Người xưa tôn kính Thần Phật, vẫn thường nhẩm niệm Kinh Phật khi đối diện với thảm họa nhằm tai qua nạn khỏi, điều này vốn không có gì là bí ẩn. Hiện nay, trong lúc đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp nơi, người ta đang không ngừng truyền tai nhau về “cửu tự chân ngôn” có tác dụng đẩy lùi virus corona, bạn đã từng nghe đến chưa?
Một lòng kính Phật được bảo hộ
Trong “Biện chính luận” có ghi chép lại một câu chuyện như sau, vào thời nhà Tấn, có một người tên là Trúc Trưởng Thư rất tôn kính Thần Phật. Hàng ngày đều dốc lòng niệm kinh Quan Thế Âm.
Khi về già, ông sống trong thành Ngô Trung. Một ngày nọ, một đám cháy lớn bùng phát trong thành. Những ngôi nhà được xây dựng nối liền nhau, nên ngọn lửa đã mau chóng lan nhanh và thiêu rụi mọi thứ. Nhà của Trúc Trưởng Thư lại thuận hướng gió nên khả năng cao là sẽ bị ngọn lửa thiêu cháy mà không có cách nào tránh được.
Không còn cách nào khác, ông liền thành kính hướng tới Quan Thế Âm và bắt đầu nhất tâm niệm kinh. Ngọn lửa thì vẫn đang không ngừng tiến đến gần nhà của Trưởng Thư. Đột nhiên thì gió ngừng thổi và lửa tắt. Người dân xung quanh nhà Trưởng Thư ai nấy đều kinh ngạc. Làm sao một đám cháy lớn như vậy lại có thể tự dập tắt được?
Thành tâm niệm kinh Quan Thế Âm
Vào lúc ấy, có một thiếu niên hay gây rối, khi chứng kiến hiện tượng kỳ lạ này thì rất kinh ngạc. Nửa đêm hôm sau, đợi khi có cơn gió mạnh thì cậu châm lửa vào nhà của Trưởng Thư. Nhưng cả 4 lần châm lửa thì đều bị dập tắt một cách thần kỳ. Cậu thiếu niên thấy vậy thì không khỏi kinh hãi.
Rạng sáng ngày hôm sau, cậu ta tới bái lạy và thừa nhận việc làm sai trái của mình với Trưởng Thư. Trưởng Thư nói với cậu ta: “Ta không có thần thông gì cả, chỉ là ta thường nhẩm niệm kinh Quan Thế Âm. Vì thế ta luôn được bảo hộ khi có việc không may xảy ra”.
Thoát khỏi Covid-19 nhờ niệm ‘cửu tự chân ngôn’ (9 chữ chân ngôn)
Vào tháng 3/2020, bà Osnat Gad, một nữ thương nhân kinh doanh trang sức người Do Thái sống ở Long Island (Mỹ) đã không may mắc phải Covid-19 và phải nằm liệt giường tại nhà. Trong lúc thập tử nhất sinh thì bà được một người bạn khuyên niệm “Cửu tự chân ngôn” (9 chữ chân ngôn): Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo. Nhờ vậy mà bà đã thoát khỏi Covid-19 và sức khỏe hồi phục hoàn toàn.
Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times vào ngày 18/5, bà đã nói về nỗi sợ hãi lúc đó: “Nỗi sợ không thể thở được là rất lớn. Bởi vì bạn ở một mình và không có người thân bên cạnh. Tôi đang nghĩ, nếu tôi không thể thở nổi trong vài phút tới; tôi cũng không thể gọi bất kỳ ai đưa tôi đến bệnh viện. Bởi vì tôi bị nhiễm virus, họ cũng sẽ bị lây bệnh theo; nỗi sợ lây nhiễm cho người thân luôn giày vò tôi”.
Bà kể rằng, vào một ngày cuối tháng 4/2020, một người bạn của bà tên là Anna – một học viên Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) sau khi gọi điện và biết được tình hình của bà, Anna đã nói bà niệm ‘9 chữ chân ngôn’: Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo.
Sức khỏe cải thiện nhanh chóng
Vì lúc đó không còn cách nào khác, nên bà đã thử niệm theo lời của người bạn. Và thật bất ngờ khi bà có thể thở tốt hơn khi niệm 9 chữ này. Tối hôm đó bà cũng có một giấc ngủ thật ngon. Đến sáng ngày hôm sau thì bà đã cảm thấy khỏe hơn rất nhiều.
Bà tiếp tục niệm sau vài tuần thì phát hiện ra, 9 chữ chân ngôn không chỉ giúp bà thoát khỏi Covid-19, mà bệnh tim và các triệu chứng khác trong quá khứ của bà cũng biến mất. Bà nói:
“Tôi muốn nói rằng, câu Khẩu quyết này không chỉ chữa khỏi cho tôi một căn bệnh. Tôi mắc nhiều loại bệnh, như bệnh tim, v.v. Nhưng tất cả các triệu chứng xấu đã biến mất. Câu Khẩu quyết này đối với những người có vấn đề về hô hấp; những người có vấn đề về mạch máu; đối với tất cả mọi người, tôi dám nói rằng đối với bất cứ ai nó đều có chỗ tốt; không chỉ với bệnh nhân nhiễm Covid-19, mà đối với bất cứ ai cũng đều tốt”.
Bạn đọc có thể đọc bài viết đầy đủ về trường hợp của bà Osnat Gad tại đây
Cửu tự chân ngôn là gì? Và từ đâu lại có nó?
Kể từ tháng 01/2020, đã có báo cáo về những bệnh nhân mắc Covid-19 cải thiện đáng kể hoặc hồi phục hoàn toàn sau khi liên tục niệm “Cửu tự chân ngôn”- Chín Chữ Chân Ngôn từ môn khí công cổ truyền Trung Quốc có tên là Pháp Luân Công. Chín Chữ Chân Ngôn này chính là: 法輪 大法 好, 真善忍 好. Dịch ra nghĩa là: Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo.
Pháp Luân Công hay Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công thiền định cổ xưa của Trung Quốc để cải thiện toàn diện cơ thể, tâm trí và tinh thần. Các bài giảng của Pháp Luân Công tập trung vào nguyên lý vũ trụ là “Chân-Thiện-Nhẫn.”
Kể từ lần đầu tiên ra mắt công chúng vào năm 1992, Pháp Luân Công đã trở nên cực kỳ phổ biến. Do những lợi ích về sức khỏe của môn khí công này, đến năm 1999 đã có khoảng 100 triệu người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại lục và hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới.
- Ba người mắc Covid-19 khỏi bệnh thần kỳ nhờ niệm 9 chữ chân ngôn
- Chuyên gia y học lý giải về nguồn gốc sức mạnh của “Chín chữ chân ngôn”
9 chữ chân ngôn mang lại hiệu quá đáng ngạc nhiên
Để tìm hiểu xem việc niệm 9 chữ chân ngôn có hiệu quả về mặt thực tế đối với Covid-19 hay không, một nhóm các nhà nghiên cứu toàn cầu đã xem xét và phân tích một cách có hệ thống các báo cáo của 36 trường hợp bệnh nhân bị nhiễm SARS-CoV-2 thành tâm niệm 9 chữ chân ngôn của Pháp Luân Công. Bệnh nhân đến từ sáu quốc gia và sáu dân tộc. 2/3 bệnh nhân đến từ Trung Quốc. Một phần ba còn lại đến từ các quốc gia châu Á khác, châu Âu và Hoa Kỳ.
Phân tích y học cho thấy sự cải thiện lâm sàng đáng kể và nhanh chóng ở những bệnh nhân này sau khi họ niệm 9 chữ chân ngôn của Pháp Luân Công. Tất cả 36 trường hợp đều cải thiện triệu chứng và gần 3/4 trong số họ khỏi bệnh hoàn toàn. Thời gian trung bình để cải thiện triệu chứng là một ngày và để phục hồi hoàn toàn triệu chứng là ba ngày. Điều đáng nói là 10 trong số 11 trường hợp nặng đã hồi phục hoàn toàn và trường hợp còn lại cải thiện đáng kể.
Bạn đọc có thể xem nghiên cứu đầy đủ tại đây.
Trong tình huống dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thuốc điều trị và vaccine COVID-19 vẫn còn nhiều hạn chế. Việc niệm 9 chữ chân ngôn có thể là một lựa chọn có lợi cho bệnh nhân và những người khỏe mạnh có nguy cơ, bên cạnh các biện pháp thông thường.
Theo Chánh kiến