Đức Phật không có tâm sợ hãi. Là đệ tử của Phật trong quá trình tu luyện, nhất định phải loại trừ tâm chấp trước này.
Một lần, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến nước Ma Kiệt Đà truyền Pháp, cứu độ chúng sinh. Khi đó Ngài ở trong núi Ma Cưu La. Đệ tử hầu cận bên cạnh Ngài không phải là tôn giả A Nan, mà là Na Già Ba La.
Một ngày kia, trời đã chạng vạng tối. Trên bầu trời mưa bụi tung bay, lâu lâu lại có tia chớp lóe lên. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn ở bãi đất trống bên ngoài; và đang thực hành một loại phương pháp gọi là “Kinh hành” trong Phật giáo đương thời.
Lúc này, một vị Thần ở không gian khác đến bái kiến Đức Phật Thích Ca và đi theo sau Ngài. Đức Phật vì để cấp cho vị Thần đó nhiều cơ hội hơn; nên thời gian đi bộ hôm ấy lâu hơn ngày thường khá nhiều.
Đệ tử hù dọa Phật Thích Ca Mâu Ni
Na Già Ba La không nhìn thấy vị Thần đang đi theo sư phụ; bởi vậy bèn thắc mắc vì sao Ngài lại đi bộ muộn hơn ngày thường đến như vậy. Theo thông lệ thời đó, đệ tử theo hầu sư phụ phải đợi đến khi sư phụ tọa thiền xong rồi mới được phép đi ngủ. Vậy nên Na Già Ba La mãi không cách nào đi ngủ được.
Bởi cảm thấy quá mệt mỏi, Na Già Ba La bắt đầu nghĩ cách khiến thầy mau chóng dừng lại để mình có thể sớm đi ngủ. Lúc đó, tại nước Ma Kiệt Đà, khi những đứa trẻ quấy khóc giữa đêm mà không chịu dừng lại; người lớn sẽ nói: “Quỷ núi Ma Cưu La sắp đến rồi!”. Con trẻ nghe thấy sẽ sợ hãi không dám kêu khóc nữa.
Na Già Ba La không ngờ lại suy nghĩ viển vông, muốn cải trang thành quỷ Ma Cưu La để hù dọa thầy. Ông định khiến thầy sợ hãi mà dừng thực hành môn “kinh hành” của hôm nay. Thế là, Na Già Ba La liền lấy một tấm áo lông khoác lên người, giả trang thành quỷ Ma Cưu La mọc đầy lông lá; sau đó núp ở đoạn cuối con đường nhỏ, chuẩn bị hù dọa sư phụ.
Khi Đức Phật Thích Ca đến nơi, Na Già Ba La liền nhảy ra, lớn tiếng kêu lên: “Quỷ Ma Cưu La đến rồi! Quỷ Ma Cưu La đến rồi!”.
Lòng từ bi của Đức Phật
Đức Phật Thích Ca không chút sợ hãi, bèn nghiêm giọng nói với Na Già Ba La rằng: “Na Già Ba La, cái đồ xuẩn ngốc nhà ngươi. Muốn lấy bộ dạng của quỷ Ma Cưu La để hù dọa Như Lai ư? Trò đó không dao động được dù chỉ là một sợi tóc của ta. Ta đã cách nỗi sợ hãi rất lâu rồi”.
Lúc này, vị Thần đi theo phía sau Đức Phật nói với Ngài rằng: “Trong tăng đoàn cũng có loại người này ư?”.
Đức Phật từ bi nói: “Cửa Phật rộng lớn, có thể bao dung tất cả. Người giống như Na Già Ba La đây, không lâu cũng sẽ ngộ được diệu pháp thanh tịnh, có thể đạt được giải thoát. Vậy nên không thể chỉ bởi hành vi sai lầm nhất thời mà khinh thường y được”.
Vị Thần của không gian khác nghe thấy vậy, cũng cảm động rơi lệ trước tấm lòng từ bi của Đức Phật.
Về sau, Na Già Ba La quả nhiên đã không phụ tấm lòng từ bi của sư phụ, thật sự đã trở thành một đệ tử đạt được giải thoát.
Vì sao Phật không có tâm sợ hãi?
Kỳ thật, Giác Giả vì để bảo vệ chân lý Phật Pháp, để cứu vớt chúng sinh mà có thể xả bỏ hết thảy mọi thứ; bao gồm cả sinh mệnh cao tầng vĩ đại của bản thân mình; và tất nhiên Phật không có tâm sợ hãi. Là đệ tử của Giác Giả trong quá trình tu luyện cũng nhất định phải loại trừ tâm sợ hãi này.
Ngoài ra, từ câu chuyện trên cũng có ý nói rằng người tu luyện cũng có những lúc phạm phải sai lầm; thậm chí sai lầm một cách ngớ ngẩn, nực cười, thái quá. Nhưng Đại Giác Giả đại từ đại bi sẽ không vì vậy mà dễ dàng buông bỏ đệ tử của Ngài. Đại từ bi của Giác Giả là điều vượt trên mọi khả năng tưởng tượng của con người chúng ta.
Đức Phật không có tâm sợ hãi. Muốn là đệ tử của Đức Phật thì cần buông bỏ tâm sợ hãi này.
Theo Chánh Kiến