Site icon Nguyện Ước

Dự ngôn về sự xuất hiện của đại tượng Phật không đầu

Dự ngôn về sự xuất hiện của tượng Phật khổng lồ

Những sự việc được cao tăng Lưu Tát Kha dự đoán cuối cùng đều ứng nghiệm. Nổi tiếng nhất là lời dự ngôn về tượng Phật trên núi Ngự Dung (ảnh minh họa: Pinterest).

Thời Đông Tấn có một vị cao tăng có pháp danh Thích Tuệ Đạt. Ông có năng lực siêu phàm, có thể dự đoán tương lai. Nổi tiếng nhất là dự ngôn về đại tượng Phật không đầu ở Trung Quốc.

Ông là một trong những tăng nhân đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc tới Ấn Độ thỉnh kinh, sớm hơn Đường Huyền Trang 230 năm. Những sự việc được ông dự đoán cuối cùng đều ứng nghiệm. Nổi tiếng nhất là lời dự ngôn về tượng Phật trên núi Ngự Dung.

Dự ngôn về đại tượng Phật không đầu trên núi Ngự Dung 

Theo ghi chép trong “Minh Tường Ký” và “Tục cao tăng truyền”, năm 435 sau công nguyên; khi cao tăng Lưu Tát Kha vân du qua Thủy Ma quan Tiêu Gia Trang nay là huyện Vĩnh Xương, có dừng chân hướng về đỉnh núi Ngự Dung lễ bái.

Cao tăng Lưu Tát Kha lưu lại dự ngôn: “Tượng Phật không đầu thiên hạ đại loạn” khi đi qua khu vực núi Ngự Dung (ảnh minh họa: dkn.tv)

Những người đi qua nhìn thấy tò mò không hiểu sao ông lại làm vậy, bèn tới thỉnh giáo. Vị cao tăng đã lưu lại dự ngôn: “Sườn núi này sẽ xuất hiện tượng đại Phật rất lớn. Nếu linh tượng Phật Đà còn toàn vẹn đầy đủ; thiên hạ sẽ thái bình, thế gian sẽ an khang, thịnh vượng. Nếu linh tượng Phật Đà không hoàn chỉnh, thiên hạ sẽ đại loạn, bách tính sẽ khổ đau”. Sau đó vị cao tăng tiếp tục đi về phía tây; và viên tịch vào năm sau tại khe núi Thất Lý thành Tây Cửu Tuyền. 

Tượng phật không đầu xuất hiện

80 năm sau, vào năm 520 sau công nguyên; một ngày nọ, sườn núi Ngự Dung đột nhiên rung chuyển, bầu trời sấm chớp ầm ầm, có tiếng động lớn như tiếng nứt của núi đá. Một pho tượng Phật không đầu hiện ra.

Nhìn thấy sự xuất hiện của bức đại Phật, người dân xung quanh khi đó mới nhớ lại lời dự ngôn năm xưa của vị cao tăng; liền triệu tập những thợ khắc đá giỏi nhất tới chạm khắc phần đầu của tượng. Khi công việc chạm khắc hoàn thành, mọi người muốn đặt đầu tượng Phật an vị lên thân tượng nhưng có dùng cách gì thì sau đó đều bị rơi xuống. Sau nhiều lần cố gắng vẫn không đặt được đầu tượng lên phần thân tượng; mọi người đều cho rằng đó là ý trời, nên từ bỏ suy nghĩ muốn an vị đầu tượng lên thân tượng. 

Phần đầu của bức tượng được phát hiện

Thời gian cứ thế trôi qua, 40 năm sau, thiên tai nhân hoạn tại thế gian vẫn liên tiếp không ngừng. Hoàng đế thời Bắc Ngụy bạo ngược, hủ bại, thế gian hỗn loạn; bách tính khốn cùng sống trong cảnh nước sôi lửa bỏng. Sau đó, Hiếu Minh Đế đột nhiên băng hà, lại xảy ra “Hà âm chi biến”; vương tôn quý tộc cùng hơn hai nghìn quan lại bị truy đuổi và tiêu diệt tới tận cùng. Cuối cùng Bắc Ngụy chia cắt thành Đông Ngụy và Tây Ngụy; ngai vàng được nhường ngôi sang triều đại Bắc Tề, Bắc Chu. Điều này cũng đúng với lời tiên tri của cao tăng Lưu Tát Kha. 

Vào năm 557 sau Công Nguyên, tại nơi vị cao tăng này nhập niết bàn. Một đêm xuất hiện ánh sáng thần thánh, chói lọi; mọi người đi đến nơi phát ra ánh sáng và tới cuối cùng tìm thấy trong núi có một đầu tượng Phật bằng đá rất lớn. Việc phát hiện ra phần đầu của bức tượng Phật lan rộng khắp Hà Tây; sau đó được đưa đến núi Ngự Dung cách đó hai trăm dặm. Khi các nhà sư muốn đặt phần đầu của tượng Phật vào phần thân tượng thì dường như đó là một sinh mệnh có sự sống; phần đầu của bức tượng tự động bay lên cổ và yên vị chính xác trên đó. Từ đó thiên hạ thái bình, nhân dân an cư lạc nghiệp, hòa bình.

Dự ngôn về đại tượng Phật không đầu tiếp tục ứng nghiệm

Khi Hoàng đế Vũ Văn Ung của triều đại Bắc Chu biết về sự việc, đã cử các quan đại thần đến để điều tra sự việc. Vào năm 561 sau Công Nguyên đã cho xây dựng chùa thờ cúng tượng phật tại Lương Châu, Can Châu, và Tô Châu; ban sắc phong tên chùa là “Thụy Tượng Tự”.

Mười năm sau, một đêm nọ phần đầu của bức tượng Phật đột nhiên lại rơi xuống đất. Điều này khiến tăng nhân trong chùa vô cùng sợ hãi và lập tức thông báo cho triều đình. Hoàng đế cử quan đại thần tới điều tra, và tiến hành nghi lễ đặt phần đầu tượng lên phần thân tượng. Tuy nhiên, ban ngày đầu tượng vẫn nguyên vẹn trên thân, tới tối lại bị rơi xuống. Sự việc cứ lặp đi lặp lại hơn mười lần, không thể khắc phục.

Vào năm 574 sau Công Nguyên, sau khi Võ Đế của triều đại Bắc Chu hạ chiếu diệt Phật; các ngôi chùa trên khắp đất nước bị thiêu rụi. Thụy Tượng Tự cũng không thoát khỏi thảm họa. Khi triều đại Bắc Chu bị diệt vong, mọi người càng thêm tin vào lời dự ngôn về bức tượng Phật của vị cao tăng.

Phật giáo được phát triển mạnh mẽ dưới sự cai trị của vua Tùy Văn Đế (ảnh minh họa: ntdvn.net).

Vào triều đại nhà Tùy, dưới sự cai trị của Tùy Văn Đế, một người vô cùng tôn sùng Phật pháp. Phật giáo lại phát triển mạnh mẽ, Thụy Tượng Tự được xây dựng lại. Không biết từ lúc nào đại tượng Phật lại trở về trạng thái ban đầu; đất nước bước vào thời kỳ huy hoàng, bách tính sống cuộc sống ổn định, hạnh phúc.

Tình trạng của bức tượng Phật qua các triều đại kế tiếp

Năm 609 SCN, Tùy Dạng Đế khi đi tuần du tới phía Tây của Hà Tây, đã đến thăm Thụy Tượng Tự, đổi tên chùa thành “Cảm Thông Tự”. Ra lệnh mở rộng chùa, ban thưởng nhiều báu vật bằng vàng và bạc; lệnh cho các nơi thờ cúng tượng Phật như Cảm Thông Tự. Từ đó, tên chùa được lan truyền khắp thiên hạ.

Hoàng đế Dương Kiên, vị hoàng đế khai quốc triều Tùy rất sùng kính Phật Pháp; vì vậy Phật Pháp lại lần nữa hưng thịnh vào thời nhà Tùy. Chùa Thụy Tượng đã được xây dựng lại, đầu và thân bức tượng Đại Phật lại được hợp nhất một thể. Sơn hà thống nhất, bách tính hồi phục; triều Tùy tiến vào thời thịnh trị “Khai Hoàng chi trị”, thiên hạ thái bình.

Ngay cả bạo quân nổi tiếng Tùy Dương Đế trong chuyến du hành vào năm Đại Nghiệp thứ 5 (năm 609) cũng đích thân tới chùa Thụy Tượng bái kiến Đại Phật; ngự bút đổi tên chùa Thụy Tượng thành chùa Cảm Thông, ra lệnh cho thiên hạ sao chép mô hình; cũng hạ chỉ xây dựng thêm, từ đó cái tên Cảm Thông Tự vang danh khắp thiên hạ.

Bia đá “Lương Châu Ngự sơn thạch Phật Thụy Tượng nhân duyên ký” ghi chép: Đại Đường năm Trinh Quán thứ 10, có phượng hoàng và đôi hạc ngũ sắc dẫn hàng trăm con chim đến trú nắng ở Tượng Sơn (Tượng Sơn là ngọn núi phía sau chùa Cảm Thông). Đường Trung Tông từng phái đặc sứ đến chùa Cảm Thông để cúng dường Thụy Tượng. Pháp sư Tam Tạng từ Thiên Trúc thỉnh kinh trở về, lúc đi qua Vĩnh Xương cũng đến chùa Cảm Thông bái Phật.

Từ hiện trạng của bức tượng Phật hiện tại liệu lịch sử có lặp lại?

Giữa triều đại nhà Đường về sau, Thổ Phồn chiếm cứ Hà Tây nhưng vẫn tôn sùng chùa Cảm Thông, đem đổi tên là chùa Thánh Dung; vẫn tiếp tục giữ gìn hương hỏa phồn thịnh, kéo dài cho đến Tống Nguyên Tây Hạ.

Từ hiện trạng hiện tại liệu lịch sử có lặp lại? ( ảnh minh họa: Soha)

Trong suốt thời kỳ nhà Minh, Thanh, thuận theo con đường tơ lụa dần dần bị bỏ hoang; chùa Thánh Dung cũng dần dần phai nhạt trong tầm mắt của mọi người. Đến thời cận đại, năm 1953 chùa Thánh Dung bị dỡ bỏ.

Ngày nay, trong đại điện chùa Thánh Dung ở Trung Quốc mới được xây dựng hiện nay, chỉ có bức tượng Phật không có đầu. Nghe nói đầu Phật được lưu giấu trong viện bảo tàng địa phương. Người dân Trung Quốc băn khoăn không biết có phải giống như thời kì Bắc Chu hay không; rằng có thân Phật, có đầu Phật, nhưng chính là không thể lắp đặt lại với nhau.

Dự ngôn về đại tượng Phật của cao tăng, đã ứng nghiệm nhiều lần trong quá khứ. Phải chăng là cần phải chờ đến thời điểm thế đạo quang lâm trở lại, thì đầu Phật mới chịu tự mình trở về với thân Phật?

Theo Visiontimes