Gặp bà chủ tiệm may áo dài Thu Lan, khó ai có thể đoán được đúng tuổi của chị. Chị tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã được 8 năm.
Chị Lan là một người phụ nữ mang vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam xưa. Với khuôn mặt xinh đẹp, đằm thắm và đôi mắt biết nói, chị xúc động kể lại về tuổi thơ của mình:
Những ngày tháng bình yên
Nhà Thu Lan có hai chị em, chị sinh năm 1972 còn em trai kém chị 3 tuổi, sinh ra trong một gia đình công chức. Bố mẹ chị đều công tác ở Văn phòng Chính phủ. Sau đó, mẹ chị được chuyển sang làm văn thư đánh máy ở Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tuổi thơ của hai chị em gắn liền với những địa điểm mà trẻ thơ Việt Nam những năm ấy hễ nghe tên đều háo hức muốn đến đó: Đó là những buổi tối chị em Lan được bố mẹ cho ra Lăng Bác, đi ven Hồ Tây hóng mát. Ban ngày có lúc được vào xưởng phim 4 của điện ảnh Việt Nam. Nhà chị Lan lúc đó ở số 2 Thuỵ Khuê, Hà Nội.
Có lần cô bé Lan được mời sang lồng tiếng cho một vài bộ phim thiếu nhi Việt Nam lúc bấy giờ. Đến khi học cấp 2, có những lần Lan được vào dự những buổi lễ báo công, được thủ tướng Phạm Văn Đồng và các cô chú chia bánh kẹo trong những buổi liên hoan vui vẻ ở đó…
Giông tố ập đến gia đình
Khi Lan lên cấp ba, mẹ được phân một ngôi nhà hai tầng khang trang ở phố Đội Cấn. Cả gia đình vô cùng vui sướng, hạnh phúc khi được dọn đến ngôi nhà mới này. Nhưng chẳng được bao lâu bố chị từ một người đàng hoàng, có uy tín trong cơ quan vì không tránh khỏi những cám dỗ vật chất đã ham mê đề đóm, hám lời.
Lúc đầu thì ông chơi được, nhưng sau đó càng đánh đề càng thua nặng. Bố Lan lại có cô em dâu chồng ở nước ngoài gửi tiền về, cứ cung cấp tiền để anh chồng chơi xổ số, đề đóm kiếm chút lợi nhỏ (lãi). Bố có sẵn tiền đó nên tiếp tục chơi đề đến khi bị thua nặng. Bố sợ quá, trốn vào Sài Gòn và có ý định đưa cả 2 chị em Lan vào đó để tiếp tục vào vùng kinh tế mới để làm cao su.
Mẹ Lan rất buồn phiền, đau khổ, nhưng rất bình tĩnh, quyết đoán. Mẹ quyết định bán căn nhà đó để nhà trả nợ cho bố. Còn một ít tiền mẹ mua một ngôi nhà nhỏ ở 22 Vạn Bảo, Đội Cấn. Đó là một ngôi nhà hai tầng, cậu em trai của mẹ rất khéo tay đã tự sửa sang lại ngôi nhà rất xinh xắn, đáng yêu.
Sau đó bố Lan bị khai trừ ra khỏi Đảng. Từ một người mẫu mực, đáng kính, nhưng giờ đây vướng vào nợ nần nên bị mọi người trong cơ quan coi thường. Họ nhìn ông với ánh mắt xa lánh, thiếu thiện cảm.
Chị Lan bắt đầu lập nghiệp
Vốn là người có lòng tự trọng rất cao, khi làm các thủ tục để hưởng chế độ bảo hiểm thì bị cơ quan gây khó khăn. Chán nản nên cuối cùng bố đành buông xuôi, không được hưởng chút quyền lợi nào sau bao năm công tác, cống hiến. Vậy là bao nhiêu gánh nặng đổ hết lên đôi vai gầy của mẹ. Mọi lo toan cho cái gia đình nhỏ này đều trông cậy vào tài đảm đang, tháo vát của mẹ.
Học xong cấp ba, Lan quyết định không thi Đại học mà đi làm đỡ mẹ. Lúc đầu mẹ xin cho Lan làm ở bảo tàng Hồ Chí Minh. Sau hai năm bố chị xin cho làm việc ở Công ty đá quý ở 85 Hàng Bạc (đối diện với nhà hát Chuông vàng).
Ở đây chị gặp anh Nguyễn Xuân Báu (người Bắc Ninh) là bộ đội phục viên. Sau 2 năm yêu nhau họ nên vợ nên chồng cũng là lúc hợp đồng của phía Thái Lan với công ty đá quý của chị hết thời hạn. Hai vợ chồng quyết định về quê chồng chị ở Bắc Ninh để sinh sống.
Thả hồn vào chiếc áo dài truyền thống
Năm 1998 chị sinh con trai đầu lòng, lúc ấy lập nghiệp thật khó khăn. Chồng chị dò dẫm kinh doanh, buôn bán đồ cổ, đá quý. Cũng thật may mắn, chị chồng của chị Lan muốn giúp chị ra mặt đường số 1 thuê nhà, mở tiệm may thời trang áo dài và lấy hàng của em trai chị từ Hà Nội về để bán. Sau đó chị tự mình phát triển thương hiệu thời trang áo dài. Chị thuê thợ thiết kế từ Sài Gòn ra may những chiếc áo dài theo những mốt mới nhất: gắn đá quý, kim tuyến, những hạt nhựa…độc đáo. Bán rất đắt hàng.
Đối tượng của chị tập trung vào giới chủ lưu, hay dùng ren, vải cứng, những kiểu cổ áo hở hang. Nhiều kiểu cách tân theo phong cách hiện đại, dị thường… nhằm tăng lợi nhuận doanh thu, không phù hợp với phong cách truyền thống của phụ nữ Việt Nam: công, dung, ngôn, hạnh….
Với suy nghĩ đó chị quay lại trở lại với chiếc áo dài truyền thống. Chị thả hồn mình vào thiết kế những dáng áo thuần chân, những họa tiết gắn với hoa cỏ thiên nhiên: tùng, cúc, trúc, mai; sơn thủy hữu tình; hoa sen… Chất liệu chủ yếu là lụa, voan… trông mềm mại, mát mẻ mà thanh lịch, được mọi người rất yêu thích.
Cuộc sống của bà chủ tiệm may áo dài sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp
Khi chưa tu luyện, lúc trả hàng cho khách, nếu sản phẩm không vừa ý khách hàng thì chị thường bao biện, đổ tại này kia. Từ khi tu luyện Pháp Luân Công, bà chủ tiệm may áo dài biết nghĩ cho người khác. Chị vui vẻ sửa lại theo yêu cầu của khách không kêu ca phàn nàn gì cả. Nếu trước kia chị chỉ chú trọng đến lợi nhuận thì bây giờ chị tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, tư vấn cho khách sao cho phù hợp với túi tiền của họ.
Khi sinh đứa con gái thứ hai, bố mẹ cho vợ chồng Lan ra ở riêng với gia tài được chia là một mảnh đồi méo mó, gập ghềnh, gồ ghề, khúc khuỷu. Nhưng chồng chị là người có gu thẩm mỹ, anh lại chăm chỉ, chịu khó, khéo tay. Hai vợ chồng cứ dành dụm được ít tiền thì anh chị lại thuê một người thợ xây dựng các gian nhà nhỏ theo ý tưởng của anh. Mảnh đồi được thiết kế theo kiến trúc rất đẹp mà độc đáo.
Cứ như thế trong mười mấy năm trời, mảnh đồi đó hiện nay đã thành một Homestay rất đặc biệt. Nó dung dị mà mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên: cây cối, cỏ hoa, ghềnh đá, những hòn non bộ… được nhiều người yêu mến. Đây cũng là điểm đến của nhiều bạn bè thân thiết với gia đình chị.
Đắc Pháp qua mẹ đẻ của mình
Khi mẹ chị tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 1 năm, có lần mẹ sang nhà chị chơi, bà đưa cho chị cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Bà bảo: Con đọc quyển sách này nhé! Nhìn cuốn sách dày cộp chị nghĩ: cuốn sách dày thế này mà mình thì việc kinh doanh quá bận. Nhưng nể mẹ, chị vẫn trân trọng đón nhận nó. Đến buổi trưa khi hai mẹ con nằm nghỉ, chị thấy mẹ lấy chiếc đài nhỏ ra mở bản nhạc luyện công. Khi tiếng nhạc vừa du dương cất lên, chị bật dậy:
– Nhạc gì mà hay thế hả mẹ?
Mẹ bảo:
– Đó là nhạc luyện công của môn mẹ đang tập đấy!
– Thế tập như thế nào, mẹ dạy con tập luôn nhé.
Thế là mẹ dạy chị luyện công. Khi mẹ về Hà Nội có gửi cho chị chiếc đĩa hướng dẫn luyện 5 bài Công Pháp. Hàng ngày chị tự luyện công theo đĩa hướng dẫn, nhưng chị vẫn chưa đọc sách.
Chấn động khi đọc sách
Việc kinh doanh khá phát đạt, chị lại mở thêm một tiệm may áo dài nữa. Cửa hàng mới, chưa có khách. Có nhiều thời gian nên chị mang sách đến cửa hàng để đọc. Chị đọc sách say sưa, chỉ trong 3 ngày chị đọc xong cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Có những đoạn nước mắt chảy ròng ròng vì xúc động. Chấn động trong tâm, chị gọi điện ngay khoe với mẹ: “Con đã đọc xong cuốn sách rồi. Rất hay mẹ ạ!“
Khi đọc xong cuốn sách chị đã muốn giới thiệu ngay cho mọi người. Hỏi mẹ về những tờ gấp giới thiệu Đại Pháp. Khi có tờ Đại pháp Hồng truyền, chị đã tận dụng mọi thời gian đi chợ, đi chơi để giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp. Mọi người đều vui vẻ đón nhận sự hồng Pháp của chị.
Thời gian đó cứ một tuần, vào chủ nhật chị lại về ngôi nhà nhỏ của mẹ ở Đội Cấn để học Pháp cùng các đồng tu. Một thời gian sau, chị có ước nguyện: giá kể ở Bắc Ninh mình có điểm học Pháp thì tốt quá.
Tu luyện giữa đời thường
Một hôm, có một khách hàng đến may áo dài và có tờ gấp 4 giới thiệu Đại Pháp với chị. Khi biết bà chủ tiệm may áo dài cũng tu luyện Đại Pháp và mong muốn có một điểm học Pháp ở Bắc Ninh thì bạn ấy đã giới thiệu bạn Bách cũng tu luyện môn này trước đó. Qua bạn Bách, chị biết đến điểm học Pháp ở nhà cô Mai – Vệ An.
Chị đến đó học Pháp một số buổi, sau đó chị ra luyện công ở công viên Hoàng Quốc Việt cùng với vợ chồng bác Nhã, bạn Trang và bác Phương. Lúc đầu họ học Pháp ở nhà bác Phương, sau chuyển xuống nhà cô Tâm. Khi buổi giao lưu chia sẻ đầu tiên của các đồng tu ở Việt Nam diễn ra tại Ninh Bình chị cũng được tham dự. Vào năm 2015 mẹ chị rất may mắn đi dự Pháp hội ở Mỹ và được gặp Sư Phụ. Đó cũng là niềm vui, khích lệ hai mẹ con chị cùng nhau cùng tinh tấn tu luyện.
Trước khi tu luyện chị Lan thường hay bị đau đầu, lúc nào trong túi cũng có vỉ thuốc giảm đau Paracetamol, còn bị chứng chóng mặt, hay buồn nôn, viêm họng mãn tính … Khi tu luyện thì nó tan biến lúc nào chị cũng chẳng hay.
Nhưng ở chị, sự thay đổi về tư tưởng quan niệm sống đã định hướng cho chị một cuộc đời mới. Đó là một cuộc đời tu luyện và cũng là lúc hoa ưu đàm bắt đầu khai nở nơi đất ở của chị.
Hoa ưu đàm nở tại nhà chủ tiệm may áo dài
Lần đầu tiên con trai lớn của chị bắt gặp hoa ưu đàm nở trên ba lô đựng sách vở đi học của con. Bạn ấy gọi: mẹ ơi hình như cái hoa gì mà có lần nghe mẹ nhắc đến ấy nó đang nở trên ba lô của con đây này. Chị chạy sang xem: Cảm động quá! Sư phụ đang khích lệ mình đây mà!
Mấy hôm sau cháu lại khoe: Mẹ ơi có cả trên bóng đèn tuýp đây này. Rồi sau đó thỉnh thoảng lại xuất hiện một khóm hoa ưu đàm trên cửa sắt. Hoa nở tới 46 bông. Rồi rải rác trên giàn lan, cột gỗ…
Tâm tính thay đổi theo Chân – Thiện – Nhẫn
Cũng nhờ tu luyện Đại Pháp, chị đã trở nên vui vẻ, cởi mở hơn chứ không sống thu mình khép kín như trước nữa. Trước đây khi kinh doanh chị thường chú trọng đến lợi nhuận, đến giới chủ lưu. Trong gia đình gặp chuyện không vui thì chị cũng tự mình gặm nhấm nỗi buồn một mình. Chị chỉ biết khóc, làm cho tính gia trưởng của chồng chị ngày càng tăng lên.
Do bản tính nhút nhát, chị chỉ biết oán hận trong tâm. Nhưng từ khi tu Đại Pháp chị cởi mở hơn, chia sẻ với chồng con một cách từ bi hòa ái. Chị đối xử với con cái như bạn bè, không bao giờ có khoảng cách giữa ba mẹ con. Hiện con trai lớn của chị đang công tác trong ngành hàng không. Con gái học năm thứ hai Đại học Khoa học Xã hội nhân văn. Các cháu rất ủng hộ mẹ tu luyện Đại Pháp.
Chị luôn hướng các con sống theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, không ép buộc các con điều gì. Nhờ tu luyện theo Chân-Thiện-Nhẫn nên mọi hành xử của chị cũng trở nên từ bi. Làm bất cứ việc gì cũng nghĩ cho người khác. Không khí trong gia đình cũng hòa thuận, vui vẻ. Đối với khách hàng, tất cả mọi khúc mắc được giải quyết ổn thỏa, vui vẻ. Có người bảo kinh doanh theo Chân-Thiện-Nhẫn sao mà có lãi được! Nhưng chị không bị cuốn theo trào lưu của xã hội và coi nhẹ lợi ích vật chất.
Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống
Vì tu luyện Đại Pháp là từ bi hòa ái nên ở tuổi đời 50 chị vẫn còn khá trẻ, xinh đẹp. Ở chị luôn toát lên thần thái của người tu luyện. Chị nhận thức về cái đẹp theo hướng về thuần chân. Bà chủ tiệm may áo dài cho rằng cái gì phù hợp với bản thân mỗi người đó chính là cái đẹp, chứ không phải theo khuôn mẫu nào cả.
Chị cho rằng người phụ nữ nên tu luyện từ những thứ nhỏ nhất. Hoàn cảnh chứng thực Pháp chính là trong gia đình của mình. Chồng chị có lần bảo: Sao mà đi đâu mọi người cũng khen vợ mình thế nhỉ! Chị không hoan hỉ mà hiểu rằng mình đã chứng thực Pháp được ngay trong gia đình của mình.
Nhận thức về cái đẹp của chị cũng không chạy theo trào lưu hiện đại. Chị thấy có nhiều bạn gái đẹp tự nhiên, dung dị nhưng lại vẫn đi phẫu thuật thẩm mỹ làm cho khuôn mặt bị cứng nhắc, khuôn mẫu, đánh mất vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Chị thấy thật tiếc cho họ.
Nếu bạn muốn tu luyện Pháp Luân Công thì cánh cổng nhà Thu Lan luôn rộng mở đón các bạn. Số điện thoại của bà chủ tiệm may áo dài xinh đẹp là: 0972 785 172.
Xem thêm: