Xã hội có một số kiểu người nên tránh: người nghèo hung hiểm; người có tâm nghèo nàn; người nghèo lười biếng; người nghèo cực đoan.
Ở xung quanh ta có một số người có hoàn cảnh sống không tốt, họ nghèo khó. Sự nghèo khó của họ thường đến từ gia cảnh, mức độ giáo dục. Trong số những người nghèo, có những kiểu người mà thực sự quan hệ với họ sẽ có thể có những rắc rối không cần thiết.
1. Người vì nghèo mà trở nên hung hiểm là kiểu người nên tránh
Một người có thể có một số cách làm giàu: có thể là nhờ chính công việc hàng ngày từ chuyên môn được học; hoặc có thể đầu tư, làm thêm các việc kinh doanh khác. Họ có thể làm giàu một cách đường đường chính chính. Tuy nhiên, có người lại phát tài theo cách “đói ăn vụng túng làm càn” để giàu có.
Kiểu người từ nhỏ không chịu khó học tập. Thời gian trôi đi, họ “học không hay, cày không biết”, lang bạt kiếm sống khắp nơi. Vì để có tiền mà bí quá hóa liều. Thậm chí làm những việc phạm tội. Những người này thuộc kiểu người vì nghèo mà sinh ra hung ác, nguy hiểm.
Người như vậy rất đáng sợ. Họ mang tới nguy hại lớn cho bất kể những ai đã kết giao và cho cả xã hội. Khi gặp phải kiểu người “nghèo” này thì chúng ta cần cách xa. Hành vi của họ là bất chính, nhất định sẽ gặp báo ứng. Bởi “lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó lọt”, cũng là một loại gieo gió gặt bão.
2. Kiểu người “tâm nghèo nàn”
Trong cuộc sống lại có kiểu người, họ không nghèo về vật chất mà nhân tâm họ nghèo nàn. Dù có tài sản hơn người nhưng đời sống cũng không vui vẻ. Kiểu người này vì đối nhân xử thế kém, hoặc bản thân thường làm những việc quá đáng nên bị mọi người xa lánh. Cuối cùng trở thành người cô độc.
Khi mọi truy cầu không được như ý, kiểu người này đi khắp nơi than phiền, kể tội oán trách người khác. Năng lượng tiêu cực bùng phát, cuối đời cuộc sống của họ trở nên ảm đạm.
Với kiểu người này thì chúng ta cũng nên tránh xa để không ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực từ họ. Nếu không dứt khoát đoạn tuyệt, cuối cùng “gần mực thì đen“, bản thân cũng trở thành người như vậy. Không những tự trong tâm ta cảm thấy mệt mỏi, mà bạn bè và người thân cũng sẽ theo đó gặp họa.
3. Kiểu người nghèo vì lười biếng
Trong xã hội còn tồn tại một kiểu người rất lười biếng. Số lượng kiểu người này khá nhiều. Họ không muốn phải làm việc. Cả ngày lo rong chơi, nhà cửa không dọn dẹp gọn gàng, thân thể thường xuyên nồng nặc mùi rượu. Những người này vì lười nhác, nên cuộc sống gia đình sa sút. Cuối cùng lâm vào cảnh bần hàn, nghèo túng.
Trong hoàn cảnh như vậy, họ không đi học một cái nghề để mưu sinh. Chỉ biết mượn rượu giải sầu, thậm chí sống cuộc đời độc thân. Tiếp xúc giao lưu với những người này không có nghĩa lý gì. Cái nghèo của họ là điều tất yếu phải xảy ra. Đây cũng kiểu người chúng ta nên tránh giao du.
4. Kiểu người nghèo cực đoan nên tránh
Lại có một kiểu người khác, bình thường họ có vẻ rất trung thực, không thích nói chuyện. Vì khả năng giao tiếp không tốt, họ không thích ra ngoài tìm công việc. Cuộc sống của họ từ đó dần trở nên khó khăn. Khi gặp họ, những gì có thể giúp đỡ người ta đều có thể giúp đỡ hết sức. Tuy nhiên trong số họ có một số người rất cực đoan.
Bởi tính cách cực đoan, khi va vấp chuyện trái ý họ dễ bị kích động. Cộng thêm khó khăn trong cuộc sống khiến họ có biểu hiện tự ti. Những người như thế này tính cách nóng nảy, khí khái, tự ái cao. Đồng thời do cuộc sống vất vả, chịu sự bắt nạt vô cớ của người khác thường làm cảm xúc bị đè nén của họ tới một thời điểm nhất định sẽ bùng phát.
Khi gặp người có kiểu tính cách này, chúng ta không nên tùy ý làm nhục họ. Một khi lời nói cử chỉ của họ tới mức cực điểm giới hạn, sự hung hãn của họ bùng phát lên, e rằng đến cơ hội bỏ chạy của bạn cũng không có. Bởi vậy, gặp phải nhóm người này, cần dùng cử chỉ thân thiện đối đãi. Cũng không nên qua lại thân thiết.
Lời bình
Xã hội phức tạp, luôn tồn tại một số kiểu người như vậy và như vậy. Bởi vậy, trong khi đối nhân xử thế, chúng ta cần tuân theo giới hạn “tử tế” của bản thân.
Trong đối nhân xử thế rất cần sự chân thành. Theo đó, chúng ta cũng phải có năng lực nhận định nhất định. Đối với những người chúng ta cho rằng không nên quá gần gũi, thì tốt hơn hết nên tránh xa. Đây không phải là một loại trốn tránh, mà là một phương pháp và quy luật đúng đắn trong ứng xử.
Nếu chúng ta gặp 4 kiểu người “nghèo” nàn về nhận thức như trên. Từ họ phát ra nguồn năng lượng rất tiêu cực, thì tốt nhất, chúng ta nên tránh xa.
Theo Aboluo Wang