Để tránh đột tử do bệnh tim, bạn nên chú ý đến các triệu chứng liên quan mỗi ngày. Dưới đây là 4 dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo trước cơn đau tim.
- 5 dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày bạn cần cảnh giác
- 7 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ sắp xảy ra trước một tuần
- Thấu hiểu 7 đạo lý để cuộc đời bình an
Các cơn đau tim đột ngột thường có tỷ lệ tử vong cao. Theo CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ), mỗi năm tại Mỹ có khoảng 805.000 người bị đau tim, cứ 40 giây lại có một người bị ảnh hưởng. Năm 2021, khoảng 695.000 người Mỹ đã tử vong do bệnh tim.
Để phòng tránh đột tử do bệnh tim, bạn cần theo dõi các triệu chứng hàng ngày, dưới đây là 4 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đau tim được các chuyên gia và Huffington Post chia sẻ:
4 dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo trước cơn đau tim
Dấu hiệu 1: Cảm thấy đau thắt ngực hoặc tức ngực
Đau ngực hoặc cảm giác tức ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo đau tim. Đau thắt ngực là một dạng đau do sự tích tụ mảng bám trong động mạch, hoặc do co thắt động mạch bên ngoài tim. Tuy nhiên, không phải tất cả cơn đau thắt ngực đều rõ ràng, vì vậy bất cứ sự khó chịu nào ở ngực đều cần được kiểm tra ngay.
Dấu hiệu 2: Đau cổ, vai hoặc hàm không rõ nguyên nhân
Đôi khi trước cơn đau tim, người bệnh có thể cảm thấy đau ở cổ, vai, hoặc thậm chí là tê ở hàm, đặc biệt ở người lớn tuổi.
Dấu hiệu 3: Sau khi hoạt động thì thở dốc hoặc cảm thấy không khỏe
Nếu sau khi thực hiện các công việc nhẹ mà cảm thấy khó thở hoặc không khỏe hơn bình thường, đây có thể là dấu hiệu của cơn đau tim.
Dấu hiệu 4: Xuất hiện tình trạng đau dạ dày và khó chịu ở đường tiêu hóa
Các triệu chứng như đau dạ dày, buồn nôn hoặc mệt mỏi thể chất cũng có thể là cảnh báo của cơn đau tim, mặc dù không phải ai cũng trải qua.
Bao lâu cơn đau tim xuất hiện sau các triệu chứng ban đầu?
Điều này thay đổi tùy theo mỗi người, nhưng khi cơn đau tim cận kề, triệu chứng thường xuất hiện nhiều hơn, kéo dài hơn hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
Cách sơ cứu khi xảy ra cơn đau tim đột ngột
Nếu ai đó quanh bạn bị đau tim trong khi chờ cấp cứu, việc bấm huyệt có thể hỗ trợ. Bác sĩ Nguyễn Ái Liên từ Hong Kong chia sẻ rằng hai huyệt quan trọng giúp hỗ trợ tim là huyệt nội quan và huyệt thiếu phủ:
1. Ấn huyệt nội quan
Ấn huyệt nội quan nằm cách cổ tay 2 thốn, giữa hai gân cơ gan tay. Việc ấn vào huyệt này có thể kích thích phản xạ tới tim và tăng cường sức khỏe tim mạch.
2. Ấn huyệt thiếu phủ
Huyệt thiếu phủ nằm giữa xương bàn tay thứ 4 và thứ 5, trên kinh tâm. Khi ấn vào huyệt này, nó có thể giúp điều trị các vấn đề liên quan đến tim mạch.
Ví dụ, cha chồng của bác sĩ Nguyễn Ái Liên từng bị đau tim và tim ngừng đập. Bằng cách ấn vào huyệt thiếu phủ, ông đã tỉnh lại sau 5 phút và hồi phục.
Kỹ thuật giúp sống sót qua cơn đau tim
Nếu không có sự trợ giúp kịp thời, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Bắt đầu ho mạnh và liên tục.
- Hít sâu trước mỗi lần ho, mỗi 2 giây ho một lần.
- Tạo áp lực lên tim bằng cách ho mạnh để duy trì tuần hoàn và phục hồi nhịp tim.
Thuốc cấp cứu khi bị nhồi máu cơ tim
Nếu bị cơn đau tim đột ngột, bạn có thể dùng thuốc cấp cứu như nitroglycerin. Hãy ngậm một viên dưới lưỡi, nếu sau 5 phút không cải thiện thì uống viên thứ hai, tối đa 3 lần. Nếu không thuyên giảm, cần gọi ngay cấp cứu.
Phòng bệnh vẫn là cách tốt nhất để tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim, thông qua việc duy trì sức khỏe tim mạch bằng chế độ vận động, kiểm soát huyết áp, cholesterol, giữ cân nặng ổn định và không hút thuốc.