Thông thường khi chúng ta đưa ra một quyết định nào đó, hầu hết là do quán tính. Xin giới thiệu năm hiệu ứng vàng giúp bạn làm chủ suy nghĩ của mình.
Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi ngày từ sáng tới tối, mỗi người cần đưa ra khoảng 30.000 sự lựa chọn. Trong đó tới 90% là dựa vào quán tính, trong vô thức mà thực hiện.
Hy vọng rằng mọi người có thể rút ra được bài học từ 5 loại hiệu ứng tâm lý dưới đây; để nhận định được tâm lý của chính mình, không để bị ảnh hưởng bởi quán tính.
Hiệu ứng Brittan: Lựa chọn quyết đoán
Hiệu ứng Brittan là gì? là nói về những người thiếu quyết đoán. Khi đứng trước những sự lựa chọn họ thường lượng lự, khiến hao tổn thời gian và tiền bạc; thậm chí là làm lỡ cả những cơ hội tốt cho bản thân.
Một người tâm tính bất định, bất kể là có nhiều điểm mạnh đến mấy về các phương diện khác, thì cũng dễ dàng bị những người có tâm tính quyết đoán bỏ lại phía sau.
Arthur Schopenhauer nói: “Cuộc sống chính là một quá trình trải nghiệm, một quá trình thấu hiểu”.
Rất nhiều sự tình căn bản là không có sự lựa chọn nào là chính xác nhất. Thử nghiệm nó là động lực lớn nhất có thể đột phá chính mình.
Bạn phải tin rằng, bất luận là bạn lựa chọn như thế nào; chỉ cần kiên định không lay động mà thực hiện, kết quả chắc chắn sẽ không thể tệ được.
Nhưng nếu do dự bất định, bất cứ khi nào phát sinh những việc ngoài ý muốn, bạn đều sẽ cảm thấy nghi ngờ bản thân. So với việc “cố gắng làm tốt một việc”, thì có đủ dũng khí và năng lực “mang mọi việc đi làm thật tốt” càng có giá trị hơn.
Quyết đoán nắm bắt lấy cơ hội, xác định phương hướng để tiến bước; là đã có thể nắm được một nửa thành công rồi.
Hiệu ứng lồng chim: Đơn giản hóa mọi chuyện
James là giáo sư của đại học Harvard, ông đã đánh cược với một người bạn tên Carlson của mình rằng:
“Tôi có thể khiến anh nuôi một chim sau một thời gian ngắn”.
Mấy ngày sau, Jame tặng cho Carlson một chiếc lồng rất đẹp, rất tinh mỹ. Mọi chuyện bắt đầu từ chính chiếc lồng chim này.
Kể từ đó, mỗi khi nhà Carlson có khách đến chơi; nhìn thấy chiếc lồng chim, liền hỏi: “Giáo sư, con chim của ông chết lúc nào vậy?”
Lúc đầu Carlson còn cố gắng giải thích, nhưng khi phải giải thích hết lần này đến lần khác; cảm thấy phiền nhiễu vì điều đó đến mức không chịu nổi. Carlson bèn mua một con chim.
Khi cả hoàn cảnh bên ngoài lẫn nội tâm và tinh thần bên trong bị bao phủ bởi những bộn bề và công việc. Chúng ta sẽ dần mất cảm giác kiểm soát cuộc sống của chính mình.
Bởi vậy luôn làm chủ được bản thân, nhận biết được mọi việc một cách sáng suốt cũng là một loại trí tuệ không dễ đắc được.
Vậy nên, có những phép trừ trong cuộc sống, có thể cải đổi thành phép cộng. Chỉ cần đón nhận mọi thứ, đơn giản hóa những phiền phức. Bạn sẽ không còn bị mắc kẹt trong cái lồng chim kia, và có thể sống thoải mái hơn.
Hiệu ứng cực điểm: Kiên trì tới cùng
Băng quá 0℃ sẽ tan thành nước, nước quá 100℃ sẽ biến thành hơi. Tới điểm cực hạn, có thể biến đổi mọi kết quả, đây chính là hiệu ứng cực điểm.
Thông thường, khi thách thức càng lớn thì cơ hội cũng càng nhiều. Vượt qua quá khứ, là có thể chạm tới tương lai.
Có một câu nói rất hay: “Chỉ cần bạn không vứt bỏ hy vọng, hy vọng sẽ không bao giờ rời bỏ bạn”.
“Hành bách bộ giả bán cửu thập”, ý nghĩa là, chặng đường đi trăm bước, đến bước chín mươi vẫn là còn một nửa. Thật vậy, làm việc khó ở kiên trì, thành tựu cũng bởi có thể kiên trì tới cùng.
Vào lúc mệt mệt mỏi, lại phải bước trên đường dốc; nếu có thể tiếp tục kiên trì, thì có thể tới được một tầm cao mới.
Tiếp tục yêu thương, không ngừng rèn luyện chính mình, cuộc sống sẽ ban tặng bạn những điều tuyệt vời.
Hiệu ứng ám thị: Gợi ý tích cực
Hiệu ứng ám thị, chính là thông qua những gợi mở về tâm lý và ngôn ngữ; mà tác động tới suy nghĩ của người khác; khiến cho hành vi của họ phù hợp với nội dung gợi mở đó.
Ám thị tiêu cực làm cho cảm xúc con người trở nên tiêu cực, sa sút. Ngược lại, ám thị tích cực lại khiến con người trở nên tự tin hơn bội phần.
Trong cuốn sách “danh nhân thú sự “, có một câu chuyện thú vị nói về nhà văn Diệp Thánh Đào.
Ông Diệp mắc chứng mất ngủ kinh niên, mỗi khi thấy có quảng cáo cải thiện giấc ngủ; trong lòng lại vô cùng sốt ruột, bất an.
Bởi những quảng cáo đó không ngừng nhấn mạnh những tổn hại do chứng mất ngủ gây nên. Điều này làm cho ông càng thêm lo lắng, chứng mất ngủ cũng càng thêm trầm trọng.
Trước khi đi ngủ phải dùng ba viên thuốc ngủ mới có thể yên tâm chìm vào giấc ngủ. Nhưng ai mà ngờ được, thứ thuốc ngủ mà vợ đưa cho ông uống mỗi tối thực chất chỉ là mấy viên vitamin.
Vậy nên, đừng xem thường sức mạnh từ những hiệu ứng tích cực. Khi đối mặt với những khó khăn tưởng chừng như không thể, sự lạc quan chính là liều thuốc tốt nhất.
Trong định luật Murphy có nói: “Không có hoàn cảnh tuyệt vọng, chỉ có tâm thái tuyệt vọng”.
Hiểu được bản chất của ám thị, chúng ta sẽ tự biết truyền năng lượng cho chính mình; khơi dậy tiềm năng to lớn, thúc đẩy bản thân ngày càng tốt hơn.
Hiệu ứng The Cat Kick Effect: Quản lý cảm xúc
The Cat Kick Effect, hay còn gọi là “hiệu ứng đá mèo”. Đây là một loại lây lan cảm xúc tiêu cực tiêu biểu. Khi một người có tâm trạng tồi tệ, họ sẽ tìm cách phát tiết nó. Do đó, cảm xúc tiêu cực càng dễ lây lan hơn cảm xúc tích cực.
Có một câu chuyện, người cha vì công việc không suôn sẻ mà trong lòng buồn bực. Về đến nhà, nhìn thấy đứa nhỏ nhảy nhót trên ghế sofa liền mắng nó. Đứa nhỏ ấm ức, tức giận quay qua đạp con mèo một cái. Con mèo sợ hãi phóng nhanh ra cửa, băng qua đường. Đúng lúc một chiếc xe tải chạy qua, lái xe không kịp tránh; va phải một đứa trẻ đang chơi bên đường, gây ra tai nạn.
Sự lây lan của cảm xúc tiêu cực, giống như việc lật đổ quân cờ domino. Tùy ý phát tiết cảm xúc tiêu cực, sẽ tạo thành vòng tuần hoàn tiêu cực.
Để phòng ngừa loại hiệu ứng này, phương pháp tốt nhất không phải là đè nén cảm xúc mà là quản lý cảm xúc.
Lúc tức giận, để cho bản thân được bình tĩnh trở lại vài phần, hãy đến nơi vắng người hét to vài tiếng cũng là một cách.
Hiểu được năm loại hiệu ứng trên, chúng ta sẽ có thể làm chủ được suy nghĩ của chính mình, không còn dễ dành hành xử theo quán tính hay vô thức nữa.
Theo Aboluowang