Giống bao người con gái Hà thành khác, Liên trẻ trung, năng động, có học thức và thêm niềm đam mê nghệ thuật. Cô tham gia nhiều hoạt động sân khấu như ca hát, nhảy múa… Trong các vũ đạo mà cô học, cô đặc biệt thích múa bụng và đã biểu diễn thành nghề. Cô nghĩ rằng mình đã có thể chinh phục và đạt được kỹ thuật tốt trong biểu diễn “múa nghệ thuật”, nhưng đến khi đắc được Phật Pháp thì cô mới biết rằng nhận thức của mình vẫn còn rất nông cạn.
Câu chuyện này được ghi lại theo lời kể của Vũ Thuỳ Liên, cô gái sinh năm 1988, hiện đang là nhân viên ngân hàng tại Hà Nội.
Liên khá bận rộn với công việc nên chúng tôi khó khăn lắm mới thu xếp được cuộc hẹn. Câu chuyện của Liên đến tay bạn đọc với mục đích giúp mọi người có cái nhìn sâu rộng về văn hoá truyền thống; nhất là các điệu múa cổ điển mà Liên đang dày công tập luyện.
Người con gái hiện đại và điệu múa hiện đại
Liên sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, trong gia đình công nhân viên chức bình thường. Bố mẹ cô là người hiền lành, đạo đức, gia đình có nề nếp, gia phong. Bản thân Liên khá ngoan ngoãn, luôn nghe lời bố mẹ nhưng cô có một tính xấu là “khá bừa bãi”; không gọn gàng ngăn nắp và hay nóng giận. Em trai là người than phiền nhiều nhất vì cậu luôn phải dọn dẹp những thứ bừa bộn của chị.
Liên thi đỗ vào trường Đại học Ngoại Thương, nhưng vì đam mê nghệ thuật từ sớm; được tham gia nhiều sân khấu biểu diễn, Liên đã học thêm nghề múa. Liên biết nhảy từ hiphop, cổ điển, rumba, chacha,… đến múa bụng. Liên đã làm nghề múa bụng được 2-3 năm.
Chia sẻ về quan điểm nghệ thuật Liên cho biết: “Xã hội hiện đại ngày nay, nhiều người thích thưởng thức nghệ thuật theo kiểu trào lưu; thích vui nhộn, ồn ào, khoa trương. Khi biểu diễn họ quan tâm nhiều đến đứng thế này, thế kia; phải hở chỗ này chỗ kia mà ít chú trọng đến vẻ đẹp nội tâm. Múa bụng bản thân nó không có nội hàm; đơn thuần chỉ là uốn éo, khơi gợi sắc dục mà không khởi niệm chính tín”.
Khi tôi hỏi: “Em nhận thức được vậy, tại sao em lại chọn múa bụng?”. Liên thẳng thắn chia sẻ: “Thời điểm đó em cho rằng múa như vậy là đẹp, là thời thượng, theo kịp xu hướng hiện đại. Em bằng lòng với đam mê của mình. Sau đó, gia đình muốn ổn định công việc nên em thôi không đi múa nữa; giờ em làm ngân hàng”.
Sự việc “chết hụt” ngoài biển tạo cơ duyên đến với đội múa truyền thống
Liên nói rằng: “Em không quên được khoảnh khắc cận kề cái chết đó. Tuy nó diễn ra thật nhanh nhưng trong đầu lóe lên bao ý nghĩ: Đi chơi chết thế này, không mang được xác về thì thật khổ quá… Sao mình trước không tu luyện…”.
Đó là sự kiện xảy ra vào tháng 6/2017 khi Liên đi du lịch cùng bạn ở Phú Quốc. Khi tắm biển, thấy biển lặng, Liên cùng nhóm bạn bơi ra xa. Không ngờ gió thổi đẩy xa bờ và Liên bị ngã phao. Thấy chân không chạm cát, quên mất mình biết bơi, Liên hoảng hốt vùng vẫy và bị chìm. Nghĩ mình sẽ chết, Liên tiếc nuối và hiểu ra cuộc sống thật vô thường… Chới với cố giành lấy sự sống… Chẳng hiểu bằng cách nào, Liên được các bạn cứu…
Trước đó, ở nơi làm việc, Liên có chị lãnh đạo tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Hai chị em vốn quý mến, hợp nhau. Một lần chị bảo: “Chị có cuốn sách rất hay, thấy em có duyên có thể theo tập được môn này”. Liên mượn về đọc nhưng ngay trang đầu tiên đọc không hiểu gì; lật 2 – 3 trang cũng không hiểu nốt nên không đọc nữa. Mỗi lần chị ấy hỏi “Em đã đọc sách chưa?”, ngại chị là sếp nên Liên không dám nói thật.
Sau việc chết hụt ngoài biển, Liên đã nghiêm túc đọc sách. Lần này Liên mới hiểu ra sự trân quý của cuốn sách và quyết tâm tu luyện Đại Pháp. Điều làm Liên ngạc nhiên là những người tu luyện Pháp môn này ở Việt Nam đã thành lập một đoàn nghệ thuật. Liên tham gia ngay vào đội múa.
Những ngày đầu khó khăn khi luyện tập cùng đội múa
Đoàn nghệ thuật Hồng Ân do những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thành lập và hoạt động hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện và biểu diễn miễn phí. Những thành viên trong đoàn đều là những nghệ sĩ không chuyên. Họ thuộc về các tầng lớp xã hội, độ tuổi khác nhau nhưng có một điểm chung là cùng tu luyện Đại Pháp. Mỗi người một lý do bước vào tu luyện nhưng sau khi đắc được tâm và thân khoẻ mạnh, họ có nguyện vọng muốn đem điều tốt đẹp đến với mọi người. Các tiết mục biểu diễn của đoàn đều toát lên vẻ đẹp thuần thiện, mang đậm giá trị truyền thống, kính Thần Phật.
Buổi đầu vào tập, Liên bất ngờ vì thấy các diễn viên múa chưa đạt so với những gì Liên biết. Các động tác thô, biểu cảm căng thẳng, có người tuổi còn cao, hầu như không có kỹ thuật, không có năng khiếu. Liên thấy thất vọng, nghĩ “múa thế này thì ai xem” và muốn bỏ cuộc.
Lúc đó Liên lấy tiêu chuẩn kỹ thuật của bản thân để đo lường. Nhờ tu luyện tâm tính, Liên mới hiểu ra, giá trị thật sự của đoàn múa chính là cái tâm thuần tịnh, tâm của người tu luyện. Vượt qua mọi khó khăn, va chạm tâm tính, giúp đỡ nhau chân thành, đội múa biểu diễn ngày càng tốt đẹp.
Đỉnh cao của múa cổ điển là ở công phu và nội tâm
Liên cho biết, cô bắt đầu nghiên cứu múa cổ điển Trung Quốc, xem các tiết mục biểu diễn của Đoàn nghệ thuật Thần Vận – đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp đỉnh cao thế giới. Liên mới hiểu múa cổ điển là như thế nào, nó khác xa với những gì cô biết. Cô tưởng mình giỏi, múa đẹp; nhưng so với múa cổ điển thì cô chỉ như hạt muối trong đại dương mênh mông.
Múa thông thường chủ yếu luyện tập động tác, chuyển động cơ thể, không có kỹ thuật nhào lộn. Còn múa cổ điển, để đạt được biểu diễn trên sân khấu, yêu cầu người tập khổ luyện từ bé. Để có được độ dẻo, kỹ thuật nhào lộn thì phải luyện tập đạt đến độ công phu.
Ngoài ra, mỗi động tác trong múa cổ điển đều có ý nghĩa và nội hàm trong đó, nó có vận có vị. Các bài hát, bài múa cổ điển đều thể hiện rõ tính giáo dục, truyền tải văn hoá, kính thiên kính địa, tôn trọng Thần Phật. Mỗi động tác tay, chân, di chuyển, hay trang phục đều có ý nghĩa riêng.
Múa truyền thống là sự kết hợp nhuần nhuyễn của động tác, âm nhạc, trang phục
Ví dụ, tiết mục múa kể về câu chuyện của Hoa Mộc Lan; khi cô là thiếu nữ ở bên cha thì động tác mềm mại, yểu điệu, nhu mì; nhưng khi giả trai ra trận thì chân tay lại dứt khoát, mạnh mẽ, mang dáng dấp nam nhi.…
Trang phục biểu diễn cũng vậy, không hở hang mà kín đáo; nhưng vẫn toát lên khí chất, đặc tính của người diễn viên. Âm nhạc cũng là yếu tố không thể thiếu trong biểu diễn múa cổ điển. Âm nhạc đòi hỏi phải có cung có bậc, có quy tắc nhất định. Khi phá vỡ quy tắc này thì âm nhạc không còn thuần chính nữa.
Người biểu diễn càng coi trọng việc tu dưỡng đạo đức. Khi tâm tính họ đạt đến độ thuần thiện thì năng lượng họ phát ra cũng sẽ cảm hoá sâu sắc người xem. Đó chính là giá trị cốt lõi và quan trọng nhất của múa cổ điển.
Thay đổi bản thân theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn
Thuận theo việc học Pháp tu tâm, Liên thay đổi bản thân rất nhiều. Người nhận ra rõ nhất là cậu em trai. Giờ cậu không phải đi theo dọn dẹp căn phòng bừa bãi và chịu những trận nóng giận vô cớ của cô chị nữa. Thấy Pháp Luân Công tốt nên bố mẹ, em trai, họ hàng đều bước vào tập luyện và đều đắc được lợi ích về cả sức khỏe và tâm tính.
Liên vui vẻ nói: “Cứ nghĩ mình giỏi giang, mọi thứ đều tốt nên cái tôi kiêu ngạo, tranh đấu rất lớn. Em thấy khó chịu khi ai đó lên tiếng chỉ dạy. Em cũng đố kỵ, tranh giành, mưu tính, gây chú ý, nịnh bợ để được điều tốt trong công việc… Nhờ tu luyện em đã nhận ra điều đó nên buông bỏ. Dù chưa đạt được tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn nhưng em đã thay đổi tốt hơn xưa rất nhiều và sẽ cố gắng ngày càng tốt hơn…”.
- Pháp Luân Công là gì? Khỏi bệnh nhờ môn khí công hàng triệu người yêu mến
- Pháp Luân Công: Tác dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ
Đoàn nghệ thuật Hồng Ân: “Cho đi rất nhiều chỉ lấy về một thứ là mong mọi người quay về giá trị truyền thống, kính trời kính Phật”
Điều trân quý nhất của đội múa cũng như cả đoàn nghệ thuật làm Liên cảm động chính là cái tâm. Mỗi người mỗi công việc, chẳng ai quen biết ai nhưng khi cùng tu một nguyên lý Chân Thiện Nhẫn; cùng chung một tâm nguyện, thì họ đều bỏ qua mọi mâu thuẫn; đều đồng lòng, bỏ công sức, thời gian, tiền bạc miệt mài tập luyện.
Đội Hồng Ân tuy chưa đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật nhưng tấm lòng thuần thiện của người tu luyện Chính Pháp chính là năng lượng thuần chính nhất; làm cảm hoá người xem. Đó mới chính là giá trị cốt lõi nhất của nghệ thuật truyền thống. Mỗi tràng vỗ tay, lời khen, sự cảm động và biết ơn sâu sắc của người xem làm ấm lòng những diễn viên không chuyên ấy.
Tâm nguyện của những người tu luyện Đại Pháp là đem ánh sáng Phật Pháp đến khắp nơi trên thế gian; hướng con người tới vẻ đẹp thuần thiện thuần mỹ; đưa mọi người trở về với văn hóa truyền thống, kính Thần kính Phật.
Liên mong muốn rằng: “Em cùng các thành viên đội sẽ cố gắng rèn luyện bản thân trong nghệ thuật cũng như trong tu luyện; để đưa những giá trị tinh thần tốt đẹp lan tỏa đến nhiều người hơn nữa”. Đó là tâm nguyện của Liên cũng như là mong ước chung của đoàn nghệ thuật Hồng Ân.
Bạn đọc có thể liên hệ với Liên theo số điện thoại 0966 659 016, để được chia sẻ về cả nghệ thuật và tu luyện.