Cổ nhân thường giảng câu: “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại Thiên”. Dù là kiếp số của một người hay vận mệnh một quốc gia, đều được Thần an bài rất kỹ lưỡng, khó lòng thay đổi được. Ngay cả chiến tranh cũng là do Thiên định.
Một lần xuống dưới âm gian
Trong dòng sông dài của lịch sử nhân loại, sự thay đổi của các triều đại; thế đạo thịnh suy, chiến tranh; thiên tai nhân họa cũng giống như một vở kịch; lần lượn nối tiếp hết màn này đến màn khác. Một số người có thể nghĩ, những điều này có thể tránh được không? Nhất là sau mỗi cuộc chiến tranh, có biết bao sinh mệnh khốn khổ lầm than. Trong Tử Bất Ngữ, nhà văn học thời nhà Thanh Viên Mai từng tường thuật một câu chuyện thế này, có lẽ sẽ cho chúng ta câu trả lời:
Trong cuộc chiến khi triều đình đưa quân đi chinh phạt Miến Điện (ám chỉ cuộc Chiến tranh Thanh – Miến vào thế kỷ 18), có một người nha dịch tên Diệp Mỗ đến từ huyện Côn Minh. Anh này chết đã ba ngày lại sống lại. Anh kể mình bị quỷ tốt câu hồn đưa xuống âm phủ.
Theo lời người này, cung điện ở đó rất uy nghi, lầu son đồ sộ, giống như hoàng cung. Có nhiều quan nhỏ ngồi bên ngoài; trên tay cầm một cuốn sổ nhỏ, không ngừng ghi chép đánh dấu vào đó. Sau khi ghi xong, trên cuốn sổ đầy một màn khí đen. Các vị quan này, có người thì xoa trán; người thì đấm lựng; miệng không ngừng lẩm bẩm kêu mệt. Không khí vô cùng náo nhiệt. Diệp Mỗ vì dương thọ chưa tận; không có tên trong danh sách phải tử trận, nên ông đã được đưa trở lại dương gian.
Nhân quả: Mười lượng bạc cứu năm mạng người, được Thần Phật bảo hộ và phúc báo
Dù là người hay vật, số phận đều đã được định trước
Trên đường trở về dương thế, Diệp Mỗ khẽ hỏi quỷ hộ tống mình: “Những vị lão gia đó, đang cầm quyển sách gì trong tay vậy?”.
Qủy tốt trả lời: “Ba quyển sách ghi chép tên người và năm quyển sách ghi chép súc vật”.
Diệp Mỗ lại hỏi: “Những cuốn sách nhỏ này dùng để làm gì?”
Qủy hồn trả lời: “Từ xưa tới nay, tất cả các cuộc chiến tranh tại nhân gian đều là kiếp số do Thiên Thượng định trước nên không thể vãn hồi. Mà những người dự định phải chết trong chiến tranh, đều được viết vào những cuốn sổ nhỏ này, không đúng, cuốn sổ ghi ghi chép tên người chết này nên được gọi là “Hắc Vận kiếp bạc”. Cho dù là một con lừa, một con ngựa đều không thể sai sót. Vì là đánh nhau bằng gậy gộc, bởi vậy động vật bị chết nhiều hơn người. Vì vậy sổ ghi chép về động vận đương nhiên nhiều hơn. Vậy mới có cách nói “Nhân tam thú ngũ”.
Diệp Mỗ lại hỏi tới cùng: “Vậy kiếp nạn này, trong những người bị chết đã được ghi chép có quan chức của các tỉnh lỵ không?” Quỷ tốt mỉm cười đáp: “Trong sổ, đứng đầu bảng là tổng đốc đại nhân nhà anh!”
Ai có tên trong sổ dưới địa ngục sẽ khó thoát khỏi cái chết
Khi đó, Lưu Tảo là tổng đốc phía nam Vân Nam. Ông là một học giả trong Bác Học Hồng Từ Khoa vào năm Bính Thìn (1731) (một chức quan được đề cử bởi thống đốc; chi phủ địa phương bổ sung bên ngoài trình tự thi cử thông thường của triều đình). Sau đó, quả nhiên ông ta tự vẫn trong kiếp nạn này.
Thành tâm kính Phật, chuyển nguy thành an
Câu chuyện về chiến dịch 28 tháng giêng (chiến tranh Trung – Nhật)
Không chỉ câu chuyện trên; trước khi bùng nổ biến cố “ngày 28 tháng giêng”, lão cư sĩ Chu Kính Trụ cũng kể lại một câu chuyện như sau. Chu Kính Trụ là con rể của Trương Thái Viêm. Năm 1931 đảm nhiệm chức vụ giám đốc một ngân hàng. Khi rảnh rỗi anh thường cùng một vài người bạn chơi bài và tán gẫu.
Trong số đó có một người làm việc dưới âm tào địa phủ buổi tối; chức vụ của ông ta không cao, chỉ phụ trách chuyền công văn; làm người hầu cho cho thành hoàng thành Tô Châu (Tại âm gian thành hoàng của Thương Hải, thuộc thành hoàng thành Tô Châu quản lý).
Ông ta nói, ngày nọ ông ta nhận đựơc một lô “Sổ sinh tử” từ thành hoàng của Thương Hải trình báo thành hoàng thành Tô Châu. Lấy làm hiếu kỳ, ông mở ra xem là những người nào. Kết quả làm ông ta thấy khó hiểu đó là, những người trong đó đa số tên có 5- 6 chữ. Hôm sau, khi mọi người buôn chuyện, mọi người đều không nghĩ ra tại sao lại như thế. Nguyên nhân vì tên người Trung Quốc nhiều nhất chỉ có bốn chữ (họ kép), nghĩ mãi cũng không ra.
Vị quan thanh liêm làm việc ở cả dương gian và âm phủ[Edit]
Ai tử vong đều có tên 5 chữ trong sổ sinh tử
Ba tháng sau, ngày 28 tháng 1 năm 1932, lính Nhật phát động cuộc chiến ở Thượng Hải. Lúc đó họ mới chợt nhận ra lô sổ sinh tử được gửi từ Thượng Hải về trước đó chính là danh sách binh lính Nhật tử vong trong chiến dịch 28/1.
Cổ nhân giảng, “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại thiên”. Ngay cả đối với những người thiệt mạng trong chiến tranh, ba tháng trước đó bảng danh sách đã được gửi đến thành hoàng thành Tô Châu. Điều này có thể thấy người ta thường tin rằng cái chết trong chiến tranh là bất đắc kỳ tử. Kỳ thực sự là số mệnh đã an bài; chết khi nào và chết ở đâu đều đã được định trước. Thật đúng là “Nhất ẩm nhất trác, mạc phi tiền định” nghĩa là: Một miếng ăn, một hớp uống, không gì chẳng được định sẵn.
Theo Soundofhope