Cổ nhân luôn biết tôn kính Thần Phật nên có rất nhiều Thần tích ly kỳ xuất hiện. Còn những người khinh nhờn Thần Phật thường phải gặp ác báo.
Nhân quả báo ứng: Phá hủy tượng Phật, hai tay thối rữa
- Nhân quả báo ứng: Phá hủy tượng Phật, hai tay thối rữa
- Khinh nhờn Thần Phật giảm phúc báo, tôn kính Thần Phật đắc bình an
Những câu chuyện khinh nhờn Phật gặp ác báo đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác như để minh chứng cho nhân loại: dù con người không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng Thần Phật vẫn luôn tồn tại.
Nhét thịt dê vào tượng Phật, trên môi mọc sẹo lồi
“Tứ bản đường hữu biên” có ghi chép câu chuyện rằng, trên miệng một người đàn ông nọ có mọc một cục thịt lồi giống như hai bàn tay mở ra. Thậm chí còn đắp trùm lên môi dưới. Mỗi lần ăn cơm, ông ta đều phải vén cục thịt lồi lên mới có thể ăn. Không những vật này làm ông ta trở nên vô cùng xấu xí mà còn khiến ông lúc nào cũng cảm thấy đau đớn.
Có người hỏi ông tại sao lại mọc cục thịt này? Ông đáp: “Thời trẻ tôi là một kẻ lang thang. Sau đó từng gia nhập vào quân đội. Lần nọ, tôi cùng một người bạn thịt trộm một con dê và trốn xuống dưới gầm bàn bên trên có pho tượng Phật để ăn vụng.
Khi đang ăn đột nhiên chúng tôi nhìn sang bên cạnh có một bức tượng Phật, miệng tượng Phật dường như đang mở ra. Tôi thấy có thể nhét một miếng thịt dê, nên tiện tay nhét miếng thịt đang cầm trong tay vào miệng tượng Phật. Mấy ngày sau, môi của tôi bị mọc một cục như vậy.“
Như vậy, Thần Phật không phải là điều để đùa cợt hay có hành động bất kính. Dù là vô tình hay hữu ý thì khinh nhờn tượng Phật đều phải chịu ác báo như người đàn ông nọ.
Châm chọc Kim Cang, ác báo bỏ mạng
Ngô Tam Quế là ai?
Ngô Tam Quế (1612-1678) là người Cao Bưu, quê tại Liêu Đông. Ông sinh ra vào cuối thời nhà Minh, xuất thân nổi danh từ kỳ thi võ thuật. Ông từng xây dựng một ngôi miếu Thần ở Côn Minh, Vân Nam.
Vào ngày hoàn thành, thuộc hạ của ông đều đến chúc mừng. Trong lòng vô cùng vui mừng, ông ra lệnh cho mọi người cùng ứng khẩu thành thơ để ghi nhớ sự kiện này.
Bốn bức tượng Kim Cang, còn gọi là Tứ Thiên Vương
Trước đại điện của miếu có đặt bốn bức tượng Kim Cang to lớn hay còn được gọi là Tứ Thiên Vương, lần lượt là :
Đông Thiên Vương: tay cầm kiếm thần có khắc chữ Hỏa, Thủy, Địa và Phong. Kiếm bằng kim loại nên chế ngự được khí Mộc từ hướng Đông. Do đó khi đặt biểu tượng phải quay mặt về hướng Đông.
Tây Thiên Vương: tay cầm đàn tỳ bà bốn dây. Khi đàn rung lên từ trên trời những quả cầu lửa sẽ rơi xuống và triệt tiêu năng lượng Kim ở hướng Tây. Do đó phải đặt vị này mặt quay về hướng Tây.
Nam Thiên Vương: tay cầm dù thần, khi mở ra sẽ lập tức tắt năng lượng Hỏa ở hướng Nam. Dù còn có thể tạo sóng biển và động đất để hủy diệt tất cả lực lượng âm. Do đó phải đặt vị này mặt quay về hướng Nam.
Bắc Thiên Vương: tay trái cầm ngọc trai, tay kia cầm bạch xà. Thỉnh thoảng vị này cưỡi voi. Nên đặt biểu tượng này quay về hướng Bắc để chế ngự năng lượng xấu từ hướng này.
Sự kết hợp của bốn viên kim cương này có nghĩa là thời tiết thuận lợi và thế giới hòa bình.
Quần thần làm thơ sỉ nhục Tứ Thiên Vương gặp ác báo
Mọi người vui vẻ tuân theo ý muốn của Ngô Tam Quế vui vẻ chấp bút. Thông qua những vần thơ ca ngợi Thần uy, quyền thế của bốn vị Thiên vương.Họ mong muốn tương lai sẽ mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
Ngô Tam Quế nghe xong rất hài lòng. Không ngờ, một vị quan án sát cũng làm một bài thơ rất lạ. Điều này khiến người ta sửng sốt, bài thơ được viết rằng:
“Kim Cang vốn là một nắm bùn,
Dương nanh múa vuốt đánh lừa mọi người.
Người ta nói ông là kiên cường,
Ông có dám tắm cùng ta không? !”
Ngô Tam Quế tức giận, lập tức hạ lệnh giết chết vị quan có chức trách không nhỏ đó. Khi đó dân tính thấy quan ám sát bị giết, không biết lý do nên bàn luận vô cùng sôi nổi.
Có một người biết rõ nội tình chia sẻ: “Vị quan án sát làm thơ nhục mạ Thần linh, nên bị Ngô Tam Quế giết chết”
Mọi người nghe thấy vậy đều nói: “Sỉ nhục Thần linh, nên giết, nên giết. Đây là báo ứng”.
Lợi dụng Phật Pháp kiếm tiền bất chính, miệt thị Thần Phật gặp ác báo
Yến Thông, hòa thượng hám tiền hơn tính mệnh
Vào thời Nam Bắc triều, trong cảnh nội Bắc Tề có một hòa thượng tên là Yến Thông. Dù là người xuất gia làm tăng ở chốn thanh tịnh nhưng không thể làm được tứ đại giai không (thế gian tất cả đều là hư vô).
Thực thế, ông ta yêu tiền như tính mệnh. Cho nên ông đã dùng trăm phương ngàn kế tích lũy kiếm tiền, nhất là vắt óc suy tính lợi dụng tín ngưỡng của mọi người với Thần Phật để phát tài kiếm tiền.
Ban đầu, ông ta đi hóa duyên khắp nơi. Ông thuyết phục mọi người quyên góp tiền để đúc tượng Phật. Ông còn nói với họ góp tiền sẽ tích được công đức. Bách tính khi đó đều tin Thần Phật nên người quyên góp rất nhiều. Sau đó, khi tiền quyên góp được nhiều, ông ta lấy một phần ngân lượng đúc một pho tượng Phật bằng đồng lớn.
Mọi người đã thấy thành quả của việc quyên góp tiền nên càng tin tưởng hơn vào những gì vị hòa thượng nói. Có rất nhiều thiện nam tín nữ thà nhịn ăn nhịn mặc tiêu xài. Họ phát tâm cúng dường Phật. Một số cầu xin con trai, cầu xin sự giàu có và một số để chữa bệnh …
Mỗi khi thấy thí chủ nào công đức càng nhiều, hòa thượng sẽ không bỏ lỡ cơ hội khen ngợi sự thành tâm. Ông cầu họ được Thần Phật bảo hộ và cầu được ước thấy. Tuy nhiên, trong tâm vị hòa thượng vẫn luôn mừng thầm vì ước mơ làm giàu sắp từng bước thành hiện thực.
Yến Thông bí mật lấy tiền quyên góp làm của riêng
Trên đời không có bức tường nào không có gió lọt, người ta dần dần biết được bộ mặt thật của vị hòa thượng và tâm hồn dơ bẩn xấu xa của ông ta. Vì thế, càng ngày càng ít người đến quyên góp tiền. Về sau hầu như đều truyền tai nhau nên không có ai lui tới quyên góp. Đương nhiên vì thế ông ta không thu được gì cả. Ông ta tức giận đến sôi máu. Mắt ông lúc nào cũng đỏ như bốc hỏa.
Hòa thượng Yến Thông sinh tâm độc ác, thù hận trong lòng. Ông tìm một cây gậy to, đập vào tượng Phật một cách hung hăng thô bạo. Trước khi vung gậy lên đánh vào tượng. Ông ta còn mở miệng oán hận mắng chửi tượng Phật. Ông oán trách sao không mang tiền bạc như trước đây cho ông ta.
Thần linh hộ pháp thực thi công đạo
Khi cây gậy đập trúng vào tượng Phật đột nhiên xuất hiện một vị Thần mặc kim giáp đứng trước mặt ông ta. Vị Thần thân cao hai thước. Đầu ngài đội mũ sắt và áo giáp vàng kim sáng chói lóa khiến người ta không thể nhìn thẳng.
Tay cầm mâu dài, giận giữ nhìn hòa thượng và lớn tiếng quát: “Ngươi đúng là kẻ suy đồi biến chất. Sao lại dám khinh nhờn Phật như vậy? Thật là tội đáng muôn chết”. Vừa dứt lời, vị Thần lập tức nhấc cổ vị hòa thượng lên. Sau đó dùng thiết trượng đánh tới tấp khiến ông ta thương tích đầy mình.
Hòa thượng Yến Thông lớn tiếng cầu xin Thần tha thứ. Tiếng kêu gào cầu cứu ầm ĩ tới nỗi bên trong bên ngoài phòng đều nghe thấy. Mọi người đổ xô tới xem và đều không khỏi sợ hãi trước chấp pháp như sơn của các vị Thần linh hộ pháp thực thi công đạo.
Sau khi bị đánh bầm dập khắp người, Thần liền quăng ông ta xuống đất và biến mất trước sự quan sát của mọi người.
Sau khi bị Thần Kim Giáp đánh, vết thương không những không lành mà càng ngày càng mưng mủ. Các vết loét to như quả đào, quả mơ, mủ chảy ra. Toàn thân sưng đỏ như bị lửa đốt. Hòa thượng than khóc cả ngày cả đêm. Ông ta chết dần chết mòn sau hơn một trăm ngày đau đớn như vậy.
Thần Phật từ bi mà uy nghiêm
Điều càng khiến người ta kinh ngạc khó tin hơn là khi hòa thượng hấp hối, căn nhà mà ông ta đang ở đột nhiên bị sụt lún. Sau đó, nhà vùi trong đất đá đến vài thước. Mọi người xung quanh khi đó đều tỉnh ngộ. Họ hiểu ra rằng người đã làm bại hoại uy danh của Phật Pháp này sẽ phải xuống địa ngục tiếp tục chịu ác báo.
Sự từ bi và uy nghiêm của Thần Phật là đồng thời tồn tại. Từ ba câu chuyện này có thể thấy, các mức độ khinh nhờn Thần Phật khác nhau sẽ phải chịu các loại báo ứng khác nhau.
Thần luôn bảo hộ, chăm sóc con người nếu nhân loại có tâm thiện lương. Khi con người tích đức hành thiện, sẽ được ban phúc báo. Nếu làm điều ác sẽ gặp ác báo. Điều đó cũng là để trừng trị và cảnh tỉnh con người.
Kiếp nhân sinh ngắn ngủi, đắc thân người không dễ. Vì vậy, hãy trân quý cơ hội có được thân người, dứt khoát không làm điều ác bởi sẽ gặp phải ác báo.