Các triệu chứng đau bụng có thể khiến bạn khó phân biệt giữa những cơn đau thông thường và dấu hiệu sớm của những căn bệnh nguy hiểm như ung thư dạ dày…
Những bệnh lý dạ dày mãn tính như viêm loét dạ dày, viêm teo dạ dày hay polyp dạ dày đều có thể coi là dấu hiệu ban đầu của ung thư dạ dày. Những ai có tiền sử gia đình bị bệnh hoặc bản thân đã gặp các triệu chứng này cần đặc biệt cảnh giác, tránh để bệnh diễn tiến xấu.
Dưới đây là 5 dấu hiệu sớm cảnh báo sớm về ung thư dạ dày:
1. Đau bụng trên là triệu chứng ung thư dạ dày thường gặp nhất
Ban đầu đôi khi sẽ cảm thấy âm ỉ đau, thường được chẩn đoán là viêm dạ dày hay loét dạ dày… Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ung thư dạ dày.
2. Tức bụng trên, có cảm giác như no, nóng rát
Người bệnh cảm thấy đầy hơi, nóng rát, có thể được giảm tạm thời nhưng thường tái phát.
3. Những triệu chứng tiêu hóa không tốt như chán ăn, ợ chua
Biểu hiện qua cảm giác no sau khi ăn, kèm theo ợ nóng, khiến người bệnh có xu hướng ăn ít lại.
4. Đại tiện ra phân đen hoặc ra máu
Nếu không ăn các thực phẩm như cá hoặc đậu phụ mà phân có màu đen khi uống thuốc, cần đi khám sớm.
5. Gầy, yếu và thiếu máu cũng là nhóm triệu chứng thường thấy
Người bệnh thường xuyên cảm thấy yếu do mất máu và chán ăn, dẫn đến thiếu máu.
Khi dạ dày hay đường tiêu hóa có dấu hiệu bất thường thì nên kịp thời đến bệnh viện để nội soi dạ dày hay làm xét nghiệm để làm rõ nguyên nhân. Trước khi phát bệnh, phòng bệnh là cách làm đúng đắn nhất.
Thời gian biểu khoa học để bảo vệ dạ dày
7:00 Uống một ly nước ấm sau khi thức dậy
Giúp tuần hoàn máu và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Người bị táo bón có thể thêm mật ong vào nước.
8:00 Ăn sáng với đồ ăn nóng
Nhiều người bỏ bữa sáng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan và dạ dày. Bữa sáng cần đủ dinh dưỡng với các loại hạt, sản phẩm từ sữa, thịt, đậu, rau và trái cây.
12:00 Uống canh trước bữa trưa
Giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn nếu thức ăn khô và lượng nước bọt không đủ. Tuy nhiên, không nên ăn cơm kèm canh vì sẽ khó tiêu nếu không nhai kỹ.
19:00 Giữ tư thế thẳng đứng sau bữa ăn
Giúp tiêu hóa tốt hơn và hạn chế tình trạng trào ngược thực quản. Tránh vận động mạnh trong nửa giờ sau khi ăn.
22:00 Hạn chế ăn trước khi ngủ
Người khỏe mạnh không nên ăn khuya, đặc biệt là sữa hay nước ép, vì sẽ kích thích tiết axit dạ dày. Người bị loét dạ dày hoặc đã phẫu thuật có thể ăn nhiều bữa nhỏ, nhưng tránh ăn quá gần giờ ngủ.