Đối với những người suốt ngày chỉ vùi đầu vào khoa học thực chứng, dự ngôn là điều rất khó chấp nhận. Thực ra lưu truyền dự ngôn là một cách để cảnh báo, nhắc nhở con người thế nhân về những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai.
Mỗi dự ngôn đều có phương thức lưu truyền đặc biệt. Thường gặp nhất là các dự ngôn được truyền trong các tôn giáo, chiêm bói. Ngoài ra còn có nhiều hình thức xuất hiện đặc biệt, bảo tồn đặc biệt.
- Những tảng đá dự ngôn ẩn chứa thiên cơ
- Dự đoán năm 2021: Bệnh dịch toàn cầu tàn khốc hơn, trận đại chiến giữa thiện và ác
Dự ngôn là gì?
Dự ngôn là những lời cảnh báo, tiên lượng về những sự việc lớn sẽ xảy đến trong tương lai. Thường dự ngôn sẽ không nói thẳng điều gì sẽ xảy ra mà có thể thông qua các bài thơ, câu chuyện để truyền tải những cảnh báo cần thiết cho con người.
Hầu như các lời dự ngôn đều thông qua ngôn ngữ ẩn ý để biểu thị. Một người bình thường, nếu không có khả năng siêu xuất sẽ không cách nào lý giải và hiểu được nội hàm của những lời dự ngôn dù có được nó.
Kỳ thực, đây là một loại khoa học cao hơn mà nhân loại chưa nhận thức đến. Để có thể tiên đoán tương lai một cách chuẩn xác, các nhà dự ngôn thời cổ đại có lẽ đã tu xuất được các loại công năng. Hơn nữa, thân tâm phải ở một cảnh giới cao khác với phàm trần.
Từ đó, người ta có thể thông qua các cách nhận thức khác nhau để lý giải quan hệ nhân sinh, quy luật biến hóa vận hành của xã hội và vũ trụ. Đồng thời, người tầng thứ khác nhau có những giải thích khác nhau.
Mục đích lưu truyền của những dự ngôn
Tác dụng bề mặt chủ yếu của dự ngôn chính là để thức tỉnh, khuyên răn con người thế gian. Cũng có nghĩa là thông qua sự dự đoán chính xác tương lai. Vận mệnh của nhân loại trong u minh đều đã được an bài. Tất cả đã được đắc định từ đó khiến người ta có thái độ tôn kính và tu tâm hướng thiện.
Ngoài ra,dự ngôn răn dạy người ta không nên cuồng vọng, tự đại, phóng túng dục vọng bản thân. . Những lời dự ngôn còn tiết lộ thiên cơ. Nhờ đó khiến chúng ta có thể nhận thức chân tướng vũ trụ. Những nhà dự ngôn khi viết điều gì đó đều vô cùng thận trọng.
Ví dụ, Trong Khóa thứ 8 của “Mã Tiền Khóa”, Gia Cát Lượng tiên đoán về triều Minh. Trong đó viết: ““Nhật nguyệt lệ thiên, Kỳ sắc nhược xích, Miên miên diên diên, Phàm thập lục thế”. “Nhật nguyệt lệ thiên” là cách đố chữ. Chữ “Nhật” (日) thêm chữ “nguyệt” (月) thành chữ Minh (明), chỉ triều đại Minh. Chữ “xích” trong “Kỳ sắc nhược xích” là mang ý sắc đỏ thẫm. Điều này ám chỉ thiên hạ nhà Chu. “Miên miên diên diên, Phàm thập lục thế”, có nghĩa là triều Minh truyền được tổng cộng 16 đời Hoàng đế.
Dự ngôn có phải là khoa học?
Dự ngôn có thể dự đoán chính xác sự việc vài trăm năm sau, vài ngàn năm sau. Thậm chí những sự việc xa xôi hơn nữa chưa phát sinh. Chúng ta nói phạm vi của dự ngôn, nhỏ là thay đổi trong thời gian ngắn của một người nào đó. Tương lai một vật nào đó, lớn thì có thể nói đến cả một dân tộc, nhân loại. Thậm chí sự biến đổi trong một phạm vi nhất định của vũ trụ
Những dự ngôn nổi tiếng thì có tính chân thực và tính chính xác cực cao. Về mặt này, dự ngôn là liên quan đến khoa học và ở cảnh giới cao thâm hơn.
Có rất nhiều dự ngôn nổi tiếng với tính chính xác cao trong lịch sử. Điều đó đủ để chứng minh sự đúng đắn của các dự ngôn. Những điều mà dự ngôn đề cập đến đã vượt qua phạm vi khả năng của khoa học ngày nay.
Không chỉ có dự ngôn, rất nhiều thứ được bảo tồn trong văn hóa cổ xưa đều vượt qua trình độ khoa học kỹ thuật ngày nay. Từ lịch pháp thiên văn của người Maya cho đến học thuyết về kinh lạc trong y học…
Các phương thức lưu truyền của dự ngôn
Lưu truyền trong tôn giáo
Hầu hết trong các tôn giáo chính thống, đều có dự ngôn về ngày nay. Ví dụ trong Thánh Kinh của Cơ Đốc giáo, đều có những dự ngôn… Những dự ngôn này được lưu truyền rộng trong các giáo đồ của họ. Nó có thể giúp tín đồ tìm tự cứu độ bản thân vượt qua nguy hiểm trong thời mạt kiếp.
Khẩu truyền tâm thụ
Mỗi dân tộc đều có những điều tương tự như dự ngôn. Trong lịch sử Trung Hoa, nhiều dự ngôn được lưu truyền tại dân gian để răn dạy con cháu. Những dự ngôn này không phải chỉ là những lời nói viển vông. Tất cả đều là của những người có công năng đặc biệt. Họ nhìn thấy đại sự lớn sẽ xảy ra trong tương lai nên lưu truyền cho đời sau.
Lưu truyền dự ngôn thông qua hình thức quẻ bói
Chủ yếu là “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng. Đây vừa là quẻ bói, vừa là một lời tiên tri. Trong khi các quẻ dịch được lưu truyền, những lời tiên tri dự ngôn cũng được truyền bá.
Thông qua thư tịch, sách vở
Ví dụ bảy đại dự ngôn thời Trung Quốc cổ đại: Thiêu Bính Ca, Thôi Bối Đồ, Càn Khôn vạn niên ca, Mã Tiền Khóa, Mai Hoa Thi, Tàng Đầu Thi, Hoàng nghiệt thiền sư thi. Những dự ngôn này đều dễ bị hậu thế cho rằng đó là điều bịa đặt.
Xuất hiện vào thời kỳ đặc biệt
Ví dụ Kim Lăng Tháp bia văn của Lưu Bá Ôn được phát hiện vào năm 1927 khi quân đội Trung Quốc tiến vào Nam Kinh. Ngoài ra còn có “Thiểm Tây Thái Bạch Sơn Lưu Bá Ôn bi văn”. Ông vô tình được phát hiện sau một trận động đất. Vài năm trước nó mới được lưu truyền trong dân gian. “Lưu Bá Ôn bia ký” dự ngôn một trận đại dịch sẽ xảy ra. Nó còn điểm hóa thế nhân làm sao để hóa giải. Do đó, nó được nhân loại ngày nay ca tụng là “Cứu kiếp bia ký”.
Những loại dự ngôn xuất hiện bằng phương thức đặc biệt như vậy, càng khiến một số nhà khảo cổ học hoặc thế nhân dễ dàng tin tưởng vào tính chính xác của nó.
Bảo tồn bằng phương cách đặc biệt
Vào năm 2002, tại xã Chưởng Bố huyện Bình Đường tỉnh Quý Châu, người ta phát hiện ra một tảng đá nứt đôi. Trên mặt của vách nứt có hiện lên 6 chữ “Trung Quốc Cộng sản đảng vong”. Với chữ “Vong” có phần mờ hơn so với các chứ còn lại. Vì thế người dân ở đây đã đặt cho tảng đá này cái tên “Tàng Tự Thạch” .
Tháng 8/2003, huyện Bình Đường đã mời một chuyên gia địa chất tỉnh Quý Châu để điều tra về Chưởng Bố. Người sau đó đã viết một báo cáo chi tiết về cuộc khảo sát. Báo cáo khẳng định rằng “Tàng Tự Thạch” đã rơi xuống từ một vách núi cao về phía thung lũng sông của Chưởng Bố.
Rất nhiều người nhìn nhận tính chuẩn xác của dự ngôn chẳng qua chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Phần lớn người có thái độ này căn bản do bản thân họ không tin, thậm chí hoài nghi. Một số người trong giới tri thức còn chế giễu, chê cười dự ngôn, cho rằng đó là sự mù quáng. Nhưng sựu thật lịch sử đã chứng minh, dự ngôn là khoa học cao hơn.
Theo Sound of hope