Site icon Nguyện Ước

Hiện tượng trăng máu dưới cái nhìn từ văn hóa truyền thống

Hiện tượng trăng máu

Mặt trăng máu trong truyền thuyết cổ đại của phương Đông đại biểu cho Thiên tượng hung hiểm, sợ rằng sẽ xảy ra Thiên tai nhân họa. (ảnh: trithucvacongdong)

Hiện tượng “trăng máu” là điềm xấu liệu có phải là mê tín? Lật lại các tư liệu lịch sử Trung Hoa, trăng máu được coi là dấu hiệu của tai họa. Trên địa cầu sẽ có nhiều biến hóa mới, động đất, sóng thần, hồng thủy, sấm chớp, mưa bão, núi lửa, cuồng phong, các loại ôn dịch, tai họa, v.v. Giữa các quốc gia, giữa con người với nhau sẽ chinh chiến bất đoạn. Bởi lẽ, mặt trăng nguyên là thuộc Âm, chính là chủ sát. Màu đỏ đại biểu tia máu ngút trời. Như vậy, thế giới sẽ xảy ra sự kiện gây tử vong rất nhiều người

Ngày 26 tháng 5 năm 2021 là ngày trăng tròn lớn nhất trong năm 2021. Mặt trăng vừa vặn đạt tới cực cận. Bầu trời xuất hiện một “siêu trăng” lớn hơn bình thường 14% và sáng hơn 30%. Đồng thời đi kèm với đó là “trăng máu” trở thành kỳ quan thiên văn “Siêu trăng máu”. Tại Trung Quốc Đại Lục, Đài Loan, Hồng Kông đều có thể nhìn thấy nhật thực. Đồng thời quanh khu vực Thái Bình Dương đều nhìn thấy “siêu trăng máu” lần này. New Zealand có thể nhìn thấy toàn bộ quá trình nguyệt thực.

Trăng máu (huyết nguyệt) là gì?

Trăng máu là một loại kỳ quan thiên văn xảy ra trong quá trình nguyệt thực toàn phần. Khi nguyệt thực xảy ra vào ngày trăng tròn, mặt trăng sẽ bị bóng tối của trái đất che khuất hòn toàn. Ánh sáng đỏ quang phổ có thể xuyên qua bầu khí quyển của trái đất.

Trăng máu là dấu hiện của Thần xuất hiện như để cảnh báo, nhắc nhở con người trước thiên tai, địch họa. (Ảnh: Pixabay)

Mặt trăng máu” là một kỳ quan thiên văn trong thời gian nguyệt thực toàn phần. Khi nguyệt thực toàn phần xảy ra vào ngày trăng tròn. Lúc này mặt trăng bị bóng trái đất che khuất hoàn toàn. Ánh sáng đỏ trong quang phổ có thể xuyên qua bầu khí quyển của trái đất. Ánh sáng đỏ khúc xạ được phản xạ lên mặt trăng làm cho mặt trăng tròn có màu đỏ sẫm. 

Ngày 26 tháng 5 năm 2021, xảy ra nguyệt thực toàn phần. Mặt trăng vừa vặn đi qua điểm gần trái đất nên trăng máu lần này sẽ lớn hơn so với bình thường. Hiện tượng này được gọi là “siêu trăng máu”. 

Hiện tượng trăng máu trong văn hóa Trung Hoa

Từ rất sớm, xác thực văn hóa truyền thống Trung Hoa đã đề cập tới hiện tượng này. Nó thuộc loại dị tướng của mặt trăng. Đa phần thường dùng các từ ngữ như: Nguyệt Xích, Xích khí phúc nguyệt hoặc Nguyệt như huyết quang để hình dung, miêu tả.

Trong “Thiên văn chí” của các tư liệu lịch sử cũng đều có ghi chép quan sát sự biến đổi của mặt trăng. Cũng có nhiều ghi chép về “trăng máu”. Còn có tác phẩm chuyên môn chiêm bói về mặt trăng. Ví dụ như “Ất Tỵ Chiêm” của Lý Thuần Phong và “Chu Dịch yêu chiêm” của đại sư dịch học Kinh Phòng thời Tây Hán đều có ghi chép về hiện tượng trăng máu.

“Chu Dịch yêu chiêm” coi mặt trăng biến thành màu đỏ là dấu hiệu của tai nạn. Nhất là thảm họa chiến tranh và hạn hán: “Nguyệt biến sắc… Xích vi tranh dữ binh “; “Xích khí phúc nguyệt, như huyết quang, đại hạn, nhân dân cơ thiên lý ” .

Từ rất sớm, xác thực văn hóa truyền thống Trung Hoa đã đề cập tới hiện tượng này. Nó thuộc loại dị tướng của mặt trăng.(ảnh: baotintuc.vn)

Ất Tỵ Chiêm quyển thứ hai của Lý Thuần Phong có phần “Nguyệt Chiêm”. Nghĩa là nhìn vào hình dáng mặt trăng để chiêm bói việc quốc gia đại sự. Ông nói “Nếu mặt trăng biến sắc, sẽ có tai ương”, “Màu đỏ là của chiến tranh và binh đao”. Cũng chính là nói khi mặt trăng biến dạng và có màu đỏ đất nước sẽ xảy ra chuyện binh đao, tranh đoạt chính quyền.

Trăng máu trong lịch sử dự báo tai ương có phải mê tín?

Trong Ất Tỵ Chiêm có nói: “Nguyệt phạm thực tham, quý thần tru, xích địa thiên lý, kỳ quốc đại cơ, nhân dân tương thực”. Nghĩa là khi nguyệt thực thâm nhập vào các hành tinh, lại xuất hiện màu đỏ. Khi đất cằn ngàn dặm, trong nước sẽ xuất hiện nạn đói lớn. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới người dân ăn thịt lẫn nhau. Quan điểm này cũng tương đồng với “Chu dịch yếu chiêm” của Kinh Phòng.

Trong “Hậu Hán Thư Ngũ hành lục” có viết: Khi bất kính với Thiên thần, hành sự trái với thiên đạo, thì mặt trăng sẽ biến thành màu đỏ. Nguyên gốc: “Sự thiên bất cẩn, tắc nhật nguyệt xích”. 

Trong “Ngụy Thư. Nhất bái ngũ” có viết: “Thiên nhật nguyệt tinh biến, biên niên tổng hệ ngụy cập nam triều họa cữu”, nghĩa là: Sự biến đổi của mặt trời, trăng, sao trong lịch sử Nam Bắc triều có liên quan tới thiên tai, thảm họa. 

Trong “Tống Thư chí đệ thập lục·thiên văn hạ” có viết: Mặt trăng biến sắc sẽ có tai ương. Khi trở thành màu đỏ là dấu hiệu của binh đao chiến tranh. Hơn nữa còn có hạn hán. 

Hiện tượng trăng máu thể hiện tư tưởng Thiên nhân hợp nhất

Nguyệt thực toàn phần lần này trùng với thời điểm Mặt Trăng tiến đến điểm gần Trái Đất nhất

Trong lịch sử các triều đại đều chú ý tới quan hệ đối ứng giữa trời và người. Lấy đó làm căn cứ để các bậc đế vương thi hành các phương pháp chính trị. Từ thời thượng cổ, từ rất sớm có cuốn sách chuyên về thiên văn là “Chu bễ toán kinh“.

Các quan ghi chép sử quan sát sự biến hóa vận hành của thiên tượng đối ứng với thay đổi của mặt trăng, mặt trời và các vì sao. Đây là căn cứ tổng kết do các nguyên tắc cai trị nào và có thể dùng đó để dự đoán sự phát triển của lịch sử tương lai.

Ví dụ: Trong “Nam tề thư. Chí đệ tứ·thiên văn thượng” có ghi chép về trăng máu và binh biến: “Vĩnh thái nguyên niên tứ nguyệt quý hợi, nguyệt thực , sắc xích như huyết”. Năm đầu Vĩnh Thái là năm cuối cùng Nam Tề Minh Đế tại vị, tháng tư năm đó xuất hiện trăng máu. Ba ngày sau Đại Tư Mã cử binh làm loạn. Trong tháng năm, Tề Minh Đế chết. 

Trong sách này còn có một ghi chép: Vào năm nguyên niên Vĩnh Nguyên Đông Hôn Hầu triều đại Nam Tề xuất hiện trăng máu vào tháng 8. Sử An Vương Tiêu Dao Quang khởi binh bị giết. Hai năm sau, Đông Hôn Hầu bị một quan lại khác khởi binh làm loạn giết chết. 

Trong thời hiện đại ngày nay, có ví dụ về hiện tượng trăng máu xuất hiện vào năm 1949, Trung Quốc Đại lục xảy ra biến đổi lớn. Liên Xô giúp đỡ Trung Cộng cướp đoạt chính quyền.  

Văn hóa truyền thống chỉ cách thoát khỏi kiếp nạn trăng máu

Đại kiếp nạn là do Thần an bài. Vì thế sổ sinh tử trong dân gian thường lưu truyền là có thật (ảnh: nhân sinh)

Văn hóa Trung Hoa giảng Thiên nhân hợp nhất. Điều này đặc biệt thể hiện rõ ràng trong biểu hiện của các hiện tượng thiên văn. Kinh dịch học gia Lưu Hướng thời Tây Hán cho rằng: Nhật thực, nguyệt thực và các ngôi sao nghịch hành. Tất cả đều không phải là trạng thái thái bình. Từ vương triều nhà Chu suy vong tới nay, việc đời thế gian nhiều biến loạn, tiêu chuẩn đạo đức xuống dốc. Từ đó xuất hiện các dị tướng thiên văn tương ứng. 

Một cá nhân nếu gặp phải dị tướng này cần phải làm gì? Trong Sử Ký của Thái Sử Công lưu lại lời khuyên trí huệ: “Thái thượng tu đức, kỳ thứ tu chính, kỳ thứ tu cứu, kỳ thứ tu nhương, chính hạ vô chi”. Nghĩa là: Để tránh khỏi những tai họa không may mắn, tu đức là biện pháp tốt nhất. Những biện pháp bổ trợ hoặc xua đuổi tà cầu bình an không có tác dụng. 

Khi thiên tai nhân họa ập đến, bằng cách quy chính lại hành vi và tư tưởng bản thân. Không ngừng nâng cao tiêu chuẩn đạo đức đồng hóa đặc tính của vũ trụ. Như thế, con người mới có thể an toàn vượt qua đại nạn. 

Theo Aboluowang