Nhận định phân biệt một con người, từ cổ tới nay luôn là một phương diện được nhiều bậc hiền triết chú ý. Vậy làm sao để đoán định tính cách một người, hãy cùng tìm hiểu bốn cách nhìn người của Khổng Tử.
Xem xét thái độ đối đãi với cha mẹ
Khổng Tử, nhà sáng lập học phái nho gia, từ thời kỳ đầu đã sáng lập ra “Nhân học”; mà “Hiếu” là một trong những nội dung quan trọng nhất của nhân. Ông nói, “Hiếu đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bản dữ”; nghĩa là: Hiếu lễ là cái gốc của đạo làm người.
Theo nhìn nhận của Khổng Tử; hiếu thuận với cha mẹ, kính yêu anh em; là một trong những nền tảng cơ bản thực hiện nhân đức và đạo hiếu. Tuy nhiên, khó tránh khỏi có những người đối đãi không tốt với cha mẹ. Đây cũng trở thành tiêu chuẩn quan trọng nhất để nhìn nhận về người khác.
Thái độ đối với người yếu, cũng chính là so với địa vị thấp hơn mình
Một người thực sự có giáo dưỡng, sẽ không thông qua việc “ức hiếp” người yếu hơn mình để đề cao bản thân. Về điều này, Khổng Tử thuyết: “Nguy tường tức đảo, ký vô phù, nhiên tắc vô thôi thậm thiện”.
Nghĩa là: “Khi nhìn thấy một bức tường sắp đổ; nếu không thể đi giúp để đỡ, không đẩy chính là một loại thiện lương. Tương tự, khi nhìn thấy người yếu đuối, bạn không giúp đỡ họ có thể nói là giữ an phận. Tuy nhiên nếu không những không giúp đỡ; mà còn kéo người ta xuống và giẫm đạp lên, thì chính là không tử tế, phẩm hạnh thấp kém. Vì vậy, nhìn thấy một người có đáng để mình kết thân hay không; cần quan sát thái độ của họ đối với người yếu đuối hơn như thế nào.
Nhìn xem họ như thế nào đối với lợi ích trước mắt
Đối với phương diện lợi ích, Khổng Tử chưa bao giờ phản đối việc người ta theo đuổi tiền bạc; mà còn rất hiểu bản tính theo cái lợi, tránh cái hại của nhân loại. Tuy nhiên từ trước tới nay; ông cũng thường xem xét thái độ của con người đối với tiền bạc.
Ông nói:”Phú dữ quý, thị nhân chi sở dục dã; bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất xử dã”; nghĩa là: Tiền bạc phú quý là những thứ mọi người đều muốn. Đây là dục vọng của con người, là thường tình của con người. Tuy nhiên, nếu phương pháp để có được nó, cũng chính là “đạo” này không đúng, thì tiền bạc này không thể cầu và muốn. Rốt cuộc “Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo”; ý nói: Người quân tử coi trọng của cải nhưng lấy của cải phải đúng đạo lý.
Của cải và địa vị là thứ mà mọi người mong muốn có được,. Nhưng nếu như không phải là dùng cách có Đạo mà được, thì người quân tử sẽ không nhận. Bần cùng và thấp hèn là thứ mà mọi người chê ghét. Nhưng nếu không phải là dùng cách có Đạo mà thoát khỏi nó, thì người quân tử cũng sẽ không thoát khỏi.
Người quân tử một khi rời khỏi Đạo thì sao có thể thành tựu được thanh danh tốt đây? Cho nên, người quân tử dù ở trong thời gian ngắn là ăn một bát cơm cũng không rời khỏi Đạo; ngay cả lúc vội vã hay lúc trôi dạt khắp nơi cũng là như thế. Nhìn nhận một người có đáng kết giao hay không, hãy quan sát cách họ thu được lợi ích như thế nào.
Có thái độ gì với những lời đã hứa
Khổng Tử nói: “Ngôn nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã” nghĩa là: Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc.
Lời hứa đối với mọi người đều rất quan trọng. “Quân tử nhất ngôn tứ mã nan truy”, một lời khi đã nói ra, thì cần nói được làm được, đừng nên nói một đằng làm một nẻo. Nếu không sẽ khiến mọi người cảm thấy đến điều cơ bản nhất là giữ lời hứa bạn cũng không làm được, nên sẽ tránh ngày càng xa bạn.
Trong cuộc sống, có thể nhìn rõ một người là một điều vô cùng quan trọng. Mong rằng 4 phương pháp nhìn người của Khổng Tử này có thể giúp ích cho bạn.
Theo Aboluowang