Site icon Nguyện Ước

“Biết đủ” là điều quan trọng nhất

Biết đủ

Người biết đủ mặc dù họ không có quá nhiều thứ nhưng họ luôn hài lòng, luôn cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy như vậy là đủ rồi (ảnh: voh.com)

Thế nào là “biết đủ”? Người giàu có thật sự không phải là người nhiều tiền nhất mà là người biết hài lòng nhất với những gì mình có. Bởi lẽ, với một người “biết đủ” thì quả thật cuộc đời quá ngắn ngủi để làm những gì mình muốn, còn với những người sống không vui thì cuộc đời thật quá dài để mà chịu đựng.

Thế nào là “biết đủ”?

Nhu cầu cuộc sống của mỗi chúng ta là bất tận. Cổ nhận nói “ăn no mặc ấm” ý nói rằng ăn gì cũng được, cốt cầu no; quần áo mặc không cần đẹp mà quan trọng sạch sẽ. Vì thế, biết đủ là cảm thấy thỏa mãn và trân trọng những gì mình đang có trong hiện tại.

Con người nhiều khi khó thoát khỏi một chữ “Tham”. Mọi vấn đề đều từ đó mà ra. Nếu có thể từ trong đó nhảy thoát ra, tuân thủ một quy tắc mang tên “Vừa đủ”, người đó có thể có một cuộc sống hạnh phúc bình yên.

Người không biết đủ vô tình hại mình, hại cả người

Thay người làm mưa xuất tâm tham lam

Theo ghi chép trong sách cổ “Quảng Dị Ký”, tai huyện Dĩnh Dương có một người họ Vương, ngày nọ đi uống rượu say trên đường về nhà đi tới miếu Thiếu Phụ thì say tới không cất nổi bước. Anh ta liền buộc chặt ngựa và nằm ngủ ở cổng miếu. Ngủ một giấc rất lâu khi tỉnh dậy, thì thân thể không thể nhúc nhích, chỉ có đầu não vẫn thanh tỉnh.

Tích đức hành thiện, phúc chưa kịp đến nhưng họa ắt sẽ lùi xa. Tham lam hại mình, hại người. (ảnh: Phapluat)

Lúc này ông đột nhiên nghe thấy có một người gõ cửa miếu rất mạnh. Người trong miếu hỏi là ai, người vừa gõ cửa kia trả lời là muốn đi tìm người làm mưa. Người trong miếu trả lời: “Cả nhà đều tới miếu Nhạc rồi, không có người đi cùng đâu”. Người bên ngoài lại nói: “Vậy để người đang nằm ngoài cửa đi nhé”. Người trong miếu đáp: “Người ta là người qua đường, sao có thể để người ta làm được?”. Hai người tranh luận rất lâu rồi quyết định gọi ông Vương đang say rượu dậy và đưa đến một nơi nọ.

Chỉ thấy nơi đó mây mù sương khói bốc lên, còn có một loại động vật giống như lạc đà. Sau đó ông được một người bế lên lạc đà, lại có người đưa cho ông Vương một cái bình và nói như cảnh cáo: “Phải ôm cái bình thật thẳng, không được để lệch đấy”. Lúc này con lạc đà bắt đầu chạy, nước trong bình vãi khắp dọc đường đi. Nước liền biến thành mưa.

Vô tình tận lực làm nguy hại tới gia tộc

Năm đó trời đại hạn, ông Vương đi ngang qua bầu trời nơi quê nhà mình. Ông vì sợ mưa không đủ nên cố tình nghiêng chiếc bình để mưa to hơn một chút. Sau khi làm mưa xong, ông đi tới cổng miếu Thiếu Phụ thì thấy thân thể mình đang trôi trong nước. Ông liền tiến về phía trước và linh hồn nhập vào thân thể và sống lại. Sau đó ông cưỡi ngựa về nhà.

Ông Vương khi làm mưa vì cố ý nghiêng bình để mưa ở quê nhà nhiều hơn. Kết quả ông đã làm cho cả gia đình bị nước lớn nhấn chìm và chết đuối. Sau đó ông cũng phát điên và vài tháng sau qua đời.

Biết đủ mới là điều quan trọng nhất trong đời

Người biết đủ có thể là người có cuộc sống vật chất vô cùng bình thường nhưng thật ra họ đang sở hữu một kho báu tâm hồn. (ảnh Pinterest)

Dù làm người bình thường hay người tu đạo đều không thể tách rời khỏi một chữ “Độ” nghĩa là giới hạn, mức độ. Con người thường vì sự tham lam của bản thân mà đã có được rồi lại muốn được càng nhiều hơn. Kết quả cuối cùng hoàn toàn ngược lại.

Loại nhận thức “có quyền lợi không dùng, khi quá hạn trở thành thành phế thải” không phải là của bậc trí huệ. Người làm mưa trong câu chuyện nói trên là một bằng chứng minh xác. Vì trong tâm không công bằng. Ông luôn muốn mình và gia tộc được lợi hơn một chút, kết quả hoàn toàn ngược lại.

Do đó, nếu để người này làm quan rất có thể sẽ vì lợi ích cá nhân mà tham lam vô độ. Một số người khi động đến một chút quyền lực, liền dùng nó để có được lợi ích cá nhân. Cũng chính là vì tư lợi mà tràn ngập niệm đầu tham lam.

Người tu đạo cũng có thể phạm lỗi tương tự. Có người vì muốn đi đường tắt kết quả lại hoàn toàn trái lại. Nguyên nhân đều là vì tâm niệm tham lam. Phương pháp tốt nhất là sư phụ bảo làm như thế nào thì làm như thế.

Công danh và lợi lộc có thực sự mang tới hạnh phúc?

Có người nói: “Tôi không muốn liều mạng, cũng không cần hưởng lạc và quá nhiều của cải vật chất. Tuy nhiên danh lợi là thể hiện của thành công. Buông bỏ là không có chí tiến thủ, không thể buông được.”

Người biết đủ luôn có một tinh thần mạnh mẽ để có thể cưỡng lại tất cả cám dỗ ngoài xã hội, họ không bị trói buộc vì những ham muốn ngoài khả năng của bản thân. (ảnh Adobe Stock)

Danh và lợi có thể mang đến vinh quang cho con người nên tất nhiên sẽ có lực hấp dẫn mạnh mẽ. Tuy nhiên thành công và danh lợi lại không nhất định là ngang hàng với nhau. Một người không từ thủ đoạn theo đuổi điều này sẽ khiến thân tâm không còn tĩnh tại. Người đó dễ làm nhiều việc không nên.

Từ xưa đến nay, có nhiều người cả đời lao tâm lao lực đến lúc vinh hoa phú quý, công thành danh toại tưởng rằng như thế là hạnh phúc. Thế nhưng khi quay đầu lại nhìn thì hóa ra hạnh phúc lại không phải ở nơi ấy… Người như vậy ở nơi nào cũng có. Họ rốt cuộc cuối cùng là thành công hay thất bại?

Người biết đủ sẽ không chọn cách sống như vậy. Họ cự tuyệt cách sống “chui đầu vào cái giỏ danh lợi”, bởi vì họ biết sẽ bị “danh lợi” làm khổ cả đời. “Danh lợi” tuy rằng ở một mức độ nào đó sẽ khiến con người khoái hoạt hạnh phúc nhưng dục vọng “danh lợi” mãi cứ giãn nở ra mãi thì chỉ có thể làm cho người ta luôn thấy khổ mà thôi.

Theo Vision Times