Từ xa xưa, thiện ác hữu báo luôn là chân lý. Cổ nhân giảng làm điều thiện sẽ có điều thiện đáp lại, làm điều ác sẽ gặp báo ứng hiện thế. Niềm tin vào luật nhân quả ấy không chỉ là một lẽ sống, một ước vọng mà thật sự là một đạo lý bất biến trong trời đất này.
- Báo ứng mất mạng vì tin vào lời vu khống mà giết oan người vô tội
- Nhân quả báo ứng với người con bất hiếu
Mạnh Tử, bậc thầy nho học nổi tiếng từng nói: “Trắc ẩn chi tâm, nhân giai hữu chi” nghĩa là: người ta ai cũng có lòng trắc ẩn. “Trắc ẩn chi tâm, nhân giã” nghĩa là: Tâm trắc ẩn là đầu mối của lòng nhân từ. Đó là khi nhìn thấy người gặp bất hạnh hoặc tai họa trong tâm cảm thấy đồng tình. Đây chính là khởi nguồn của “nhân ái”, là cái gốc đạo nghĩa làm người ai cũng đều cần có.
Ví dụ khi nhìn thấy một đứa trẻ bị bỏ rơi, không những không quan tâm; thậm chí vì lợi ích mà đánh mất lương tâm, thiên thượng liệu có thể dung thứ nhân nhượng? Trong cán cân thiên lý Thiện ác hữu báo, người như vậy sẽ lập tức bị báo ứng.
Nghiền chết con người khác, thân nhân gặp báo ứng hiện thế tức thì
Vào khoảng năm Kỷ Mùi (1679) và năm Canh Thân (1680) thời nhà Thanh, tại kinh thành xảy ra một câu chuyện kỳ lạ. Có một người tên Mỗ Giáp, buổi sáng nọ dậy sớm đi xe đạp đến thăm bạn bè. Khi tới cổng chào phía Đông, đột nhiên nhìn thấy bên đường có một bọc quần áo; mở ra xem thì thấy bên trong là một cậu bé sơ sinh còn đỏ hỏn; bên cạnh là 500 đồng tiền và một phong thư. Trên đó viết: “Nhà hảo tâm nhặt được đứa bé này, cầu xin hãy thu nhận và nuôi dưỡng, coi đây như chút báo đáp”.
Có lẽ cha mẹ đưa bé vì nguyên nhân bất đắc dĩ nào đó mà phải vứt bỏ đứa con này; nhưng lại không nhẫn tâm để con chịu khổ nên mới để lại một món tiền; hy vọng người có lòng từ bi sẽ thu nhận và nuôi dưỡng con.
Tuy nhiên, đứa bé đáng thương lại gặp phải Mỗ Giáp là kẻ có lòng dạ đen tối. Mỗ Giáp đọc được vậy vội vàng nhét tiền vào trong túi; sau đó dùng xe đạp nghiền chết đứa bé và vội vã về nhà. Lúc này trời mới vừa hửng sáng.
Khi hắn đang trong nhà dương dương tự đắc, đột nhiên có tiếng cảnh sát gõ cửa và hỏi: “Vừa nãy có một đứa trẻ bị xe đụng chết, đó có phải con anh không?” Mỗ Giáp kinh hãi, nghi ngờ việc đã bại lộ nên quả quyết khẳng định không phải. Cảnh sát sau đó ra về.
Người đang làm, trời đang nhìn
Sau đó vợ Mỗ Giáp thức giấc và hỏi đầu đuôi câu chuyện. Mỗ Giáp liền kể lại toàn bộ việc đã nghiền chết đứa nhỏ và lấy được tiền cho vợ nghe. Người vợ nghe xong thì trách chồng sao lại làm việc tổn đức như vậy.
Đang lúc người vợ oán trách thì cảnh sát lại gõ cửa lần nữa và nói: “Người chết chắc chắn là con trai hai người”. Người vợ có chút nghi ngờ, rõ ràng con trai đang ngủ; khi chồng ra khỏi cửa thì con vẫn chưa dậy.
Tuy nhiên, nhìn thấy người cảnh sát khẳng định chắc chắn như vậy, vợ Mỗ Giáp liền đi vào phòng tìm xem con có nhà không thì phát hiện quả nhiên không có. Chị ta liền mở cửa đi ra ngoài xem thì phát hiện con trai đã chết bên đường; thân thể bị nghiền nát. Người hàng xóm kể lại, có lẽ đứa trẻ nhân lúc mẹ chưa dậy, một mình ra ngoài chơi và bị xe hơi đụng chết.
Chị vợ về nhà, khóc lóc thảm thương mắng chửi anh ta. Mỗ Giáp cũng thấy vô cùng hối hận. Sát hại con người khác cuối cùng con trai mình lập tức gặp báo ứng. Đây còn chưa nói đến việc đứa bé sơ sinh bị Mỗ Giáp giết hại; nếu sau này cảnh sát phát hiện ra thì Mỗ Giáp cũng khó mà tránh được tội chết. Ai có thể ngờ báo ứng hiện thế lại nhanh như vậy?
Người đánh xe ngựa sát hại người bị sét đánh
Đây là một câu chuyện chân thực xảy ra tại một địa phương tại vùng Đông Bắc Trung Quốc vào nhưng năm 80. Một người đánh xe ngựa đánh ba cỗ xe trên đường từ phía Bắc tới phía Nam. Trên đường, ông ta nhìn thấy có một bọc vải, xuống mở ra xem thì phát hiện trong đó là một đứa trẻ sơ sinh mới được vài tuần tuổi cùng 300 quan tiền..
Người đánh xe liền cất tiền và chiếc chăn quấn đứa trẻ rồi nhẫn tâm để đứa bé dưới đường để xe kẹt chết. Ban đầu dù có bị đuổi như thế nào, bốn con ngựa đều không nhúc nhích, tới lúc thực sự không thể nhẫn chịu, mới đành chạy qua người đứa bé.
Người đánh xe lòng dạ đen tối lại không tỉnh ngộ. Ông ta dùng hết sức lực đánh ngựa. Vì không chịu được sự đánh đập tàn nhẫn, nên ba con ngựa mới bất đắc dĩ chạy cán chết đứa trẻ.
Sau khi cán chết đứa trẻ, người đánh xe mang tiền và vật tiếp tục lên đường. Bầu trời đang quang cũng dần trở thành màu đen. Mưa to gió lớn kèm theo sấm chớp rền vang. Người phu xe và ngựa đều bị sét đánh chết.
Câu chuyện về tên buôn người nhân từ
Có một tên buôn người đã dụ dỗ được một bé trai 4 tuổi. Trên xe lửa, đứa trẻ không giống những đứa trẻ khác vùng vẫy quấy khóc, mà một mực gọi kẻ buôn người là chú, còn đòi chú kể chuyện cho nghe.
Cậu bé nói: “Chú à, có phải con của chú cũng hay đòi chú kể chuyện cho nghe, mới chịu đi ngủ đúng không?” Những lời này của cậu bé đã động tới tâm can của tên buôn người. Hắn cũng từng có một đứa con gái 5 tuổi. Mỗi ngày bé gái đều quấn quýt đòi hắn kể chuyện.
Thế là hắn quyết định đưa trả lại đứa trẻ, hơn nữa hắn còn tự đi đầu thú. Sau khi vụ án kết thúc, mặc dù tất cả các nghi phạm khác đều bị xử tử hình, chỉ có hắn bị phán án 15 năm.
Câu chuyện này đã nói rõ, mỗi người đều có cái tâm biết đồng cảm, biết phải trái. Chỉ là những người xấu thì cái tâm này thường bị bao phủ, bị che đậy kín đi. Trong tình huống đặc thù, cái tâm này mới được thức tỉnh, bỏ ác theo Thiện.
Báo ứng hiện thế là có thật
Sự việc hai người lái xe cán chết đứa nhỏ kể trên này được một người chăn dê trên sườn đồi nhìn thấy rất rõ ràng. Cả người và ngựa bị sét đánh chết dù thân thể và tứ chi không bị sao. Tuy nhiên, lục phủ ngũ tạng lại biến đâu mất. Đây cũng là lời cảnh báo của thiên thượng với con người khi hành ác thì trời không tha.
Nhưng vì sao vẫn có kẻ ác nhân không phải chịu báo ứng? Đó là bởi lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt. Thiện ác không phải là không báo, chỉ là chưa đến lúc. Có những kẻ ác sống ung dung nhàn hạ là để chờ đến ngày chịu tội.
Hiện báo, hay nói chính xác là hiện thế báo, là có báo ứng ở hiện tại. Sinh báo chính là chỉ việc kiếp này làm thì kiếp sau mới có báo. Cái gọi là “hậu báo” là nói kiếp này làm đủ loại nghiệp, không bị hiện thế báo, cũng không bị sinh báo. Họ phải qua nhiều kiếp nữa mới bị báo.
Con người trong mê cứ nghĩ có thể “dùng tay che trời” nên hết lần này lần khác làm việc ác. Họ đâu ngờ rằng “trên đầu ba tấc có thần linh”. Thần thấy rõ mồn một hết mọi chuyện, chỉ là giơ tay đánh khẽ, từ bi hướng thiện con người.
Nhân quả báo ứng là thuận theo Thiên lý
Dưới âm tào địa phủ có một bức câu đối rằng: “Dương gian tam thế, thương thiên hại lý đều do người / Âm tào địa phủ, từ xưa đến nay không buông tha ai”. Người xưa tin vào Thiên lý. Nếu làm việc thiện hay ác đều có báo ứng, nhân quả tất công minh. Do đó, họ luôn lấy đạo đức để ước thúc bản thân. Thần khuyến khích con người năng làm việc thiện tích đức, tránh làm điều ác tích nghiệp cho đời sau.
Chính vì thế, con người thế gian cần minh bạch “báo ứng hiện thế”. Báo ứng có thể không đến ngay nhưng chắc chắn sẽ đến. Đó là thiên lý bất biến vĩnh hằng cho dù bạn tin hay không, điều này này vẫn tồn tại.
Vạn sự vạn vật trên thế gian không hề ngẫu nhiên, hết thảy đều có an bài trong đó. Con người nếu có thể gìn giữ đạo đức và lương tri, trong tâm luôn tồn giữ thiện niệm. Hãy lấy Chân Thiện Nhẫn để ước thúc bản thân. Sống thuận theo Thiên đạo mới là lựa chọn sáng suốt nhất để có được một tương lai tốt đẹp.
Theo NTDTV.