thành tiếng cho con nghe với giọng điệu sinh động sẽ giúp tạo kỷ niệm và gắn kết gia đình
Hãy dành thời gian trò chuyện với con về những gì con vừa đọc. Thay vì chỉ nói về nội dung câu chuyện, bạn có thể thảo luận về những điểm tương đồng giữa các sự kiện; hoặc mối liên hệ giữa câu chuyện và cuộc sống thực tế. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu trẻ tiếp thu được những gì mà còn nắm bắt được thể loại hoặc tác giả mà con yêu thích. Hãy khuyến khích con duy trì niềm đam mê này.
3. Hãy chú ý đến sở thích của con
Cho phép con khám phá những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi và sở thích cá nhân. Sau một thời gian cùng con chọn sách và đọc cho con nghe; bạn nên để trẻ tự chọn sách mình muốn đọc. Đừng ép buộc; hãy cho trẻ tự do lựa chọn, và đồng thời có mặt để hỗ trợ nếu cần thiết. Quan trọng là bạn theo dõi quá trình đọc của con; chứ không phải áp đặt con phải đọc những gì bạn mong muốn.
4. Dành thời gian đưa con đến hiệu sách để tạo môi trường yêu thích sách
Theo nghiên cứu, những đứa trẻ sở hữu nhiều sách thường có điểm số cao hơn những đứa trẻ khác. Khơi dậy niềm yêu thích đọc sách của trẻ thông qua việc tạo môi trường đọc sách tại nhà; với nhiều đầu sách đa dạng, khác nhau là vô cùng hiệu quả. Hoặc vào những ngày cuối tuần, phụ huynh có thể đưa con đến thư viện như một hoạt động giải trí. Và quan trọng nhất, cha mẹ cũng nên duy trì thói quen đọc sách cho mình; bởi cha mẹ chính là người mà con cái sẽ noi theo và học hỏi nhiều nhất.
5. Hạn chế cho con sử dụng thiết bị điện tử để con có thêm cơ hội khám phá những điều thú vị khác
Các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính đều có cả ưu điểm và nhược điểm. Nếu việc sử dụng các thiết bị này giúp trẻ muốn khám phá, chinh phục hay sáng tạo điều gì đó mới mẻ thì đó là một điều tích cực. Tuy nhiên, nếu trẻ quá phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ và nghiện game, ứng dụng giải trí, mạng xã hội sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn. Đó chính là những tác hại của điện thoại đối với trẻ em, bao gồm các vấn đề về sức khỏe; khiến trẻ chậm phát triển, thiếu tự lập cũng như giảm khả năng giao tiếp.
6. Cha mẹ cần quan tâm đến nội dung mà con đọc
Cha mẹ cần quan tâm đến nội dung mà con đọc, từ đó giới thiệu những tác phẩm văn học kinh điển để giúp con phát triển tư duy sâu sắc hơn. Đọc sách để giải trí là một trong những cách tốt nhất để trẻ cải thiện thành tích ở trường; nhưng việc yêu thích đọc sách không chỉ đơn giản là đưa cho chúng một cuốn sách. Cho trẻ được lựa chọn những gì mình muốn và những gì mình đọc là cách hiệu quả nhất giúp trẻ phát triển lâu dài và toàn diện.
Xây dựng thói quen đọc cho trẻ nên được bắt đầu từ sớm. Ngay từ khi còn nhỏ, bạn có thể đọc sách cho con nghe; cho con xem những cuốn sách nhiều hình ảnh sinh động. Khi trẻ bắt đầu biết đọc, hãy khuyến khích con tự đọc và chọn sách có nội dung phù hợp với độ tuổi; như truyện tranh hoặc sách minh họa. Sau đó, dần giới thiệu các tác phẩm văn học được nhiều trẻ em yêu thích.
Khi thói quen đọc sách đã thành thói quen, trẻ sẽ tự động phát triển sở thích cá nhân, từ thể loại đến tác giả. Càng trưởng thành, con sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc đọc đối với kiến thức xã hội, lịch sử và chính trị; từ đó biết trân trọng việc đọc hơn.