Giận bố vì bố để vợ con khổ sở, oán hận anh trai vì nghiện ngập, cô giáo vùng cao sẽ không thể buông bỏ tâm oán hận nếu như cô không bước vào tu luyện…
- Chuyện của Diu: người phụ nữ dân tộc Thái mang niềm vui đến dân bản
- Chuyện về cô gái Thái xinh đẹp trót yêu người đàn ông có vợ
Sống trong căn nhà mái rơm trên đỉnh đồi khi bố là Sư phó Sư đoàn 391
Từ khi tôi biết nhớ, tôi thấy mình sống trong căn nhà rơm nhỏ bé trên đỉnh đồi. Nhà tôi nghèo lắm, sống rất khổ…
Tôi là Bùi Thị Bình, sinh năm 1976, là con út trong gia đình. Bố mẹ tôi quê ở Tam An, Tam Kỳ, Quảng Nam. Bố tôi đi bộ đội từ khi 17 tuổi, sau đóng quân tại Sơn La. Mẹ tôi làm công nhân tại Thái Nguyên nên chị em chúng tôi sinh ra và lớn lên tại đây.
Mẹ tôi sau khi sinh anh cả, sức khỏe giảm sút. Sau một trận ốm, mẹ bị nặng cả 2 tai. Từ đó, 4 chúng tôi phải làm thay hầu hết công việc của mẹ. Mỗi khi mẹ đi làm đều đưa các con đi nhưng công việc từ rãy cỏ, xúc đất, đổ đá đều do mấy anh em làm. Anh cả làm nhiều công việc nặng nhọc, còn chị hai thì thay mẹ chăm sóc các em. Bát cơm anh em chúng tôi ăn không mấy khi có màu trắng, toàn là cơm độn khoai, độn sắn.
Căn nhà mái rơm trên đỉnh đồi, trông nó thật nhỏ bé, mong manh trước những trận mưa bão. Tôi không hiểu sao nó có thể trụ vững và che chở cho mẹ con chúng tôi những ngày gian khó ấy.
Bố công tác trên vùng Tây Bắc xa xôi, thỉnh thoảng mới về thăm nhà. Cứ hai năm, mỗi lần bố về là mẹ tôi lần lượt sinh ra 4 anh chị em chúng tôi. Lúc đó tôi biết bố mình là thủ trưởng, tôi luôn thắc mắc: “Sao bố lại để vợ con nghèo khổ thế?”
Không buông bỏ được tâm oán hận
Khi tôi học lớp 4 thì bố chuyển gia đình đến Chiềng Pấc, Thuận Châu, Sơn La. Không có nhà, bố để gia đình ở nhờ nhà xưởng của đơn vị. Mọi người đều chào bố là thủ trưởng, tôi nghĩ cuộc sống của mình sẽ sung sướng. Các bạn nói: “Nhà mày tha hồ ăn lương khô, vì bố mày làm thủ trưởng”.
Nhưng bố không mang lương khô về, ngay cả bò, căn nhà ở Hà Nội được cấp bố cũng không nhận. Với cương vị ấy, bố có thể thừa sức lo cho vợ con một cuộc sống sung túc nhưng bố chọn cách sống nơi xóm nhỏ này, trong căn nhà cấp 4.
Một lần, tôi được bố cho vào đơn vị chơi, hôm đó Sư đoàn có buổi tập hợp rất hoành tráng. Quân lính đứng từng hàng ngay ngắn, trang phục chỉnh tề. Tôi thấy bố mình đứng ở bên trên, mọi người đều giơ tay chào bố. Tôi ấn tượng sâu sắc. Bố tôi có vị thế không giống những người bên dưới. Tôi cũng được đứng bên trên.
Bất giác tôi nhìn xuống đôi chân mình, có cái gì đó cay cay nơi khóe mắt…Tôi đi một đôi dép nhựa trắng đã cụt mõm. Cái mõm dép nó gãy và bay đi đâu lúc nào không hay, những ngón chân thò hết ra ngoài. Tôi mặc cái quần phin đen đã cộc quá mắt cá chân và chiếc áo màu nâu đã sờn cổ của chị. Nhìn mình và nhìn bố, tôi không hiểu: “Sao bố ở vị trí như thế mà để vợ con mình khổ thế?” Nỗi trách giận bố tiếp tục xâm chiếm trái tim non nớt của tôi…
Bố tôi tuyệt vời hơn tất cả những gì tôi đã từng nghĩ
Khi xây nhà, bố chỉ nhờ đơn vị xây cho phần cứng, còn lại bố và anh em chúng tôi làm hết. “Bố chỉ cần nói một câu là lính sẽ làm ngay, sao bố phải tự làm khổ vậy?” Thắc mắc ngày càng to lớn trong tôi. Có lần tôi nói thẳng: “con tưởng bố đưa gia đình mình đến đây sẽ đổi đời, ai ngờ vẫn khổ thế này”. Bố tức giận lấy que củi to, đánh tím cả chân, hôm sau tôi không đi học nổi.
Khi tôi học chuyên nghiệp, trường Sư phạm I Sơn La, khoa Âm nhạc 3. Bạn bè được bố mẹ cho số tiền khá dư dả trong quá trình học, còn tôi thì ngược lại. Tiền lương của bố còn có phần mang về quê giúp đỡ các cháu học hành. Mỗi khi nhìn tấm hình chụp tôi với đôi dép lê cụt mõm ngày duyệt binh đó, sống mũi tôi lại cay cay. Tôi giận bố và xé đi tấm ảnh. Đó là điều hối tiếc nhất khi tôi đã hiểu về bố của mình.
Lấy chồng, ra công tác, tôi gần bố hơn và hiểu bố là người sống thanh đạm như vậy. Chỉ từ khi tôi bước vào tu luyện theo Chân Thiện Nhẫn, tôi mới hiểu sâu sắc về bố của mình. Nỗi giận bố tan biến. Tôi hiểu ra bố là một sĩ quan mẫu mực, một thủ trưởng đầy nhân cách, một người cha nghiêm khắc, một người chồng thủy chung, hết lòng yêu thương vợ con, một lối sống thanh đạm, luôn vì người khác… Bố tuyệt vời hơn tất cả những gì tôi nghĩ…!
Làm sao buông bỏ tâm oán hận khi có anh trai nghiện hơn 20 năm
Anh cả tôi vướng vào ma túy khi học xong phổ thông. Ở nhà, không nghề nghiệp, rồi lấy vợ, sinh được 2 con trai. Gia đình nhiều lần giúp anh cai nghiện nhưng không thành. Dù có trói, buộc chân, nhốt trong phòng nhưng được vài bữa anh lại tái nghiện.
Vì buôn bán ma túy anh bị bắt giam 4 lần. Mỗi lần đến thăm anh ở trại, anh chỉ có xin. Xin chuyển cho anh chỗ tốt hơn, xin mua cái này, cái kia, xin hết tiền trong túi, thậm chí cái đồng hồ đeo tay cũng bị lột lấy…. Lần giam thứ 4 anh bị tai biến trong tù, tôi và chị gái phải vào bệnh xá chăm anh.
Nơi bệnh xá ngột ngạt, tập hợp bao loại người, loại bệnh, cảm giác ghê sợ. Tôi phải quay mặt vào tường mới nuốt nổi miếng cơm. Chịu đủ thứ khổ trong đó để chăm anh nhưng tâm thần anh bắt đầu hoảng loạn, gào thét. Anh ra tù với bệnh án rối loạn tâm thần sau tai biến. Tôi lại vào viện tâm thần chăm anh lần nữa…
Vợ con rời bỏ anh. Đồng lương của bố và chị em chúng tôi lo cho anh. Khi giặt giũ, quét nhà, rửa từng cái bát, cắt tóc, móng tay, móng chân cho anh,… tôi vừa làm vừa mắng anh… Nỗi khó chịu, oán hận chồng chất: “người ta là anh cả chăm em, đằng này ngược lại”. Chặng đường từ nhà anh về nước mắt tôi chảy dài cay đắng: “Có biết tôi mệt mỏi lắm không? Sao ai cũng bấu vào tôi mà đòi hỏi thế?…”
Cô giáo vùng cao mang một thân đầy bệnh và nỗi khổ nội ngoại đôi bên
Đời tôi có hai người đàn ông tuyệt vời nhất. Bố tôi và chồng tôi. Chồng tôi là một người tuyệt vời. Đối với gia đình bên vợ anh không từ chối điều gì, không nói một lời khó nghe, cái gì cũng nhường nhịn, giúp đỡ người khác. Mâu thuẫn trong gia đình đều là do tôi. Tôi đành hanh, ghê gớm, lúc nào cũng nổi đóa, cáu giận, chẳng ai muốn gần…
Mẹ chồng tôi mắc bệnh ung thư và qua đời. Em trai chồng bị bệnh tim ra đi khi tuổi còn trẻ. Bố chồng sau đó bị tai biến nằm liệt giường. Mẹ đẻ tôi cũng bị tai biến rồi qua đời. Anh trai vào tù tai biến rồi chuyển bệnh tâm thần. Cuối cùng đến lượt bố đẻ tôi bị tai biến…
Ham muốn kiếm tiền khiến tôi càng vật lộn hơn. Vừa dạy học, vừa tranh thủ làm nghề uốn tóc, trang điểm cô dâu trong khi một thân đầy bệnh. Dạ dày, dị ứng, viêm xoang mũi, thoái hóa 2 đốt sống cổ L5, L6, đại tràng… khiến cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi. Dù chăm chỉ sáng tập yoga, chiều leo núi, thực phẩm chức năng nhưng bệnh không khỏi. Nghĩ buồn bực: “Mới 40 tuổi mà bệnh tật, yếu đau thế này sao chăm được người thân?”
Tôi cứ tất bật, xoay vòng như thế, nỗi khổ không bút nào tả xiết. Trong lòng tôi chất chứa nhiều nỗi sầu muộn và oán trách, sao tôi có đủ vị tha để viên dung tất cả…?
Có một Pháp giúp con người đủ lòng vị tha và viên dung tất cả
Tôi quen một anh thợ cắt tóc gần nhà anh chị tôi ở Hà Nội. Thỉnh thoảng anh lại nhắn tin hỏi thăm sức khỏe, hỏi tôi đang làm gì. Thấy tôi luôn tất bật, người nhà toàn đau ốm, anh bảo có môn tập giúp cho thân thể khỏe mạnh, lợi ích cả gia đình. Anh bảo tôi vào mạng tìm hiểu môn Pháp Luân Công.
Sau nhiều lần anh nói, buổi trưa từ viện về nhà, tôi tập thử 5 bài tập Pháp Luân Công. Động tác rất nhẹ nhàng mà người tôi đổ mồ hôi như tắm. Tập xong một cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái xung khắp cơ thể. Tôi chưa bao giờ có được cảm giác thân thể nhẹ nhõm như thế khi tập yoga và leo núi. Tôi chợt thốt lên: “A, đây rồi, đây là môn tập rất hợp với mình, mình vẫn luôn tìm kiếm”.
Tôi nhờ anh gửi sách, đó là vào tháng 4/2017. Nghĩ quyển sách này bình thường nhưng khi đọc tôi lại chẳng hiểu gì. Nghĩ lạ: “Mình học không đến nỗi nào, sao đọc cuốn Chuyển Pháp Luân này mình chẳng hiểu gì?” Tôi đọc đi đọc lại bài 1 nhưng không hiểu gì cả. Sau khi chia sẻ, tôi mới hiểu ra cần đọc hết cuốn sách. Đọc đến bài 7 tôi đã minh bạch và buông bỏ ngay việc sát sinh. Càng đọc tôi dần dần hiểu ra những pháp lý, hiểu tu luyện là gì và từ đó tôi thay đổi bản thân, chân chính đi trên con đường tu luyện.
Bước vào tu luyện, tôi đã buông bỏ được tâm oán hận
Đọc sách được 4 tháng, tôi chợt ngộ ra việc tôi đang làm. Tôi vất vả, tất bật kiếm tiền để làm gì? Tiền dư đó lại nướng cho bác sĩ hay tiêu đi hết. Tôi lại giật mình khi nghĩ về bố chồng. Bố bị tai biến, ở một mình, con cái thuê người chăm, chị em muốn vợ chồng tôi lên ở cùng nhưng tôi không chịu. Những lời Pháp Sư phụ dạy làm người tốt theo Chân Thiện Nhẫn, làm gì luôn phải nghĩ cho người khác đã giúp tôi nhận ra: “tôi chưa làm tròn trách nhiệm người con dâu…”
Khi tôi nói sẽ chuyển lên ở với bố, cả nhà tôi tròn mắt ngạc nhiên, ai cũng vui mừng. Nghề làm tóc, trang điểm tôi cũng bỏ luôn từ đó. Tôi chăm sóc cho bố chồng bằng tất cả tấm lòng mà tôi tu được nhờ Pháp Luân Công. Tôi gắn kết gia đình, giữa bố và con cái, giữa ông và cháu chắt. Bố tôi vui lắm, không khí gia đình khác hẳn…
6 tháng sau tu luyện, tự nhiên tôi nhớ ra bệnh của mình. Ô sao không thấy các cơn đau nào, bệnh của tôi đi đâu hết rồi? Chẳng phải tâm tính tôi đề cao, bệnh tật theo đó mà hết sao? Sư phụ đã gỡ hết thứ bệnh đó và sắp đặt mọi chuyện tốt đẹp cho tôi. Bố chồng tôi ra đi thanh thản sau 8 tháng tôi chuyển đến ở. Vợ chồng tôi ở hẳn nhà bố để lo hương khói.
Sự hồi phục kỳ diệu của bố đẻ sau tai biến nhờ nghe bài giảng Pháp Luân Công
Năm 2017, bố tôi bị biến chứng tiểu đường rất trầm trọng. Lúc đó, ông 83 tuổi. Ông khó thở, lưỡi đã rụt hết lại, không tiếp nhận đồ ăn, liệt toàn thân. Bác sĩ khuyên cho ông về nhà hoặc chuyển tuyến. Gia đình xin một phòng điều trị riêng cho ông.
Tôi bắt đầu mở các bài giảng của Sư phụ Lý cho ông nghe. Nghe đến bài giảng thứ 4, da dẻ bố tôi hồng hào trở lại, ông có thể ngồi dậy ăn. Nghe xong 9 bài giảng thì ông khỏe, dần dần hồi phục và ra viện. Bác sĩ vô cùng ngạc nhiên: “Ồ! Ông này tưởng chết mà lại hồi phục và khỏe nhanh vậy?”. Khi tôi cho ông nghe đài, bác sĩ hỏi: “Cho ông nghe gì vậy?” Tôi nói, tôi tu luyện Pháp Luân Công, tôi cho bố nghe các bài giảng Pháp. Bác sĩ không nói gì và sau đó chứng kiến điều kỳ diệu xảy ra với bố tôi.
Về nhà tôi kiên trì cho ông nghe Pháp. Bố tiếp tục hồi phục. Bố có thể ngồi dậy, tự cầm đồ ăn được, đó là điều không thể đối với người liệt toàn thân. Bố nhớ và nói được tên tất cả con cháu, đếm được từ 1 – 100, mà tình trạng trước đó lưỡi rụt, còn phải thuê người rút lưỡi cũng không được. Bố tăng cân, từ 53kg lên 68kg, da dẻ hồng hào. Bố sống được 4 năm rồi ra đi thanh thản. Tôi biết, đó là điều kỳ diệu và phúc báo nhờ hồng ân Đại Pháp mà tôi đang tu luyện.
Anh trai nghiện ma túy hơn 20 năm, bỗng nhiên bỏ hút nhờ nghe bài giảng Pháp Luân Công
Khi xuống nhà anh trai, thấy anh tiều tụy quá, sống lay lắt một mình. Hơn 20 năm nghiện ngập, chẳng còn gì ngoài cái khung xương.
Không cầm được lòng, tôi nói với anh:
– “Chỉ có một con đường duy nhất cứu anh, anh có muốn không?”
Anh nói: “Có”
– Đó là tu luyện Pháp Luân Công.
Anh khóc! Không biết là giọt nước mắt khổ đau, ân hận hay mừng khi nghe nói đến tu luyện…
– Nhưng anh phải đọc sách. Tôi nói.
– Anh không muốn đọc.
– Vậy thì anh luyện công và nghe Pháp.
Anh đồng ý. Khi anh tập mồ hôi toát ra rất nhiều, người run rẩy… sau đó, anh ăn được cơm, người khỏe hẳn ra. Những ngày sau đó có thêm anh nghiện hàng xóm sang tập cùng. Được 2 tháng thì người vợ không cho chồng sang nữa. Anh trai tôi không có người luyện cùng nên chán, bỏ cuộc, chỉ nghe giảng và niệm 9 chữ chân ngôn.
Tận 5, 6 tháng sau chị em tôi mới phát hiện tiền trong túi anh rất nhiều. Hóa ra anh đã dừng hút thuốc từ ngay sau khi nghe Pháp. Tính tình anh cũng thay đổi, không còn biểu hiện tâm thần, thuần tính hơn, không đòi hỏi, làm phiền các em như trước. Vợ anh tự nhiên về dọn dẹp nhà cửa giúp; con trai quan tâm bố hơn, bảo sửa nhà đón bố về chăm… Đó là điều mà chính anh hay tất cả mọi người đều không thể ngờ tới. Anh đã được Đại Pháp ban phúc lành. Tôi cũng buông bỏ được tâm oán hận với anh trai mình.
Buông bỏ được tâm oán hận với anh trai
Một cô giáo vùng cao như tôi, tuy nhỏ bé trong dòng đời nhưng cũng phải nếm trải đủ cay đắng ngọt bùi. Tôi sinh ra với một tâm hồn thuần thiện nhưng cuộc sống với bao truy cầu, mong muốn cá nhân dần hình thành những quan niệm, tính cách xấu. Tôi ích kỷ, luôn cho mình đúng, sẵn sàng trút giận, trách cứ lên người khác. Tôi từng trách giận bố, nhất là oán anh trai rất nhiều. Việc buông bỏ được tâm oán hận này thật khó làm lắm thay.
Bao lần trên đường từ nhà anh về tôi rơi nước mắt. Khóc vì tức anh, vì thấy mình khổ, thấy nặng nợ,…Về đến nhà mặt nặng nhẹ với chồng, đến trường thì đủ thứ bất bình trong tâm. Tôi không bao giờ nghĩ rằng bản thân mình có một ngày thay đổi, trở thành một người khác, buông bỏ hết tâm oán hận, vui vẻ, an lạc trong tâm hồn và thiện lương với tất cả mọi người. Tất cả là nhờ khi tôi tu luyện Pháp Luân Công.
Sau 5 năm tu luyện, tôi không còn nước mắt oán giận mà là nước mắt hạnh phúc của sinh mệnh được đắc cứu. Tôi rơi nước mắt vì sự vĩ đại, khổ độ của Sư tôn, khóc vì thân mình hết bệnh, vì mọi điều tốt đẹp mà gia đình tôi nhận được từ Đại Pháp. Cảm giác bực bội, khó chịu mỗi khi xuống nhà anh tan đâu mất, chỉ còn nỗi thương và mong anh tu luyện tốt. Tôi đã buông bỏ được tâm oán hận anh trai mình. Tiếng cười trong gia đình cũng vì thế mà ngân vang mãi…
Lời kết
Tôi là một cô giáo vùng cao của một trường Tiểu học tại Thuận Châu, nơi Tây Bắc xa xôi. Hôm nay tôi chia sẻ câu chuyện này đến bạn đọc, tuy hơi dài nhưng là nỗi lòng của tôi. Tôi mong mọi người hiểu rằng: Bản tính con người không dễ thay đổi, nhất là không ai thừa nhận mình xấu. Nếu nói rằng tôi sẽ tự thay đổi trở thành tốt hơn, điều đó rất khó làm. Tu tâm tính mà không có Pháp lý chỉ đạo thì không tu nổi. Chỉ có pháp môn Pháp Luân Công mới thật sự cải biến tâm tính, quy chính con người dù xấu đến đâu cũng trở thành người tốt.
Việc thay đổi chính mình là điều khó làm nhất nhưng khi làm được thì đúng là sự thăng hoa của sinh mệnh. Pháp Luân Công sẽ giúp chúng ta làm điều đó nếu như chúng ta muốn và tin tưởng.
Câu chuyện thay đổi chính mình của cô giáo vùng cao là tôi: Bùi Thị Bình, quê Thuận Châu, Sơn La là hoàn toàn chân thực. Số điện thoại của tôi giúp bạn liên hệ trực tiếp 039 8971789. Hoặc nếu muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công thì có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.